(CLO) Ngày mai (5/11), cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 sẽ chính thức diễn ra với cuộc đối đầu gay cấn giữa hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Đây là sự kiện được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì ý nghĩa, vai trò của nó đối với trật tự chính trị thế giới.
Phụ thuộc vào việc ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, Kamala Harris hay của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, giành chiến thắng mà chính sách đối ngoại của Mỹ với Nga và Trung Quốc sẽ khác, từ đó sẽ có những tác động nhất định đến thế chân vạc giữa ba cường quốc, vốn được xem là yếu tố quyết định định hình trật tự chính trị thế giới.
Nếu bà Harris thắng cử, cách tiếp cận của Mỹ trong quan hệ với Nga và vấn đề Ukraine sẽ có sự kế thừa chính sách của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi tiếp tục thể hiện sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho quân đội Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, bà Harris có thể sẽ cứng rắn hơn trong giải quyết cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine. Vào tháng 6, Kamala Harris đại diện cho Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine, nơi bà có cuộc gặp bên lề với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy. Bà Harris cam kết ủng hộ mạnh mẽ sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương để hỗ trợ Kiev.
Tại Hội nghị An ninh Munich, bà Harris cũng tái khẳng định cam kết của Chính quyền Biden sẽ hỗ trợ Ukraine “trong thời gian cần thiết”. Bà chỉ trích mạng mẽ các cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine.
Nhưng với ông Trump, cách tiếp cận của Mỹ đối với Nga và trong vấn đề Ukraine có thể sẽ khác; bởi lẽ, ở góc độ quan điểm cá nhân, ông Trump không coi Nga là đối thủ và vấn đề Ukraine “là con bài thương lượng trong một trò chơi địa chính trị lớn”. Trong quá trình vận động tranh cử của mình, ông Trump nhiều lần phản đối các gói hỗ trợ hàng chục tỷ đô la của Mỹ dành cho Ukraine; đồng thời, khẳng định sẵn sàng thỏa hiệp với Nga nhằm nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột.
Cho dù chiến thắng của ông Trump, nếu xảy ra, chưa thể nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Nga và giải quyết dứt điểm cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, song điều này có thể mở ra cánh của đàm phán giữa hai cường quốc với chủ trương thực dụng “nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
Việc Nga - Trung Quốc ngày càng tăng cường hợp tác là điều mà Mỹ không hề mong muốn. Do đó, không loại trừ khả năng chủ trương của ông Trump sẽ gây ra những cản trở nhất định trong quan hệ Nga - Trung, tạo ra thế chân vạc “vừa hợp tác, vừa đề phòng” giữa ba cường quốc.
Tác động chính sách ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Giới phân tích cho rằng, chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một điểm chung hiếm hoi trong quan điểm, chủ trương của hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa. Nên dễ hiểu khi hai ứng cử viên tổng thống của hai đảng này không đề cập nhiều đến vấn đề này trong chương trình vận động tranh cử nhằm công kích đối thủ. Thời gian tới, Mỹ sẽ đẩy mạnh hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu ở khu vực này.
Trong nhiệm kỳ của mình 2016 - 2020, cựu Tổng thống Donald Trump thể hiện là một người ủng hộ chính sách tăng cường kiềm chế Trung Quốc. Luận điệu chống Trung Quốc của ông Trump được kết hợp với các biện pháp hạn chế rất cụ thể nhằm chống lại Bắc Kinh. Một số cơ chế pháp lý đã xuất hiện nhằm đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc và được quy định dưới cả hình thức luật liên bang và sắc lệnh của tổng thống.
Nói cách khác, các biện pháp ngăn chặn Bắc Kinh đến từ cả cơ quan hành pháp và Quốc hội. Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, chính sách chống Trung Quốc của Mỹ có phần ôn hòa hơn nhưng về cơ bản tình trạng cạnh tranh giữa hai nước tiếp tục được duy trì. Tình trạng này nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng nếu kết quả cuộc bầu cử là chiến thắng của bà Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ.
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ hướng tới sự cạnh tranh lành mạnh, điều mà Chính quyền Tổng thống Biden cũng nhiều lần tuyên bố. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, một chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump, có thể dẫn đến sự xấu đi nhanh chóng của quan hệ Mỹ - Trung.
ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trò là một trong những “mắt xích” không thể thiếu của Mỹ trong chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho dù là chính quyền của hai ứng viên Donald Trump hay Kamala Harris.
Mặc dù cả hai ứng viên không đề cập nhiều đến ASEAN trong chiến dịch vận động tranh cử, song xét về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho thấy quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ gần đây.
Về kinh tế, Mỹ hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với tổng giá trị thương mại giữa hai bên đạt tới 500 tỷ USD vào năm 2023. Kể từ năm 2002, Mỹ đã cung cấp hơn 14,7 tỷ USD viện trợ kinh tế, y tế và an ninh cho các đối tác trong khu vực, khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của ASEAN. Mối quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Mỹ và các nước khu vực cũng được tăng cường trong thời gian qua.
Theo giới phân tích chính trị, nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, cùng vị trí địa chính trị quan trọng, ASEAN ngày càng có sức hút đối với các nước lớn, trong đó đặc biệt là Mỹ. Ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, Mỹ không thể bỏ qua vai trò của ASEAN để quay trở lại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, kịch bản ông Trump thắng cử có thể khiến các nước ASEAN “đau đầu”. Bởi nếu đắc cử, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể đi kèm với mức tăng thuế quan lớn và khả năng tiềm tàng về một cuộc chiến thương mại khác, với tác động lớn đến các mạng lưới sản xuất trên khắp châu Á. Những chính sách có thể tác động đến lĩnh vực xuất khẩu của Đông Nam Á, qua đó sẽ gia tăng áp lực chính trị lên các quốc gia ASEAN.
(CLO) Để đối mặt với các thách thức đó trong kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng phải nắm bắt "kỷ nguyên thông minh" một cách tổng thể từ bốn khía cạnh khác nhau: từ khía cạnh địa chính trị, an ninh là hoà bình, hợp tác; từ khía cạnh kinh tế là phát triển nhanh và bền vững; từ khía cạnh môi trường là khai thác sử dụng bền vững; từ khía cạnh xã hội là tiến bộ, công bằng xã hội, không để lại ai phía sau.
(CLO) Sau khi Thiên An, bạn gái cũ của ca sĩ Jack công khai bài viết liên quan đến việc bỏ con trong khoảng thời gian sống bên nam ca sĩ, cộng đồng mạng 'dậy sóng' tranh luận chuyện vì sao Jack chưa bị 'phong sát?
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thị xã An Nhơn vừa thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án “Tuyến đường Bắc - Nam số 2, đoạn từ đường ĐH.34, xã Nhơn Hậu kết nối với đường Quốc lộ 19B, phường Nhơn Thành”.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP Hà Tĩnh đã đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu 09.XL, thuộc Dự án “Chỉnh trang, nâng cấp vỉa hè và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường Vũ Quang (đoạn từ đường Trần Phú đến Cầu Đông)”.
(CLO) Khám phá các tính năng ẩn, cải tiến trí thông minh thị giác và những thay đổi đáng chú ý trong bản iOS 18.3 RC, cùng những gợi ý về cập nhật phần mềm và phần cứng tương lai.
(CLO) Fitbit phát hành bản cập nhật để khắc phục sự cố quá nhiệt pin trên các thiết bị Sense và Versa 3, đồng thời cung cấp khoản tín dụng 50 đô la cho người dùng bị ảnh hưởng.
(CLO) Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba (21/1) cho biết ông sẽ để tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu mạng xã hội X - mua lại ứng dụng TikTok của Trung Quốc.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) trở thành hạt nhân đổi mới sáng tạo, phát triển xứng tầm với TPHCM và quan hệ giữa WEF với Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng, phát huy và lan tỏa ảnh hưởng tích cực của WEF, góp phần giải quyết các vấn đề của Việt Nam, khu vực và thế giới.
(CLO) Một vụ hỏa hoạn tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở vùng núi Bolu của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến 76 người thiệt mạng và làm bị thương hàng chục người vào thứ Ba.
(CLO) Tay vợt chuyên nghiệp người Serbia Novak Djokovic đã xuất sắc ngược dòng đánh bại đàn em Carlos Alcaraz sau bốn set với các tỷ số 4-6, 6-3, 6-4 và 6-3 để giành quyền vào bán kết Australian Open 2025.
(CLO) Với ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã giới thiệu tới công chúng bộ 3 tác phẩm: “Đất nước yêu người”, “Xin rạng ngời” và “Đất nước vươn mình”. Các tác phẩm được 2 giọng ca hàng đầu của dòng nhạc thính phòng Việt Nam là NSND Quốc Hưng và NSƯT Đăng Dương trình bày.
(CLO) Trong một trận cầu giàu cảm xúc tại sân Da Luz, Barcelona đã làm nên màn ngược dòng không tưởng trước Benfica, giành chiến thắng 5-4 và chính thức đoạt vé vào vòng 1/8 Champions League. Đây là chiến thắng mang đậm dấu ấn của sự quyết tâm, chiến thuật sắc bén và sự bùng nổ từ những ngôi sao hàng đầu.
(CLO) Vòng phân hạng Champions League 2024/25 diễn ra vào rạng sáng 22/1 tiếp tục chứng kiến nhiều trận cầu đỉnh cao. Trong đó, Liverpool tiếp tục thể hiện đẳng cấp bằng chiến thắng ngoạn mục trước Lille để giành vé sớm vào vòng 1/8.
(CLO) Trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bất ngờ khi tạm hoãn áp thuế đối với Trung Quốc và không nhắc đến quốc gia này như một mối đe dọa, dấy lên hy vọng về việc hai cường quốc sẽ xích lại gần nhau để tìm kiếm lợi ích chung thay vì tiếp tục đối đầu.
(CLO) Một vụ hỏa hoạn tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở vùng núi Bolu của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến 76 người thiệt mạng và làm bị thương hàng chục người vào thứ Ba.
(CLO) Trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bất ngờ khi tạm hoãn áp thuế đối với Trung Quốc và không nhắc đến quốc gia này như một mối đe dọa, dấy lên hy vọng về việc hai cường quốc sẽ xích lại gần nhau để tìm kiếm lợi ích chung thay vì tiếp tục đối đầu.
(CLO) Ngay khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược một loạt chính sách nhập cư của người tiền nhiệm Joe Biden, gồm việc hủy bỏ ứng dụng CBP One – công cụ từng giúp gần 1 triệu người di cư nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ.
(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào chiều 21/1, chỉ vài giờ sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ.
(CLO) Ngày 21/1, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên xuất hiện tại phiên điều trần của Tòa án Hiến pháp, nơi ông đối mặt với các cáo buộc lạm dụng quyền lực và lãnh đạo một cuộc nổi loạn liên quan đến sắc lệnh thiết quân luật ban hành hồi đầu tháng 12.
(CLO) Khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò Tổng thống Mỹ, binh lính và người dân Ukraine vẫn đối mặt với viễn cảnh đầy khó khăn trong cuộc chiến với Nga.
(CLO) Ngày 20/1, các nhà cổ sinh vật học tại Peru công bố hóa thạch 9 triệu năm tuổi của loài cá mập Cosmopolitodus hastalis, họ hàng của cá mập trắng lớn hiện đại.
(CLO) Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1 đã phải chuyển vào không gian kín vì thời tiết lạnh giá. Nhưng đây không phải điều bất thường duy nhất trong sự kiện đánh dấu nhiệm kỳ của vị tổng thống thứ 47 này.
(CLO) Thành phố biên giới Tijuana, Mexico - nằm ngay sát San Diego, bang California (Mỹ) - đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh các trung tâm tiếp nhận người di cư đang lo ngại trước kế hoạch trục xuất hàng loạt mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết thực hiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức này quản lý kém trong đại dịch COVID-19 và các cuộc khủng hoảng y tế khác trên toàn cầu.