Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: Những giấc mơ phát triển

Cần đường băng mới để TP.HCM cất cánh

Thứ hai, 02/01/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) NQ 54 đã tạo điều kiện để TP.HCM phát triển nhưng chưa đủ. Trong điều kiện KTXH, địa chính trị hiện tại, TP cần một NQ mới khoa học, cụ thể, mang tính toàn diện hơn, huy động nhiều nguồn lực hơn để phát triển, để TP.HCM thành “hạt nhân đô thị đặc biệt” kéo theo sự phát triển cả vùng Đông Nam bộ.

Sự kiện: TP.HCM

Bài liên quan

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 (NQ54) ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đến hết 31/12/2023.

Thẳng thắn nhìn nhận, nếu tiếp tục thực hiện NQ 54 thêm 1 năm nữa, đó là thời gian không đủ dài để TP.HCM có đột phá phát triển - đó cũng là nhận định của các chuyên gia kinh tế, chính sách.

Cơ chế đặc thù: Điểm sáng và những vướng mắc

Nghị quyết số 54 cho phép TP.HCM được thí điểm thực hiện 4 nhóm chính sách lớn, bao gồm về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính, ngân sách nhà nước (9 nội dung) và về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý (2 nội dung).

Đến nay, UBND TP.HCM đã trình Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua 13 nội dung, với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng như: Ban hành quyết định ủy quyền công việc của UBND thành phố cho các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện; ủy quyền công việc của Chủ tịch UBND TP.HCM cho Chủ tịch UBND quận, huyện; quyết định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc…

Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 12/10/2022, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho biết, với 5 năm triển khai NQ 54, TP.HCM đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Theo đó kinh tế TP.HCM liên tục đạt tăng trưởng cao (trừ giai đoạn dịch 2 năm bệnh); khi thành phố vượt qua đỉnh dịch, kinh tế phục hồi nhanh. Bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt tăng trưởng 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của giai đoạn 2011 - 2015. Chính sách đặc thù về quản lý đất đai giúp HĐND thành phố quyết định thông qua 32 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích 1.843,79ha. Thành phố đã chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức theo hiệu quả công việc năm 2018 tăng 0,6 lần, năm 2019 tăng 1,2 lần và năm 2020 tăng 1,8 lần.

can duong bang moi de tphcm cat canh hinh 1

Đó là những điểm sáng đáng ghi nhận. Tuy nhiên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy còn một số hạn chế, vướng mắc; đặc biệt là một số chính sách liên quan đến đất đai, tài chính, ngân sách nhà nước còn chậm triển khai; có chính sách sau 5 năm vẫn chưa được thực hiện.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, có ba vấn đề vướng nhất trong thực tiễn khi thực hiện NQ 54: Đó là đặc thù không thể thay thế những ràng buộc của các luật có liên quan, trừ khi quốc hội khẳng định cơ chế đặc thù không bị chi phối bởi luật hiện hành.

Đặc thù chỉ áp dụng trong một thời gian, vô hình chung chỉ cần mới đề xuất và nghiên cứu tiền khả thi là đã hết thời gian, không còn thời gian và cơ hội để triển khai, trừ khi quốc hội khẳng định cơ chế này được áp dụng cho đến khi hoàn thành. Đặc thù là phải hướng đến xóa bỏ và giảm thiểu kiểu xin - cho càng nhiều càng tốt, giao quyền và tăng quyền tự chủ cho địa phương và cơ sở, nếu không vẫn cứ tiếp tục duy trì các kiểu đặc quyền khác nhau, thậm chí càng nặng nề hơn.

Muốn đặc thù thì phải khác biệt, nhưng muốn khác biệt lại không đúng luật, rất khó thực hiện. Muốn thực hiện tính “đặc thù” phải cho TP.HCM một hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ linh hoạt để bứt phá. Đây là vướng mắc chính trong cơ chế phân cấp, phân quyền hiện nay, làm hạn chế hiệu quả của NQ 54.

Báo cáo tại cuộc họp trên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết: “Thực ra TP.HCM cũng cố gắng làm, làm tốt để có nhiều kinh nghiệm góp ý cho quy định pháp luật của cả nước, đồng thời tạo điều kiện cho thành phố phát triển, có nhiều nguồn thu hơn để đóng góp nhiều hơn cho cả nước”.

Cần một cơ chế mới, một nghị quyết mới

Ông Hoan cũng cho biết, trong giai đoạn kéo dài thực hiện nghị quyết 54, TP.HCM đã chuẩn bị dự thảo Nghị quyết mới báo cáo Chính phủ trình Quốc hội mang tính toàn diện hơn để huy động nhiều nguồn lực hơn, không phải chỉ nguồn lực từ Nhà nước.

Theo ông Hoan, nghị quyết thay thế NQ 54, thành phố sẽ định hướng điều chỉnh 4 vấn đề. Cụ thể, nghị quyết mới phải là nghị quyết để thực hiện chứ không thí điểm nữa. Nội dung đặc thù toàn diện trên nhiều lĩnh vực hơn như quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính ngân sách, đô thị môi trường, văn hóa xã hội, kinh tế, tổ chức bộ máy, phân cấp ủy quyền.

Trong đó, thành phố kiến nghị nghị quyết mới phải có một chương quy định những cơ chế riêng cho TP. Thủ Đức trực thuộc TP.HCM. Thành phố cũng sẽ kiến nghị đưa một số nội dung thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số chức năng nhiệm vụ của bộ ngành giao về cho thành phố trực tiếp quản lý, điều hành.

Ông Hoan nhấn mạnh, nghị quyết mới phải có quy định, có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể, bởi nếu không có quy định để thành phố chủ động mà phải chờ hướng dẫn của các cơ quan thì sẽ rất khó khăn.

can duong bang moi de tphcm cat canh hinh 2

TP. Hồ Chí Minh nhìn về phía Trung Tâm (Ảnh: Pham Minh Tuấn - TTBCTP. Hồ Chí Minh)

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nêu rõ thành phố sẽ song song xây dựng dự thảo nghị quyết mới để thay thế NQ 54, không tạo ra khoảng trống về chính sách. “Tinh thần là cơ chế đặc thù sẽ đồng bộ hơn, mạnh mẽ hơn, phân cấp, phân quyền cho thành phố rõ nét hơn”, ông Mãi nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thành phố đang hoàn thiện và xin ý kiến các bộ ngành đối với từng nội dung cụ thể. Dự kiến đầu tháng 11/2022, TP.HCM sẽ có báo cáo lần đầu lên Đảng đoàn Quốc hội về dự thảo nghị quyết mới để có các định hướng hoàn thiện thời gian tới. TP.HCM xác định tinh thần sớm hoàn thiện dự thảo nghị quyết để báo cáo Bộ Chính trị, làm cơ sở báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Đã đến lúc TP.HCM cần một cơ chế mới, một nghị quyết mới phù hợp với thực tiễn kinh tế chính trị trong giai đoạn mới, khi mà các thực thể khách quan đang thay đổi, kể cả địa chính trị trong khu vực cũng thay đổi, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển toàn diện trong tương lai gần.

Tại Hội nghị Toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh ở vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vùng Đông Nam bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vùng luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu của cả nước; là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP.HCM.

Muốn TP.HCM trở thành “hạt nhân đô thị đặc biệt” thì phải cần một cơ chế, chính sách mới phù hợp. Nói một cách khác, TP.HCM cần một đường băng mới để cất cánh.

Cần phát huy hiệu quả mô hình kinh tế sáng tạo

Tại buổi làm việc chiều 13/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có cuộc làm việc với UBND thành phố về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch nước cho rằng, vị trí vai trò đầu tàu tăng trưởng của TP.HCM đối với phía Nam và cả nước đang suy giảm dần do tốc độ tăng trưởng giảm mạnh.

TP.HCM cũng chưa phát huy được thế mạnh của một trung tâm khoa học - công nghệ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng phát triển, chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhiều công trình dự án bị “nghẽn” nhiều năm, nhất là các dự án bất động sản. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp. Chủ tịch nước yêu cầu TP.HCM cần tiếp tục theo đuổi một cách có chiến lược, bài bản và hiệu quả mô hình nền kinh tế sáng tạo, để về lâu về dài thành phố phát triển bền vững.

Mai Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024

(CLO) Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, trong đó, đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.

Tin tức
Người có công sẽ có mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cao nhất trong các chính sách xã hội

Người có công sẽ có mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cao nhất trong các chính sách xã hội

(CLO) Chính phủ sẽ tôn vinh toàn diện và đầy đủ đối với người có công với cách mạng; thực hiện việc hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, xử lý các bất cập trong thực hiện Quy hoạch tỉnh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, xử lý các bất cập trong thực hiện Quy hoạch tỉnh

(CLO) Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 46/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát các Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Trong đó có việc xử lý các bất cập trong quá trình thực hiện các Quy hoạch tỉnh.

Tin tức
Đại tá Nguyễn Tiến Quang được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình

Đại tá Nguyễn Tiến Quang được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình

(CLO) Đại tá Nguyễn Tiến Quang, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình thay Đại tá Phạm Đức Kiên được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định cho nghỉ chế độ chờ hưu.

Tin tức
Hải Dương đứng thứ 17 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023

Hải Dương đứng thứ 17 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023

(CLO) Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023.

Tin tức