Xét phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú: Vẫn nặng cơ chế XIN - CHO!

Thứ năm, 09/07/2015 11:03 AM - 0 Trả lời

Cứ 2 năm một lần, Bộ VHTT-DL lại xét duyệt danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú (NSƯT), Nghệ sỹ Nhân dân (NSND) cho các nghệ sỹ hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm nay, có 158 nghệ sỹ đề nghị phong tặng các danh hiệu, và nhiều chuyện hài hước, bức xúc vẫn diễn ra như mọi lần..

(NB-CL) Cứ 2 năm một lần, Bộ VHTT-DL lại xét duyệt danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú (NSƯT), Nghệ sỹ Nhân dân (NSND) cho các nghệ sỹ hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm nay, có 158 nghệ sỹ đề nghị phong tặng các danh hiệu, và nhiều chuyện hài hước, bức xúc vẫn diễn ra như mọi lần. Không ít nghệ sỹ có tài, cống hiến lâu dài cho nghề nhưng vì một lý do nào đó không tham gia hội diễn nên phải chịu thiệt thòi, “trắng tay” với các danh hiệu. Bên cạnh đó, việc một số ngành bị “bỏ quên” khi xét tuyển và cơ chế “xin - cho” làm cho không ít nghệ sĩ bị tổn thương mỗi kỳ xét tuyển danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú. Tủi phận đi tìm danh hiệu! Cách đây chừng 10 năm, vợ chồng Dũng đều làm đơn xin danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân (NSND). Cả 2 đều đủ tiêu chuẩn, nhưng hồ sơ đến vòng cuối cùng thì hỏng vì những lý do riêng”- nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, bạn thân của cố nghệ sỹ Anh Dũng chia sẻ. Sau khi nghệ sĩ Anh Dũng mất, các đồng nghiệp gấp rút hoàn thiện hồ sơ xin truy tặng danh hiệu NSND cho Anh Dũng. Trước đó, dư luận từng xót xa cho “ông trưởng thôn” Văn Hiệp qua đời mới được truy tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú (NSƯT). Hay như trường hợp NSƯT Tố Uyên với vai diễn để đời trong phim “Con chim vành khuyên” từng phải lận đận làm hồ sơ xin xét duyệt tới 3 lần và qua 10 năm chờ đợi mới chạm tay được tới danh hiệu cao quý này. Tương tự là NSƯT Tuệ Minh đang nằm liệt giường, nhưng vẫn thấp thỏm chờ kết quả đợt xét tặng danh hiệu NSND vào tháng 9 tới liệu mình có còn bị “trượt” hay không, vì nhiều lần xét tặng trước bà đều không đủ phiếu dù có rất nhiều thành tích và đóng góp. [caption id="attachment_24733" align="aligncenter" width="383"]Chí Trung Minh Hằng Nghệ sĩ Chí Trung, Nghệ sĩ Minh Hằng "trượt" danh hiệu NSND, NSƯT trong năm nay![/caption] Sau nhiều ý kiến về việc xét tặng danh hiệu cho nghệ sĩ, mới đây nhất Nghị định 89/2014/ NĐ-CP về việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cũng vẫn có những tiêu chí: tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu NSƯT yêu cầu nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên (riêng loại hình xiếc, múa từ 10 năm trở lên); phải có ít nhất 2 giải vàng quốc gia hoặc 1 giải vàng quốc gia và 2 giải bạc quốc gia. Còn với danh hiệu NSND thì yêu cầu nghệ sĩ phải được công nhận danh hiệu NSƯT; có ít nhất 2 giải vàng quốc gia sau khi đã được tặng danh hiệu này. Đây thực sự là một tiêu chuẩn “làm khó” những người hoạt động nghệ thuật. Nghệ sĩ Đào Quang - Trưởng Đoàn kịch Nam Định thẳng thắn cho hay, những tấm Huy chương Vàng không phải là thước đo chuẩn mực để đánh giá người nghệ sĩ. “Có những người may mắn có được vai diễn hay ở hội diễn thì dễ dàng đoạt Huy chương Vàng. Ngược lại, có những người có thực tài, cống hiến lâu dài cho nghề nhưng vì một lý do nào đó không tham gia hội diễn thì phải chịu thiệt thòi, “trắng tay”. Năm nay cũng vậy, trong danh sách 158 nghệ sỹ được đề nghị phong tặng, không có tên hai nghệ sỹ Chí Trung và Hoài Linh, dù họ đã làm hồ sơ và được các cấp chuyển lên Hội đồng xét duyệt. Bên cạnh đó, nhiều gương mặt nghệ sỹ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như Minh Hằng, Trịnh Kim Chi, Quốc Thái, Thanh Thúy… cũng bị trượt danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu, bởi họ không đủ tiêu chí theo quy định, đó là Huy chương Vàng (hoặc Bạc quy đổi thành Vàng) ở các mùa Hội diễn. Rõ ràng, xét về tiêu chí Huy chương, có thể những Hoài Linh, Chí Trung, Minh Hằng… không đủ, nhưng họ thực sự là những tài năng được công chúng mến mộ hàng chục năm qua. Với họ, công việc biểu diễn hàng ngày, phục vụ bà con ở khắp mọi miền Tổ quốc quan trọng hơn nhiều việc tham gia Hội diễn để lấy một cái giải thưởng. Đấy là chưa kể, nếu như Nhà hát của họ tham gia các cuộc thi, liên hoan thì việc ưu ái thế hệ nghệ sỹ trẻ là điều mà các nghệ sỹ lớn thường làm. Họ không thể vì tấm Huy chương mà “bon chen” tranh vai diễn với lớp trẻ, họ muốn cho các “nghệ sỹ mới” có cơ hội cọ xát nghề nghiệp dưới sự thẩm định của các nhà chuyên môn. Bên cạnh đó, kể cả nếu có muốn tham gia Hội diễn, thì cũng phải xem vai diễn có phù hợp không để mà nhận vai, chứ không phải cứ muốn là được. Vì thế, nhiều nghệ sỹ lớn tuổi, cống hiến nhiều, không có Huy chương trong các Hội diễn, nhưng lại được các giải thưởng chuyên môn, được Bằng khen của Nhà nước… và đặc biệt là được đông đảo công chúng mến mộ tài năng, nhân cách suốt hàng chục năm, thì họ hoàn toàn xứng đáng để xét phong tặng danh hiệu. Ngoài Chí Trung, Minh Hằng, Hoài Linh “trượt” năm nay, mùa trước còn có những trường hợp đáng tiếc khác, mà NSƯT Xuân Hinh là một ví dụ. Nếu nói về tài năng và sự cống hiến thì Xuân Hinh rất xứng đáng được phong tặng danh hiệu NSND. Nhưng cả hai lần đề cử (2011, 2013) anh đều “trượt vỏ chuối”, cũng vì thiếu Huy chương. Nên đi tìm cái mới Ngày nay, gần như không có nước nào trên thế giới làm theo mô hình xưa cũ này. Bởi hoạt động nghệ thuật là sự bền bỉ phấn đấu sáng tạo cả đời của nghệ sĩ chứ không phải các danh xưng được đóng khung cố định, giống như một điểm dừng chân nghỉ ngơi thỏa mãn... Đó là chưa nói đến quy trình xét phong danh hiệu còn nặng tính bao cấp, "xin - cho". Chính cơ chế “xin - cho” này là nguyên nhân làm các nghệ sĩ cảm thấy bị tổn thương. NSƯT Bảo Quốc và nhiều nghệ sĩ đã tỏ thái độ không đồng tình với cơ chế “xin - cho” này. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng từng từ chối khi viết đơn xin danh hiệu “Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Tác giả của bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” từng thẳng thắn: “Cá nhân tôi sẽ không bao giờ làm đơn để xin giải thưởng. Những tác phẩm nghệ thuật đã có công chúng và thời gian làm công tác thẩm định”. Các hội đồng cấp cơ sở thường đưa ra đánh giá nặng tính chủ quan hoặc căn cứ vào các tiêu chí máy móc, nhiều khi bất cập (như bắt buộc phải có đủ bao nhiêu huy chương vàng, bạc trong các đợt hội diễn). Hội đồng xét tặng danh hiệu ở những cấp cao hơn thì nhiều khi không hội đủ thông tin, hoặc thiếu sự hiểu biết tường tận về từng con người, đặc thù nghệ thuật của từng loại hình khác nhau nên khó có thể đưa ra đánh giá chuẩn mực về những cống hiến của nghệ sĩ. [caption id="attachment_24732" align="aligncenter" width="300"]Nghệ sĩ Hoài Linh "trượt" danh hiệu NSND, NSƯT trong năm nay! Nghệ sĩ Hoài Linh "trượt" danh hiệu NSND, NSƯT trong năm nay![/caption] Thực tế đã có nhiều “oan án” khi những nghệ sĩ tài năng thật sự xứng đáng, hoặc ở các sân khấu xã hội hóa không có tiền tham gia những cuộc chơi phù phiếm kiếm tấm huy chương đã phải chịu cảnh hẩm hiu không danh hiệu, tưởng chừng như một sự vinh danh trong mắt đồng nghiệp và công chúng. Nhưng giá trị cao quý nhất và là thước đo trung thực nhất đối với lao động sáng tạo của nghệ sĩ là sự thăng hoa nghệ thuật trong lòng công chúng thông qua các tác phẩm, vai diễn của họ. Những danh xưng lỗi thời không khuyến khích cho bản chất sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật đang cần nhận thức lại, nếu chúng ta dám thay đổi, nhìn về phía trước. Việc bình xét danh hiệu là rất nên làm, đặc biệt đối với những nghệ sỹ làm nghệ thuật chân chính. Tuy nhiên, tiêu chí để xét duyệt nên được thay đổi một cách mạnh mẽ. Cần một cuộc “cách mạng” trong việc cải tổ hình thức, nội dung việc xét duyệt: Từ thay đổi tiêu chí xét duyện đến mở rộng thành phần hội đồng, nên có các nhà chuyên môn ở nhiều thế hệ, các nhà báo, những nhà phê bình,…đặc biệt là đại diện công chúng cũng được tham gia bình xét, như vậy mới đảm bảo tính khách quan, công bằng cho nghệ sỹ. Một nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân thì ngoài được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao, phải thực sự có những sản phẩm nghệ thuật tốt phục vụ quần chúng nhân dân, được công chúng mến mộ và trân trọng. Có như thế, các nghệ sỹ mới thấy danh hiệu cao quý và họ luôn nỗ lực phấn đấu để phục vụ đời sống nhân dân.