(CLO) Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 đã khiến ít nhất 37.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Các phòng tin tức và nhà báo đang tác nghiệp tại chỗ để đưa tin về thảm họa này, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ tên những người mất tích cũng như cung cấp thông tin liên lạc của các tổ chức hỗ trợ.
Các nhà báo ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Li-băng đã chia sẻ những trải nghiệm của họ khi đưa tin về trận động đất và các hậu quả. Họ đã thảo luận về cách báo cáo một cách có trách nhiệm về thảm họa, kiểm tra thông tin lưu hành và chia sẻ thông tin trong thời kỳ khủng hoảng.
Chứng kiến thảm họa
Các nhà báo ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi trận động đất.
“Tôi kinh hãi thức dậy khi cảm thấy mặt đất đang rung chuyển khắp nơi. Tôi rời khỏi nhà cùng vợ con vì nghĩ đó có thể là một cuộc tấn công tên lửa”, Nhà báo người Syria, Ahmed Orabi, cho biết.
Ông Atarib ở Aleppo, Syria, khi trận động đất xảy ra. “Nhà chúng tôi bị mất điện, và chúng tôi đã dành khoảng 6 giờ trong ô tô của mình. Chúng tôi nghe thấy âm thanh của các tòa nhà sụp đổ và chúng tôi ngửi thấy mùi của sự hủy diệt", ông chia sẻ.
Cũng tại Aleppo, nhà báo độc lập người Syria Haneen Al-Sayed mô tả đó là một đêm bi thảm. "Tôi quá sợ hãi nên đã chạy ra đường cùng các con, chồng và mẹ. Đất đá cứ đổ xuống đầu chúng tôi do tầng trên của ngôi nhà bị sập", bà cho hay.
Ngay cả khi các nhà báo nằm trong số những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa, nhiều người đã ngay lập tức lao vào cứu giúp những người bị nạn. Ông Rami Muhammad, một nhà báo khác đến từ Syria, đã giúp giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
"Mức độ tàn phá thật đáng sợ; thoạt nhìn, bạn nghĩ rằng mình đã bước vào một khu vực bị bom nguyên tử nhắm tới", ông nói.
Ông Ali Al Ibrahim, một nhà báo điều tra và là người đồng sáng lập trung tâm báo cáo báo chí điều tra Syria SIRAJ, đã chia sẻ về việc ông đã mất người thân như thế nào trong trận động đất. "Chú tôi, vợ chú ấy và ba đứa con của họ đã ở dưới đống đổ nát 42 giờ cho đến khi tất cả họ đã chết”, ông kể lại.
Dịch vụ truyền thông và câu chuyện nhân đạo
Ông Khalil Ashawi, một nhiếp ảnh gia của Reuters và là người đồng sáng lập Frontline in Focus, cho biết ở Syria, nơi nhận được rất ít viện trợ quốc tế sau trận động đất, người dân đã rất nhiệt tình giúp tìm kiếm những người bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Cha mẹ của ông Ashawi đã bị mắc kẹt dưới đống đổ nát ở Antakya, Thổ Nhĩ Kỳ, trong hai ngày trước khi được cứu sống.
Sau khi đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm của mình được an toàn, ông Ashawi đã yêu cầu họ ghi lại trận động đất bằng các bức ảnh chụp từ trên không và những câu chuyện lấy con người làm trung tâm. Khi Syria bị mất điện và internet trên diện rộng, những người khác trong nhóm đã đi đến biên giới của đất nước để tải nội dung lên trang web và các phương tiện truyền thông xã hội.
Bà Hadil Arja, người đồng sáng lập Frontline in Focus, khuyên các nhà báo nên cố gắng hết sức để duy trì sự chuyên nghiệp khi đưa tin về hậu quả đau thương.
“Các nhà báo ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ nên có ý chí và quyết tâm để đưa tin về các sự kiện với tính chuyên nghiệp và khách quan cao độ", bà nói.
Xác minh thông tin
Bà Joyce Hanna, một người kiểm tra thông tin của AFP, cảnh báo thông tin sai lệch thường phát triển rất mạnh trong các thảm họa thiên nhiên. “Những kẻ tung tin giả lợi dụng những thảm họa có nhiều bức ảnh gây sốc để lôi kéo người dùng chia sẻ chúng trên phương tiện truyền thông xã hội”, bà cho hay.
Kể từ sau trận động đất, nhóm của bà đã sử dụng các kỹ thuật như công cụ tìm kiếm hình ảnh đảo ngược và cắt video thành các cảnh tĩnh để kiểm tra xem phương tiện được xuất bản trên internet là nội dung mới hay xuất phát từ các thảm họa trong quá khứ.
“Chúng tôi cũng dựa vào kinh nghiệm làm báo của mình như thêm từ khóa để xác minh thông tin, giới hạn tìm kiếm trong một khoảng thời gian cụ thể, bên cạnh việc liên hệ với các phóng viên trên toàn thế giới để đảm bảo tính xác thực của tin tức và hình ảnh”, bà Hanna chia sẻ. “Chúng ta không nên chia sẻ ảnh và video trong các thảm họa cho đến khi xác minh được độ tin cậy của chúng, để ngăn chặn tin giả lan truyền”.
Truyền đạt sự thật và số liệu
Ông Mostapha Raad, một nhà báo của tờ Scientific American, đã đưa tin về những dư chấn mà người dân Li-băng cảm nhận được sau trận động đất.
“Tôi đã tập trung vào cường độ của trận động đất và tác động của nó đối với Li-băng và các nước láng giềng", ông Raad nói. “Tôi chia sẻ thông tin khoa học đơn giản hóa trên trang Facebook của mình, chẳng hạn như các đứt gãy địa chấn trên lãnh thổ Li-băng để trấn an người dân và làm dịu nỗi sợ hãi. Tôi cũng nói với họ những gì họ nên làm để bảo vệ chính mình”.
Ông Raad khuyên các nhà báo nên tham khảo các nguồn chính thức để biết số liệu chính xác về thiên tai, xác minh tài khoản của các chuyên gia trước khi chia sẻ lại các tweet hoặc bài đăng của họ trên phương tiện truyền thông xã hội và đồng thời tìm kiếm tư liệu từ các nhà khoa học, chuyên gia và trung tâm nghiên cứu chuyên về động đất và thiên tai.
Ông cũng lưu ý rằng thông tin sai lệch có thể gây hại cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa và hãy đảm bảo rằng bất kỳ con số nào bạn thu thập đều khớp với dữ liệu do các nguồn khác cung cấp.
Lời khuyên thiết thực để báo cáo về trận động đất
Nhà báo người Syria Mais Katt đưa ra lời khuyên sau đây cho các nhà báo đưa tin về thiên tai:
- Ưu tiên sự an toàn của bạn; điều này quan trọng hơn việc là người đầu tiên đưa tin.
- Tránh đến những khu vực có nguy cơ cao và tuân theo các quy tắc an toàn do chính quyền khuyến nghị.
- Đề cao đạo đức báo chí và các tiêu chuẩn nghề nghiệp khi đưa tin về thảm họa.
- Tuân thủ các nguyên tắc xung quanh việc xuất bản ảnh của trẻ em và tôn trọng quyền riêng tư của các gia đình bị ảnh hưởng.
- Thực hiện theo các hướng dẫn chuyên nghiệp khi phỏng vấn những người có thể đang bị sang chấn.
(CLO) Chính phủ Úc vào thứ Ba cho biết rằng trong năm nay họ sẽ đưa ra một dự luật để cấm trẻ em sử dụng các nền tảng mạng xã hội, vì việc này có thể gây ra tác hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần cho các em.
(CLO) Một công tố viên của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Google đã tìm cách thống trị mọi mặt của công nghệ quảng cáo trực tuyến, khi phiên tòa xét xử gã khổng lồ công nghệ này bắt đầu tại Alexandria, Virginia vào thứ Hai (9/9).
(CLO) Các cuộc phỏng vấn hỏi và trả lời theo truyền thống đôi lúc trở nên khá đơn điệu và thậm chí nhàm chán. Bởi vậy, những cách phóng vấn sáng tạo đang được giới truyền thông sử dụng để thu hút nhiều khán độc giả hơn, cũng như giúp người được phỏng vấn cởi mở, đặc biệt những người nổi tiếng.
(CLO) Tạp chí Time đã loại tỷ phú công nghệ Elon Musk khỏi danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực AI” của năm 2024, nhưng lại đưa nữ diễn viên Scarlett Johansson lên trang bìa năm nay.
(CLO) Trong bối cảnh các tòa soạn trên toàn thế giới đang khám phá những tác động của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), cuộc thảo luận xung quanh việc áp dụng công nghệ này vẫn tiếp tục mở rộng.