80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam 1943: Tầm nhìn thời đại cho một Việt Nam phát triển nhanh, bền vững

Bài 2: Tạo nền tảng xây dựng một nền văn hóa mới

Thứ sáu, 17/02/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&Cl) Theo nhiều nhà nghiên cứu, Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 đã khai mở cho quá trình xây dựng lý luận văn hóa cách mạng, tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới.

Bài liên quan

“Thu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam”

Đó là nhìn nhận của chính “cha đẻ” bản Đề cương - đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh. Trong dịp kỷ niệm 40 năm Đề cương văn hóa ra đời (1943 - 1983), ông từng nhấn mạnh: “Vì trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam… Nhưng Đề cương văn hóa đã thu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong điều kiện lúc đó của Việt Nam”.

bai 2 tao nen tang xay dung mot nen van hoa moi hinh 1

Các văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp ở Thái Nguyên.

Những vấn đề cơ bản ấy nằm gọn trong 5 phần của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, được phân định theo những luận điểm rõ ràng: Một là, xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương nêu rõ: văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật; mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động, không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Đồng thời, có lãnh đạo được phong trào văn hóa Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.

Hai là, cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Ba là, để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”, đó là: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Trong đó, dân tộc hóa là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Đại chúng hóa là chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng, con người phải là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động văn hóa. Khoa học hóa là chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ, biết bảo tồn, chắt lọc những nét đẹp truyền thống dân tộc, đồng thời phải chống những cái cũ kỹ, lạc hậu, dị đoan.

Bốn là, để đặt nền móng và định hướng xây dựng một nền văn hóa cách mạng mới, cần tiến hành tổng hợp các biện pháp công khai và bí mật, với nhiều hình thức khác nhau, đồng thời kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn hai nhiệm vụ “xây”“chống”.

Có thể thấy, Đề cương văn hóa 1943 đã phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hóa dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hóa cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hóa dân tộc, nhân dân, mang tới một sự thay đổi có tính đột phá về tư tưởng, về văn hóa. 

Định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa

Những luận điểm ấy, đặc biệt là ba phương châm mang tính bao trùm của một nền văn hóa mới là dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa, như nhìn nhận của PGS.TS Phạm Quang Long thì: “Khi cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc đang trở thành vấn đề cấp thiết số một thì nguyên tắc dân tộc hóa là “chống mọi ảnh hưởng nô dịch, thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập”, là đưa văn hóa trở về với đại chúng, là vì đại chúng, phục vụ đại chúng chứ không thể vì một đối tượng nào khác.

Đây thực sự là một sự thay đổi tận gốc, là cuộc cách mạng chứ không phải là một xu hướng cải cách mang tính cải lương. Nêu phương châm dân tộc hóa lên đầu tiên, gắn nó với cuộc cách mạng giành độc lập cho đất nước như là nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa chính là đưa văn hóa áp sát đời sống, làm cho nó hữu ích, thiết thực với quảng đại quần chúng.

Khoa học hóa văn hóa giai đoạn này chính là đánh đổ mọi nhận thức sai lầm về con đường phát triển của xã hội “chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ”, mà thực chất là chống lại tư tưởng Đại Đông Á của Nhật và tư tưởng nô dịch và những quan niệm duy tâm, siêu hình đang đè nặng lên đời sống tinh thần của nhân dân. Đại chúng hóa là “chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đại chúng hoặc xa đông đảo quần chúng”.

Có thể thấy việc luận giải các nguyên tắc này của Đề cương Văn hóa Việt Nam nghiêng về phía chính trị cũng là tất yếu bởi nhiệm vụ cứu quốc được đặt ra hàng đầu. Yêu cầu trở về với dân tộc, nhân dân của văn hóa, vì độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân, nói như một số nhà hoạt động văn hóa lúc đó, là mệnh lệnh của lương tri”.

bai 2 tao nen tang xay dung mot nen van hoa moi hinh 2

Đoàn văn công Long Châu Hà luyện tập trong rừng để chuẩn bị biểu diễn trong kháng chiến chống Pháp.

Rõ ràng, trong bối cảnh “văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa” của xã hội Việt Nam lúc đó thì sự xuất hiện của bản Đề cương văn hóa 1943 đã góp phần thức tỉnh, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xóa bỏ sự nô dịch về văn hóa của chủ nghĩa thực dân đồng thời định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới.  

Với ba phương châm: Dân tộc, khoa học và đại chúng, bản đề cương văn hóa đã nhanh chóng tác động sâu sắc và làm thay đổi nhận thức cũng như thu hút đông đảo giới tri thức, văn nghệ sĩ mà trong hoàn cảnh “đêm trước cách mạng” còn bâng khuâng, hoang mang, mất phương hướng, thiếu ngọn đèn dẫn lối về tư tưởng, một số khác thậm chí còn tỏ ra chán nản, bi quan, thờ ơ với thời cuộc.

Từ “ngọn đuốc Đề cương văn hóa 1943”,  tri thức, văn nghệ sĩ “đã đi về phía cách mạng, về phía nhân dân”. Tinh thần của bản Đề cương văn hoá trở thành nội lực, tạo nên sức mạnh cho họ một lòng đi theo Đảng, vừa sáng tác trên mặt trận văn hóa, tư tưởng vừa tham gia vào những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc

Trong hồi ức của các nhà văn lão thành như: Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyên Hồng, Nam Cao... kể lại những ngày hoạt động bí mật đi tuyên truyền vận động các văn nghệ sĩ, trí thức về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng thông qua bản Đề cương lịch sử này. Các ông ví như “đi giữa đêm đông nhìn thấy ngọn đuốc soi đường để đến với cách mạng”.

“Ở đây có hàng loạt những câu hỏi được đặt ra và cần giải đáp: Nếu không có bản “Đề cương văn hóa năm 1943” với ba phương châm: Dân tộc, khoa học, đại chúng, thì liệu ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, chúng ta có thể huy động sức mạnh to lớn của dân tộc vào sự nghiệp kháng chiến được không? Nếu không có bản đề cương đó, liệu ngay từ đầu kháng chiến, chúng ta có thể huy động một đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đầy tài năng và tâm huyết vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa mới được không? Thiếu sự tham gia tích cực của quần chúng và của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ thì liệu nền văn hóa mới có hình thành và phát triển được không?” - GS.TS.NGND Trần Văn Bính nhìn nhận về bản Đề cương Văn hóa năm 1943.

Và trên hết, như nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Hương, tại Hội thảo “Ý nghĩa và giá trị trường tồn của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943”: Sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam đã thực sự đem lại một bước tiến mới về chất so với phương pháp tiếp cận đương thời về văn hóa dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là thành tựu của công cuộc đổi mới trong hơn 30 năm qua đã minh chứng rằng, những quan điểm của Đề cương vẫn còn giá trị định hướng cho phát triển văn hóa hôm nay.

Anh Thư

Bình Luận

Tin khác

'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

(CLO) Vở nhạc kịch “Bữa tiệc của Elsa” sẽ đưa các em nhỏ vào thế giới vui nhộn, ngộ nghĩnh, đáng yêu và thấm đẫm nhân văn.

Đời sống văn hóa
Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

(CLO) Những ngày tháng 5, các bạn trẻ cùng nhiều chị em phụ nữ ở Hà Nội đua nhau kéo về thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh để check in bên cây hoa phượng vĩ đang khoe sắc đỏ rực rỡ cả một góc trời.

Đời sống văn hóa
Lâm Đồng ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng du lịch của đồng bào K'Ho

Lâm Đồng ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng du lịch của đồng bào K'Ho

(CLO) Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng được xây dựng phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của tộc người K’Ho tại xã Tà Nung trước nguy cơ bị mai một.

Đời sống văn hóa
Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Hà Nam: Ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước

Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Hà Nam: Ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước

(CLO) Ngày 19/5 (ngày 12/4 năm Giáp Thìn), chùa Tam Chúc trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024. Hàng nghìn người dân, tăng, ni, phật tử đã tham dự Đại lễ.

Đời sống văn hóa
Siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

(CLO) Chiều 19/5 (theo giờ Việt Nam), ca sĩ Đan Kim lên tiếng thông báo siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến qua đời ở tuổi 44 ở Mỹ.

Đời sống văn hóa