❏ An Huy NHÀ VIẾT KỊCH LÊ CHÍ TRUNGNHÀ VIẾT KỊCH LÊ CHÍ TRUNG: Thay cách làm cũ, thay cho quy trình khuôn sáo quan liêu bao cấp, áp đặt, hành chính hóa giá trị lao động sáng tạo của nghệ sĩ... liệu có nên chuyển việc xét phong tặng NSND, NSƯT sang những giải thưởng về văn hóa nghệ thuật cấp cơ sở và quốc gia? Nghĩa là trong khoảng thời gian cụ thể sẽ bình chọn, vinh danh sự lao động sáng tạo không ngừng nghỉ của nghệ sĩ và sự vinh danh ấy không bị đóng khung xơ cứng về tuổi đời, tuổi nghề cũng như số lần được xã hội tôn vinh, ghi nhận. Ngoài tiêu chí về nhân cách nghệ sĩ, anh có thể căn cứ vào những sáng tạo, cống hiến của nghệ sĩ trong các hoạt động nghệ thuật cộng đồng rộng mở, chứ không chỉ chăm chăm nhìn vào số lượng huy chương tại các liên hoan, hội diễn.. Sẽ không thể khuyến khích, mở ra chân trời sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật nếu cứ chìm đắm mãi vào những danh xưng, danh hiệu. Nghệ sĩ sống bằng danh để đời và hãy trả lại cho họ hai chữ thực danh trong lòng công chúng. Đừng vì một thói quen cũ, cách làm cũ, không dám bước trên con đường đổi mới. BÀ NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁTBÀ NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT, PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC HỘI ĐIỆN ẢNH VN: Việc phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND ở nước mình đến giờ theo thông lệ cũ, trước đây làm thế nào thì bây giờ làm như thế. Tôi nghĩ về quan điểm và hiệu quả thì rất tốt, bởi thật ra đây là cách Nhà nước quan tâm, ghi nhận sự cống hiến của nghệ sĩ. Nhưng phương pháp thì đúng là phải cải tiến sao cho khoa học mà không máy móc, hợp lý mà không bị cảm tính để vinh danh đúng người. Bên cạnh quy chế cũng cần phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nghệ sĩ cũng như dư luận xã hội, cũng đừng quá câu nệ vào hồ sơ, giấy tờ. Nếu căn cứ vào hồ sơ hoàn toàn sẽ có người hưởng lợi, có người bị oan. Chúng ta nên vì nghệ sĩ, không nên cứng nhắc ỷ vào hồ sơ (nếu như hồ sơ còn thiếu sót chút gì đó), để họ thiệt thòi khi dư luận xã hội lại công nhận và ủng hộ. NSND PHẠM THỊ THÀNHNSND PHẠM THỊ THÀNH: Nhiều năm gắn bó với sân khấu, tôi cũng thấy vẫn phải tiếp tục vinh danh các nghệ sĩ. Nhưng sự vinh danh này đừng quá cứng nhắc một cộng một bằng hai khi gần như lấy tiêu chí huy chương là quyết định - nhất là khi các kỳ, cuộc hội diễn giờ đây không còn sức hút mạnh mẽ đối với các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa. Mà quan trọng vẫn phải từ tài năng diễn xuất của nghệ sĩ trong từng vở diễn của hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng... và được công chúng thật sự mến mộ, ghi nhận.                                                                             . ĐẠO DIỄN ÁI NHƯĐẠO DIỄN ÁI NHƯ: Mỗi lần có đợt xét chọn NSND, NSƯT, Hội Sân khấu TP.HCM đều đề nghị tôi làm đơn xin được xét chọn, nhưng lần nào tôi cũng xin được đứng ngoài. Tôi nghĩ nếu như những việc làm, cống hiến của mình đối với sân khấu mọi người thấy thì công nhận, không thì thôi, bảo tôi xin thì kỳ quá, tôi không làm được. Cũng không ít người hỏi tôi có tâm tư không khi vẫn chưa được phong danh hiệu này nọ. Thật sự tôi cảm thấy bình thường, không bức xúc, không câu nệ gì cả. Có danh hiệu tôi cũng lo nhiêu đó việc, không có cũng vậy. Điều tôi quan tâm là làm sao kéo được thật nhiều khán giả đến với sân khấu, được như vậy tôi mừng lắm!

Xét danh hiệu nghệ sĩ: Không chỉ dựa vào huy chương

Ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) cho rằng: Trong bất kỳ một cuộc thi nào, từ lớn đến nhỏ, từ thi “Bé khỏe, bé đẹp” đến thi hoa hậu... khi kết thúc đều có người thỏa mãn, có người chưa thỏa mãn. Đó là câu chuyện, theo tôi, là bình thường, miễn là ban tổ chức cuộc thi, hội đồng làm việc theo đúng quy chế. [caption id="attachment_24725" align="aligncenter" width="309"]Ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) Ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch)[/caption] Bộ VH-TT&DL là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn. Các cuộc thi do Bộ VH-TT&DL (mà bộ là nhân danh Nhà nước) tổ chức, có nghĩa là khi Nhà nước tổ chức thì các nghệ sĩ phải tham gia để chúng tôi đánh giá tài năng của họ chứ. Nhưng Bộ VH-TT&DL không độc đoán trong chuyện đó. Bởi các hội thi do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Tiếng nói VN, Đài truyền hình VN... tổ chức đều được tính để xét phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Các cuộc thi do các hội chuyên ngành cấp trung ương tổ chức thì được quy đổi. Trong cơ cấu hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, những người hiểu biết sâu về từng lĩnh vực chuyên ngành chiếm tỉ lệ khá lớn. Có những nghệ sĩ thông qua các trang cá nhân hoặc thông qua báo chí nói rằng những người trong chính quyền, dạng như chúng tôi, ngồi trong hội đồng nhiều quá. Nhưng theo quy định, trong nghị định 89/2014/NĐ-CP, tỉ lệ những người như chúng tôi rất vừa phải, đủ để đảm bảo quản lý nhà nước. Còn chủ yếu là các bạn nghề đánh giá nhau, người thì đại diện cho hội chuyên ngành, người là NSND, người được Giải thưởng Hồ Chí Minh... Tôi nghĩ như vậy là phù hợp để đánh giá tài năng các nghệ sĩ. Với hai trường hợp cụ thể đang được dư luận quan tâm là NSƯT Chí Trung và NSƯT Minh Hằng, khi đưa ra hội đồng cả hai đều không đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách trình lên hội đồng xét tặng cấp nhà nước. Trường hợp anh Chí Trung sau khi đạt danh hiệu NSƯT xong, anh ấy không đoạt được bất cứ huy chương vàng nào của các hội diễn quốc gia. Mà theo quy định sau khi nghệ sĩ được phong NSƯT xong, nếu được hai huy chương vàng trong các cuộc thi như quy định thì sẽ đủ điều kiện trình xét NSND. Trước đây, thời gian tối thiểu phải cách nhau 5 năm. Như vậy là chúng tôi đã tạo điều kiện cho các nghệ sĩ được khẳng định tài năng của mình không kể thời gian. Đây là lần đầu tiên chúng tôi triển khai nghị định 89/2014/NĐ- CP của Chính phủ. Một văn bản khi ban hành ít nhất phải thực hiện vài lần sau đó mới xem xét, nếu có điều gì không phù hợp sẽ chỉnh sửa. Tất nhiên là cơ quan nhà nước không quá cứng nhắc chuyện điều chỉnh văn bản. Nhưng đây là lần đầu tiên làm nên phải tiếp tục lắng nghe, chứ chưa thể vì những ý kiến dư luận mà sửa ngay được. Hơn nữa, trong 4 tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, “có huy chương” chỉ là một tiêu chuẩn để xem xét, tính toán thôi chứ không phải là tiêu chuẩn có tính chất quyết định. Nếu tiêu chuẩn huy chương có tính chất quyết định thì chúng tôi chỉ cài cho máy tính duyệt, cần gì phải thành lập hội đồng nữa? Nếu các nghệ sĩ không có huy chương, thế thì mọi người phải tự biết mình có xứng