Bài 3: Sở Giao thông vận tải Hà Nội thừa nhận những bất cập!

Thứ năm, 14/07/2022 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước những bất cập sau khi Hà Nội thực hiện điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh, đặc biệt là ý kiến Chuyên gia cho rằng Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015 của Bộ GTVT đã “lạc hậu”, không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhóm phóng viên đã có buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải Hà Nội.

Bài liên quan

Chưa có đánh giá tổng thể việc thực hiện điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tuyển – Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT) đã cùng nhóm phóng viên trao đổi những nội dung, tìm ra những ‘nút thắt’ trong hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh.

Trao đổi về hiệu quả của việc thực hiện điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh, ông Nguyễn Tuyển cho biết, Sở đã thực hiện việc bố trí xe vào các bến, các luồng tuyến tại các bến cũng theo đúng định hướng của Quyết định 2288. Qua 5 năm thực hiện cũng đạt được một số kết quả nhất định. Như việc theo hướng tuyến các tỉnh ở phía Nam vào bến xe Nước Ngầm, hay từ bến Nước Ngầm đi các tỉnh Vinh trở vào cũng rất tốt.

bai 3 so giao thong van tai ha noi thua nhan nhung bat cap hinh 1

Bến xe nước Ngầm có nhiều tuyến xe chạy đường dài vào khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.

Tuy nhiên, Trưởng phòng Quản lý vận tải Hà Nội cũng thừa nhận, trong khi các tuyến đường dài hiệu quả thì tuyến đường ngắn phải xem xét lại. “Đường ngắn như thế mà phải di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác có bến xe thì cũng có cái không thuận tiện, cũng phải xem xét lại mạng lưới xe bus như thế thì người ta sử dụng như thế nào? Taxi các bến vị trí đón ra sao? Lựa chọn đơn vị nào, phục vụ như thế nào?. Đây là bài toán vận tải phải nghiên cứu, để đánh giá phù hợp, đánh giá tổng thể”, ông Tuyển nói.

Cho rằng phải có nghiên cứu, đánh giá tổng thể cho phù hợp nhưng trên thực tế, tại buổi làm việc với nhóm phóng viên, ông Nguyễn Tuyển cho biết, đến nay Sở GTVT Hà Nội cũng như Bộ GTVT chưa có một cuộc khảo sát hay tổ chức Hội nghị đánh giá tổng thể việc thực hiện điều chuyển luồng tuyến để nhìn ra những điểm tích cực hay bất cập, hạn chế để giải quyết triệt để.

“Cuối 2017, đầu 2018 có đánh giá 1 năm sau khi thực hiện nhưng từ cuối 2019 đến nay hoạt động vận tải gần như đóng băng do dịch bệnh nên chưa có báo cáo, đánh giá”, ông Tuyển cho biết.

bai 3 so giao thong van tai ha noi thua nhan nhung bat cap hinh 2

Ông Nguyễn Tuyển – Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (áo xanh) trao đổi với PV báo Nhà báo & Công luận.

Cần đánh giá lại thực trạng để đề xuất, kiến nghị, điều chỉnh cho chính xác

Theo ông Nguyễn Tuyển cho biết, sau 30/4/2022, hoạt động vận tải hành khách trở lại bình thường, nhưng lượng khách thực tế hoạt động trở lại chưa bình thường. Tuy nhiên, theo ông Tuyển, khi vận tải hành khách hoạt động trở lại nhu cầu đi lại của người dân thoải mái hơn, nhiều hơn thì đã bắt đầu nảy sinh vi phạm trong đó, nổi lên là tình trạng ‘xe dù, bến cóc’, xe khách chạy trái tuyến, xe chạy hợp đồng trá hình dưới 9 chỗ ngồi...

Tại buổi làm việc, phóng viên nêu vấn đề: Việc điều chuyển luồng tuyến xe khách dẫn đến thực trạng xe cố định thay đổi phương thức hoạt động; ‘nở rộ’ Limousine đón khách, đi xuyên tâm Thành phố, dừng đỗ sai quy định nhức nhối, ngay cả xe khách cũng vi phạm. Thậm chí, là việc bỏ bến tự hoạt động một cách mất kiểm soát.

