(CLO) Nghị quyết số 42 đã sắp hết hiệu lực, thời hạn thực hiện chỉ còn 6 tháng (đến 15/8/2022). Theo các chuyên gia, nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu bùng phát sau hậu quả của đại dịch COVID-19.
“Câu chuyện xử lý nợ của các ngân hàng trong bối cảnh đại dịch thực sự là rất khó”
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho VAMC thì con số này là 3,9%. Tỷ lệ nợ xấu gộp tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực.
Tại Hội thảo "Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” do Báo Lao Động tổ chức sáng 19/2, ông Nguyễn Ngọc Hiển – Tổng Biên tập Báo Lao Động cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh suốt 3 năm qua dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Trong 5 năm qua, ngành Ngân hàng đã xử lý nợ xấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đến ngày 15/8/2022 tới đây, Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực thi hành.
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV
Ông nhận định: "Nếu các khó khăn, vướng mắc trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu chưa được tháo gỡ thì sẽ khó khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế".
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Minh Đạt - Phó Tổng Giám đốc MB khẳng định, Nghị quyết 42 là chính sách rất đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ. Từ khi Nghị quyết 42 được thực hiện thì các tổ chức tín dụng được đa dạng trong việc xử lý nợ xấu. Qua đó, khách hàng cũng hợp tác hơn trong trả nợ, hạn chế những chủ tài sản chây ì.
Ông Trần Minh Đạt - Phó Tổng Giám đốc MB
Các khó khăn của ngành ngân hàng trong xử lý nợ xâu tồn tại trong nhiều năm cũng đã được hướng dẫn giải quyết. Thu được nợ thì cũng là kênh dẫn vốn mới, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 42 được gần 2 năm thì COVID-19 lại xuất hiện, ông Trần Minh Đạt nhận định “đó là cái không may cho ngành ngân hàng. COVID-19 khiến bản chất của nợ xấu có sự thay đổi”.
Ông Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập Báo Lao Động (tay phải) và ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng chủ trì Hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng”.
Câu chuyện xử lý nợ của các ngân hàng trong bối cảnh đại dịch thực sự là rất khó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu.
Để xử lý nợ xấu trong đại dịch, theo ông Đạt, MB bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tập trung cho vay trong những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. “Chúng tôi cũng tập trung cho vay trong những lịch vực ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ, cơ cấu nợ cho những khách hàng đủ điều kiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước
Chúng tôi rất thận trọng trong cơ cấu nợ, xuất phát từ đánh giá kỹ lưỡng thực trạng của khách hàng. Chúng tôi cũng duy trì hiệu quả công tác thu hồi nợ xấu và duy trì tỉ lệ nợ xấu ở mức rất thấp”, ông Đạt nói.
Để nâng cao chất lượng tín dụng, Phó tổng giám đốc MB cho rằng, đó không phải chỉ là câu chuyện thu hồi nợ mà nó còn là quá trình xuyên suốt từ lựa chọn ngành nghề/lĩnh vực cho vay, lựa chọn doanh nghiệp tốt, quá trình giám sát/kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích. Khi mình đã lựa chọn tốt ngay từ đầu, nợ xấu sẽ ít phát sinh. Ngay cả khi chẳng may có rủi ro trong kinh doanh, nhưng khách hàng tốt, dùng vốn đúng mục đích thì cũng không bao giờ bị mất vốn hết.
Quang cảnh hội thảo.
Dự báo về tình hình nợ xấu trong năm 2022, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới cùng với môi trường pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu trong năm 2022 không hoàn toàn thuận lợi cho vấn đề giải quyết nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn trong năm 2022, hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng. Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022, khi mà tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 – 2020.
“Do có độ trễ, nợ xấu nội bảng được dự báo có thể lên mức 2,3-2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022, và có thể còn ở mức cao hơn khi từ năm 2024, qui định giữ nguyên nhóm nợ hết hiệu lực (theo Thông tư 14), nếu tình hình phục hồi kinh tế thiếu khả quan”, TS Cấn Văn Lực nói.
Trước những áp lực trong vấn đề xử lý nợ xấu, vị chuyên gia này cho rằng, Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc Hội sớm tổng kết Nghị quyết 42, tiến tới luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan; hoặc ít nhất là gia hạn, có điều chỉnh phù hợp Nghị quyết 42 theo hướng tiếp thu các mặt được, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi.
Ông Phan Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát biểu tại hội thảo.
Cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn
Tại buổi hội thảo, ông Phan Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Điều này sẽ giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết. Bởi các quy định trong Nghị quyết 42 được điều chỉnh hoặc liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác, như: Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế,… Trong đó, một số văn bản pháp luật được ban hành sau thời điểm NQ42 có hiệu lực.
Bên cạnh đó, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu: Trong trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua việc luật hóa Nghị quyết 42 thì sau khi Luật Xử lý nợ xấu được ban hành và triển khai áp dụng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan sẽ có cơ sở để tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và đề xuất ban hành đồng bộ các Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh xoay quanh việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
“Việc đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp, bài bản cho Việt Nam, góp phần nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, ông Hải nêu.
Đồng quan điểm, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC cho rằng, Nghị quyết số 42 đã sắp hết hiệu lực, thời hạn thực hiện chỉ còn 6 tháng (đến 15.8.2022). Nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu bùng phát sau hậu quả của đại dịch COVID-19.
“Vì vậy, cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn và hợp lý nhất là nâng lên thành luật, để bảo đảm việc xử lý kịp thời, có hiệu quả nợ xấu nợ xấu của ngành Ngân hàng nói riêng của và của cả nền kinh tế nói chung. Trường hợp không kịp ban hành hoặc không ban hành Luật, thì cần tiếp tục duy trì hiệu lực của Nghị quyết này”, Luật sư Đức cho hay.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 17/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Bộ và từ Thanh Hoá tới Huế trời rét, có mưa vài nơi với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ.
(CLO) Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự.
(CLO) Nhân dịp sinh nhật 55 tuổi, diva Hồng Nhung đã chia sẻ thông tin về việc cô lập di chúc từ cuối năm 2024, ước nguyện “khi nhắm mắt mãi mãi, xin thả nhúm tro trên sông Hồng".
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Các phương tiện đang dừng chờ đèn đỏ, ô tô từ phía sau bất ngờ lao tới húc văng nhiều xe máy rồi tiếp tục tông vào các xe đang băng qua ngã tư. Vụ tai nạn khiến nhiều người phải nhập viện.
(CLO) Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025, trả lời câu hỏi của em học sinh về: "AI có 'chiếm chỗ' của người học báo chí, truyền thông?" PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có những chia sẻ về vấn đề này.
(CLO) Một tàu vũ trụ SpaceX đã đưa 4 phi hành gia mới lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào rạng sáng 16/3, mở đường cho hai phi hành gia NASA bị mắc kẹt suốt 9 tháng có thể trở về Trái đất.
(CLO) Sẵn sàng dấn thân vào những điểm nóng, đối diện với nguy hiểm, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng không chỉ là một cây bút điều tra sắc bén mà còn là một chiến binh thực thụ trên mặt trận bảo vệ môi trường. Với hàng loạt phóng sự chấn động về phá rừng, ô nhiễm và buôn bán động vật hoang dã, anh đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức cộng đồng, thúc đẩy hành động bảo vệ thiên nhiên.
(CLO) Hỏa hoạn bùng lên ở khách sạn Cherish Hotel trên đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP HCM vào chiều 16/3, Cảnh sát kịp thời giải cứu 6 người.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(CLO) Baidu vừa công bố hai mô hình AI mới, Ernie 4.5 và Ernie X1, nhằm cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mạnh như DeepSeek và OpenAI trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo ngày càng khốc liệt.
(CLO) Ngày 16/3, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đang phối với cơ quan chức năng làm rõ trường hợp hai cô gái nhún nhảy trên đường ray khi đoàn tàu hỏa đang lao tới.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
Thông tin từ MB Ageas Life cho biết, hiện đang làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình điều tra.
(CLO) Trong năm 2024, Địa ốc Hoàng Quân mới đạt lợi nhuận sau thuế 32,6 tỷ đồng, hoàn thành 32,6% kế hoạch đặt ra. Như vậy công ty đã 9 năm liên tiếp không hoàn thành mục tiêu.
(CLO) Chiều 14/3/2025, Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em rọt (CER Group) bất ngờ tổ chức buổi “Gặp gỡ thân tình Team CER Group và Truyền thông” tại Press Club (Hà Nội) để giải đáp thắc mắc về sản phẩm “Kẹo rau củ Kera”, dù trước đó Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận đơn xin phép họp báo.
MoMo chính thức ký kết hợp tác với Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện đại (MBV) để mở rộng triển khai sản phẩm Ví Trả Sau. Theo thỏa thuận, kể từ nay, người dùng MoMo có thể nhận ngay hạn mức tín dụng lên đến 20 triệu đồng từ MBV chỉ qua 3 bước kích hoạt đơn giản.
(CLO) Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2 TP HCM cho biết tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố tính đến hết tháng 2/2025 đạt 94 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, mang đến trải nghiệm thông báo biến động số dư bằng giọng nói trực tiếp trên ứng dụng di động cho khách hàng. Điểm đặc biệt của OTT Voice là khả năng tùy chỉnh thời gian nhận thông báo linh hoạt, giúp khách hàng kiểm soát tốt hơn việc cập nhật thông tin giao dịch.
(CLO) Hôm nay (12/3), thị trường chứng khoán diễn biến ở trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”, cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế nhưng chỉ số VN-Index vẫn tăng gần 2 điểm. Thanh khoản của thị trường duy trì ở mức cao với gần 22.000 tỷ đồng được sang tay.