đáng hay không vì các hội thi quốc gia được tổ chức thường xuyên, đấy là nơi để so tài. Khi đất nước đã hòa bình, thống nhất rồi, điều kiện đào tạo có rồi thì các nghệ sĩ phải được đào tạo nghiêm túc và phải được thể hiện tài năng đó bằng các cuộc thi nghiêm túc của Nhà nước để chứng minh được tài năng của mình. Sau khi kết thúc đợt xét phong tặng năm 2015, chúng tôi sẽ tổng kết xem điều gì đã làm được, điều gì còn bất cập để rút kinh nghiệm. Đến một mức độ nào đấy mới báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉnh sửa nghị định 89. VŨ VIẾT TUÂN (Báo Tuổi trẻ)

TIÊU CHÍ & CẢM TÍNH

Dư luận đang nóng lên bởi câu chuyện NSƯT Chí Trung và NSƯT Minh Hằng “trượt” danh hiệu NSND ngay từ Hội đồng cấp Bộ trong đợt xét tặng NSND, NSƯT lần thứ 8 năm 2015. Bởi theo quy chế xét tặng, 2 nghệ sĩ này chưa đủ số lượng huy chương tham gia hội diễn sân khấu. Với một nghệ sĩ thì việc được công chúng đón nhận là điều đáng tự hào trong cuộc đời làm nghề. Nhưng nếu được Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp cũng có một ý nghĩa quan trọng không kém. Nhất là trong thời gian qua, rất nhiều nghệ sĩ từng trải lòng, nếu không say mê, sống chết với nghề thì họ không thể đủ sức đứng trên sân khấu với tiền lương, phụ cấp diễn quá ít ỏi, không đủ nuôi thân. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, danh hiệu NSƯT và NSND nhiều năm gần đây được cấp rất... phổ thông. Người đáng được cấp thì khi chết mới được xét truy tặng (trường hợp của NSƯT Văn Hiệp). Hay trong đợt xét tặng này, NSƯT Anh Dũng (nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, qua đời vào tháng 4-2015) mới được đề nghị truy tặng danh hiệu NSND. Trong khi đó, nhiều người mang danh nghệ sĩ nhưng ít khán giả biết đến, nhưng họ lại được xét tặng danh hiệu một cách dễ dàng. Bàn tới chuyện xét duyệt danh hiệu nghệ sĩ cứ đến kỳ lại được cả người trong và ngoài giới quan tâm. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình xét tặng danh hiệu cho một nghệ sĩ, tiêu chuẩn cứng đã đạt, nhưng Hội đồng xét duyệt không thích thì không bỏ phiếu cho nghệ sĩ đó. Vậy nên mới có nhiều trường hợp bị loại thiếu tính khách quan, và lý do bị loại không rõ ràng. Hoặc là xét duyệt theo cơ chế xin – cho, theo kiểu ban ơn. Vẫn biết, việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT có tiêu chí, qui định rõ ràng. Nhưng đó là phần “cứng”. Giới chuyên môn cho rằng, tiêu chí được công chúng mến mộ phải được ưu tiên hàng đầu, công chúng bình chọn cho nghệ sĩ trên các phương tiện thông tin đại chúng và công khai. Hội đồng xét duyệt các cấp chỉ là một phần chứ không phải quyết định tất cả “số phận” của các nghệ sĩ. Công chúng là người đánh giá chất lượng hoạt động nghệ thuật, cũng như đóng góp của các nghệ sĩ. Và chỉ duy nhất danh hiệu trong lòng khán giả mới có giá trị bền lâu nhất. Tuy nhiên, công chúng cũng mong các đơn vị liên quan, các hội đồng xét duyệt cần có sự đánh giá, có cái nhìn khách quan trong việc cấp xét duyệt phong tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ, sao cho thật xứng đáng; dành tặng danh hiệu sao cho thật chính xác. Chỉ có như vậy mới tránh được những thiệt thòi, thiếu công bằng với văn nghệ sĩ. LÊ NHI (Báo Đại Đoàn kết)

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn