Nhà báo Tây Ban Nha và hành trình trở lại nơi bị IS bắt cóc

Thứ tư, 19/04/2023 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đứng tại nơi bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ làm con tin, Marc Marginedas lộ rõ vẻ xúc động. "Ai có thể nghĩ rằng tôi sẽ trở lại đây?", phóng viên chiến trường kỳ cựu người Tây Ban Nha cho biết.

“Trở về Raqqa”

Liên quân ném bom đã san phẳng dãy nhà tù mà anh từng bị giam giữ. Song đứng trên nền gạch vỡ, Marginedas vẫn có thể nhìn ra sông Euphrates - một dòng sông mà anh và các con tin khác đã nhìn thấy từ phòng giam của họ.

nha bao tay ban nha va hanh trinh tro lai noi bi is bat coc hinh 1

Nhà báo bị bắt cóc Marc Marginedas trở vềTây Ban Nha sau khi được Nhà nước Hồi giáo phóng thích vào ngày 2/3/2014. Ảnh: AFP

Đây cũng chính là những cảnh quay cuối cùng của “Trở về Raqqa”, một bộ phim tài liệu về nhà báo Tây Ban Nha này và những người khác bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo bắt làm con tin cách đây 10 năm.

Marginedas đã bị giam giữ gần 6 tháng ở Syria từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014, cùng với các nhà báo và nhân viên cứu trợ phương Tây khác - tổng cộng 26 người, gần như tất cả đều là nhà báo.

Gần 10 năm sau, bộ phim tài liệu được chiếu trên dịch vụ phát trực tuyến Movistar của Tây Ban Nha kể lại nỗi đau khổ của các nhà báo bị bắt cóc dưới bàn tay của các chiến binh IS, đặc biệt là trong một phòng giam tàn bạo có biệt danh là “The Beatles”.

Bộ phim tài liệu đã được chiếu tại các sự kiện ở Tây Ban Nha và Pháp, cũng như đang được lên kế hoạch chiếu ở các nước khác.

Marginedas rất thấu hiểu chiến tranh. Anh ấy đã đưa tin về các cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập và bị bắt cóc khi đang đưa tin về cuộc nội chiến ở Syria. Anh ấy nói rằng anh ấy coi vụ bắt cóc là một phần rủi ro trong công việc của mình.

“Nói cho bạn biết sự thật không phải là vấn đề gì to tát. Vì công việc của tôi, tôi đã phải đối mặt với bạo lực”, anh nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Đó không phải là một chấn thương. Bị bắt cóc giống một tai nạn nghề nghiệp hơn”.

Tuy nhiên, Marginedas thừa nhận rằng các nhà báo là mục tiêu. “Tôi nghĩ thật tốt khi chúng tôi có nhiều sự bảo vệ hơn… Chúng tôi cần hiểu những thách thức”, Marginedas, phóng viên cũng đang đưa tin về cuộc xung đột Nga - Ukraine, chia sẻ.

Những kẻ bắt cóc

Quyết định trở lại công việc làm báo của Marginedas là nguồn cảm hứng cho bộ phim tài liệu “Trở về Raqqa”. Albert Sole, nhà sản xuất của bộ phim, nói một phần lý do khiến ông quyết định thực hiện bộ phim tài liệu này là để “tỏ lòng kính trọng trước sự dũng cảm trong nghề báo”.

“Tôi biết Marc từ khi chúng tôi bắt đầu làm báo”, Sole nói và cho biết thêm: “Tôi cũng muốn làm một tác phẩm về Nhà nước Hồi giáo, vì biết rằng có rất nhiều người quan tâm đến chủ đề này trên khắp thế giới”.

Marginedas vẫn giữ liên lạc với nhiều con tin khác và thân nhân của những người đã không thể trở về. “Chúng tôi là một gia đình nhỏ”, anh tâm sự. Một số người trong số họ đã gặp lại nhau vào năm ngoái trong phiên tòa xét xử một trong những kẻ bắt cóc họ, El Shafee Elsheikh, ở Virginia, Mỹ

nha bao tay ban nha va hanh trinh tro lai noi bi is bat coc hinh 2

Alexanda Kotey và Shafee Elsheikh, hai trong những kẻ khủng bố IS bắt cóc nhà báo Marginedas cũng những người khác. Ảnh: Reuters

Tòa án đã kết tội Elsheikh, lớn lên ở London, âm mưu giết 4 con tin người Mỹ: James Foley, Steven Sotloff, Peter Kassig và Kayla Mueller. Hắn ta đang thụ án chung thân.

Là con tin đầu tiên được thả vào tháng 3 năm 2014, Marginedas cho biết việc đột ngột trở thành sự chú ý của thế giới là “đáng sợ”. Anh nói: “Hai ngày sau khi được thả, tôi đã gặp cha mẹ của Foley và những người họ hàng khác. Tôi đã thông báo cho họ về nơi ở của người thân của họ”.

Marginedas đã trải qua quá trình điều trị trong một năm dù không tin rằng mình mắc chứng rối loạn căng thẳng sau vụ việc - tình trạng mà anh cũng từng mắc phải sau khi đưa tin về cuộc nội chiến ở Algeria năm 1998.

Anh quay trở lại với công việc, nhưng nhanh chóng nhận ra mình đang gặp khó khăn. Khi đang được giao nhiệm vụ ở Ukraine để đưa tin về vụ bắn rơi máy bay của Malaysia Airlines vào năm 2014, anh đã hoảng sợ khi nghĩ rằng mình sẽ bị bắt.

Trong một số trường hợp, những con tin cũ như Javier Espinosa, phóng viên của tờ El Mundo của Tây Ban Nha, đã từng gặp lại những kẻ bắt cóc họ nhiều năm sau đó. Một nhà báo Tây Ban Nha khác, Ricardo García Vilanova, cũng trở lại Syria để đưa tin về cuộc nội chiến.

Marginedas thừa nhận rằng nếu anh ấy bị bắt cóc một lần nữa, mọi chuyên sẽ rất khó khăn. Nhưng Marginedas cũng không ngần ngại chia sẻ về nghề nghiệp của mình rằng: “Mọi người cần phải được biết những gì đã xảy ra”.

Hoàng Hải (theo AFP, SHOR)

Bình Luận

Tin khác

TikTok bất ổn ở Mỹ, các mạng xã hội tận dụng thời cơ thu hút quảng cáo

TikTok bất ổn ở Mỹ, các mạng xã hội tận dụng thời cơ thu hút quảng cáo

(CLO) Khi thể loại video dạng ngắn đang chiếm vị trí trung tâm của các mạng xã hội, những nền tảng như Facebook và Snap đang tìm cách tận dụng sự bất ổn của TikTok ở Mỹ để lôi kéo nhà quảng cáo từ đối thủ.

Báo chí - Công nghệ
Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng tốc để bắt kịp OpenAI

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng tốc để bắt kịp OpenAI

(CLO) Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Báo chí - Công nghệ
Phiên tòa lịch sử vụ kiện Google độc quyền kết thúc, chờ phán quyết cuối cùng

Phiên tòa lịch sử vụ kiện Google độc quyền kết thúc, chờ phán quyết cuối cùng

(CLO) Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc các cuộc tranh luận vào thứ Sáu (3/5) về những tuyên bố rằng Google đã độc quyền bất hợp pháp hoạt động tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến, trong một vụ kiện có thể định hình “tương lai của internet”.

Báo chí - Công nghệ
Nhạc của Universal quay trở lại TikTok sau thỏa thuận mới

Nhạc của Universal quay trở lại TikTok sau thỏa thuận mới

(CLO) Universal và TikTok hôm thứ Năm cho biết họ đã đạt được thỏa thuận cấp phép mới nhằm khôi phục các bài hát và nghệ sĩ của hãng âm nhạc này trở lại nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc.

Báo chí - Công nghệ
UNESCO: Bạo lực chống lại các nhà báo môi trường đang gia tăng

UNESCO: Bạo lực chống lại các nhà báo môi trường đang gia tăng

(CLO) Các nhà báo đưa tin về các vấn đề môi trường phải đối mặt với tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết vào thứ Năm (2/5).

Báo chí - Công nghệ