Thừa nhận có thực trạng như phóng viên phản ánh, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc tổng hợp những vi phạm được thực hiện theo chế độ báo cáo; chẳng hạn như báo cáo hàng năm có quy định báo cáo số lượng phương tiện vi phạm bao nhiêu, tuyến cố định bao nhiêu, xe bus bao nhiêu... Hàng năm, Sở có báo cáo với Tổng cục đường bộ Việt Nam và Tổng cục sẽ tổng hợp báo cáo từ các Sở để báo cáo với Bộ GTVT.

“Những xe vi phạm sẽ tổng hợp theo báo cáo của Thanh tra, kiểm tra xử lý như thế nào. Còn trong báo cáo chính thống của Sở là những xe chạy liên tỉnh hoạt động tại các bến, hai cái khác nhau. Như các bạn nói, đây là đánh giá lại thực trạng, nêu những cái bất cập để mình tiếp tục đề xuất kiến nghị, điều chỉnh cho chính xác”, ông Nguyễn Tuyển nói.

bai 3 so giao thong van tai ha noi thua nhan nhung bat cap hinh 3

Việc điều chuyển luồng tuyến xe khách dẫn đến thực trạng xe cố định thay đổi phương thức hoạt động; ‘nở rộ’ Limousine đón khách, đi xuyên tâm Thành phố, dừng đỗ sai quy định nhức nhối, ngay cả xe khách cũng vi phạm.

Trong khi đó, nói về xe khách liên tỉnh chạy không đúng luồng tuyến, trái tuyến, ông Nguyễn Đình Hạnh – cán bộ phòng Quản lý vận tải cho biết, thực tế có xe khách chạy tuyến Hòa Bình đi Bắc Giang hoặc Vĩnh Phúc phải đi theo luồng tuyến đã được quy định từ trước. Tuy nhiên, những xe này lại cố tình chạy xuyên tâm, đi vào trong Thành phố để đón, trả khách, hàng hóa.

Về thực trạng xe Limousine ‘nở rộ’, ông Nguyễn Tuyển cho biết, xe Limousine - trong đúng văn bản của Bộ để báo cáo thì dùng từ “Xe hợp đồng chạy tương tự tuyến cố định” chứ không dùng từ ‘trá hình, núp bóng’ - đây là cách gọi dân gian còn về bản chất là ‘xe chạy hợp đồng tương tự tuyến cố định’.

“Từ trước đã có hiện tượng xe Limousine chạy trá hình đấy rồi, để khắc phục trong Nghị định 10 có quy định điểm đầu điểm cuối không được quá 30%. Thực tế Bộ GTVT đã giao Tổng Cục đường bộ xây dựng phần mềm quản lý. Bởi để đánh giá 30%...phải trên cơ sở phần mềm ứng dụng, đến khi xe chạy tự động cảnh báo ông này quá bao nhiêu %. Tổng cục đường bộ cũng đang xây dựng để áp dụng khoa học công nghệ vào nhằm có cơ sở xử lý”, ông Tuyển cho biết.

bai 3 so giao thong van tai ha noi thua nhan nhung bat cap hinh 4

Quầy bán xe ở bến xe rất vắng khách. Nhà xe cho biết, thực tế này đã diễn ra từ lâu, khách đi xe ngoài rất nhiều vì thuận tiện.

Trưởng phòng Quản lý vận tải nêu vấn đề: Tại sao xe Limousine vẫn có đất sống? vì nó tạo thuận tiện cho một bộ phận người dân, nhưng không phải ai cũng thế. “Mình hiểu ở đây có hiện tượng lách luật, lực lượng Thanh tra giao thông, Công an xử lý cũng rất khó. Khi đặt xe nó đã ghi số điện thoại, đưa điền tên vào một hợp đồng do doanh nghiệp lách. Điền hết tên người đi vào và có một ông đứng ra ký vào hợp đồng. Thông thường các ông đi cùng nhau có ai kiểm tra thì cũng nói cùng nhóm để tránh mất thời gian nhưng thế người dân không hiểu là mình không được đảm bảo vệ quyền lợi”, ông Nguyễn Tuyển chỉ rõ.

Cũng theo ông Nguyễn Tuyển, khi mà có dạng xe này, Sở cũng đã có văn bản đôn đốc, các lực lượng thanh tra kiểm tra xử lý. Trong 6 tháng đầu năm 2022 đã xử lý nhiều trường hợp xe hợp đồng không đúng quy định.

Theo số liệu Sở GTVT Hà Nội cung cấp, 6 tháng đầu năm 2022, Thanh tra Sở đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 628 trường hợp xe khách hợp đồng, phạt tiền hơn 1 tỷ đồng, tạm giữ 5 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 63 trường hợp. Trong khi đó, đối với xe khách tuyến cố định, Thanh tra Sở đã rà soát được 1.046 lượt (nốt) phương tiện không vào bến xe đăng tài, xuất bến theo quy định...

bai 3 so giao thong van tai ha noi thua nhan nhung bat cap hinh 5

Trong bến, xe khách chỉ 'lìu tìu' vài người đi.

Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi: Mặc dù Sở GTVT, các cơ quan liên quan có đủ chế tài, đưa ra giải pháp, đôn đốc kiểm tra, xử lý nhưng tình trạng nêu trên vẫn tái diễn, thậm chí 'nở rộ'. Phải chăng các giải pháp đưa ra chưa thuyết phục, chưa đạt hiệu quả cao?

Trả lời nội dung này, ông Nguyễn Tuyển cho biết, trên cơ sở giải pháp Sở GTVT đã đưa ra, các lực lượng thực hiện, thì cũng phải đánh giá lại cả những giải pháp, đã đầy đủ chưa? Tại sao vẫn tái diễn tình trạng ấy?, Kể cả Sở có văn bản nhắc Thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý những điểm vi phạm, trong khi Thanh tra báo cáo xử lý rồi mà vẫn còn, có báo chí vẫn phản ánh thì lúc đó sẽ xem lại và xử lý từ gốc.

“Chẳng hạn những điểm cụ thể Sở đã giao xử lý, bây giờ vẫn phản ánh như thế thì các anh kiểm tra báo cáo lại; trên cơ sở đó rà soát lại và có tổng hợp chung. Rà soát lại các văn bản mình đã giao các lực lượng kiểm tra xử lý, đã giao đã xử lại vẫn tái diễn các anh phải biết nguyên nhân tại sao? Từ đấy mình xem từ cơ chế chính sách của mình vẫn có những cái chưa phù hợp, có những cái chưa làm được”, ông Tuyển nói.

bai 3 so giao thong van tai ha noi thua nhan nhung bat cap hinh 6

Trong khi đó, những chiếc xe limousine chạy hợp đồng "trá hình" lúc nào cũng đông khách.

Cũng liên quan đến tình trạng ‘xe dù bến cóc’, xe khách chạy trái tuyến, đã có tình trạng xử lý kiểu ‘bắt cóc bỏ đĩa’, khi xử lý ‘chìm’ một thời gian sau đó lại tái diễn rầm rộ. Câu hỏi đặt ra là, liệu rằng, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng, kể cả đối với các phường, quận dường như bị bỏ ngỏ? Về nội dung này, ông Nguyễn Tuyển cũng nhìn nhận cơ chế phối hợp, quy trách nhiệm còn chưa rõ ràng.

Ông Tuyển cho biết, Thanh tra giao thông bao giờ họ cũng có những chuyên đề mời đầy đủ các lực lượng tham gia phối hợp như xử lý xe dừng đỗ sai quy định… Nhưng các lực lượng xử lý vi phạm về lĩnh vực giao thông vận tải vẫn phải tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương.

“Cái gốc ở đây chính quyền địa phương rất quan trọng, xe vào địa bàn phường xã nào người ta biết chứ sao không biết…”, ông Tuyển nêu rõ và cho biết, khi nhận được phản ánh sẽ tiếp tục rà soát để giao Thanh tra giao thông kiểm tra, yêu cầu báo cáo lại. Cụ thể là, đã xử lý được bao nhiêu trường hợp, có chấm dứt không hay đến nay vẫn tái diễn? Tại sao lại tái diễn? Kiểm tra cụ thể chi tiết từng khu vực, trước mắt tập trung khu vực các bến xe trước như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát.

Nhóm tác giả

Bình Luận

Tin khác

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức