Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc, VN-Index tăng 6 điểm
(CLO) Thông tin về khả năng sớm áp dụng quy định ký quỹ trước giao dịch của tổ chức nước ngoài được lan truyền đã giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán khởi sắc trong phiên giao dịch hôm nay.
Theo dõi báo trên:
Lấn sân sang bất động sản
Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) mới đây đã thông qua nghị quyết HĐQT việc góp vốn thành lập CTCP Green Light có vốn điều lệ tỷ đồng trong đó IDP nắm 99,98%. Công ty này đặt trụ sở ở số 217 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản và tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật).
Theo nghị quyết, Sữa Quốc tế giao bà Chu Hải Yến, phó tổng giám đốc và ông Phan Văn Thắng, kế toán trưởng đại diện quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp này tại Green Light.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính quý II/2022, Sữa quốc tế IDP không có các công ty con mà chỉ bao gồm các đơn vị trực thuộc là văn phòng đại diện ở quận 1, TP HCM; nhà máy sữa quốc tế Ba Vì và một chi nhánh ở Bình Dương. Như vậy, nếu góp vốn thành công, Green Light sẽ trở thành công ty con đầu tiên của Sữa Quốc tế.
Thành lập năm 2004 tại Hà Nội, Sữa Quốc tế xây nhà máy thứ hai tại Ba Vì sau 6 năm và dần trở thành thương hiệu tầm trung có ảnh hưởng ở phía Bắc. Đến năm 2014, IDP nhận đầu tư 75 triệu USD từ VinaCapital và Tập đoàn đầu tư Daiwa (Nhật Bản). Tuy nhiên, khó khăn đã ập đến ngay sau khi nhận vốn đầu tư. Từ năm 2014 - 2018, Sữa Quốc tế chỉ thoát lỗ duy nhất năm 2015 và phải đến 2019 mới có lãi trở lại sau giai đoạn tái cơ cấu.
Hiện tại, công ty có 2 nhà máy tại Hà Nội và 1 ở TP HCM với hơn 1.800 lao động. Sữa Quốc tế đang sản xuất và phân phối các sản phẩm như sữa tươi Lof, Kun, sữa chua Ba Vì... Đầu năm nay, công ty đã thông qua chủ trương đầu tư dự án chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng tại khu công nghiệp Bàu Bàng, Bình Dương. Dự án có vốn đầu tư 2.800 tỷ, trong đó Sữa Quốc tế góp 300 tỷ và vay 2.500 tỷ đồng.
Giá nguyên liệu tăng cao ăn mòn lợi nhuận
Động thái lấn sân sang bất động sản diễn ra trong bối cảnh ngành sữa nói chung và Sữa Quốc tế nói riêng gặp nhiều khó khăn trước bão giá nguyên vật liệu.
Theo báo cáo tài chính quý II/2022, Sữa Quốc Tế ghi nhận doanh thu đạt 1.538 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ tăng từ 16,4 tỷ lên 25 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính cũng tăng mạnh từ 6,4 tỷ lên 15,4 tỷ đồng. Trong kỳ, chi phí hoạt động (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) cũng tăng mạnh khiến lãi ròng giảm 5% về hơn 215 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Sữa Quốc tế ghi nhận 2.784 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp trong 6 tháng đầu năm thu hẹp từ 43,4% cùng kỳ xuống 39,9%. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế thu về 452 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Giá nguyên liệu đầu vào vốn là gánh nặng chung của toàn ngành sữa suốt thời gian qua. Trong 6 tháng đầu năm, giá nguyên liệu sữa ở châu Âu đã 2 lần lập đỉnh mới lên 5.100 euro/tấn và khu vực Nam Mỹ là 4.300 USD/tấn. Năm nay Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu sữa nguyên liệu từ Mỹ. New Zealand - nguồn nhập khẩu chính trước đây - giảm do sản lượng ít hơn vì ảnh hưởng của Covid-19 khiến nước này thiếu lao động. Điều này, càng khiến giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.
Việc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gặp khó khiến giới đầu tư đặt dấu hỏi rằng liệu Sữa Quốc tế có đủ nguồn lực để đầu tư tay ngang sang mảng bất động sản tốn kém khi công ty này cũng chỉ mới có lãi trở lại trong 3 năm gần đây sau thời gian dài chật vật tái cơ cấu.
(CLO) Thông tin về khả năng sớm áp dụng quy định ký quỹ trước giao dịch của tổ chức nước ngoài được lan truyền đã giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán khởi sắc trong phiên giao dịch hôm nay.
(CLO) Ngày 18/9, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố phía Nam là TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Long An để đăng ký tham dự hội nghị đối thoại với người nộp thuế.
(CLO) CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) vừa ra thông báo điều chỉnh lại chức danh của nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp.
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
(CLO) "Dấu ấn" của cặp vợ chồng "lắm tiền, nhiều của" Tô Hải - Thiên Kim với khối tài sản hàng nghìn tỷ đứng sau loạt tên tuổi đình đám như: CTCP Chứng khoán Vietcap, CTCP Sữa Quốc tế và một số công ty tài chính lớn tại Việt Nam... Thậm chí bà Thiên Kim còn được mệnh danh là "bà trùm" trong ngành F&B với một loạt các thương hiệu nổi tiếng như: Katinat, Phê La, San Fu Lou, nhà hàng Dì Mai, nhà hàng Nhật Sorae.