Những hoạt động giải cứu công dân ở Sudan của các quốc gia

Thứ hai, 24/04/2023 13:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các trận chiến đang hoành hành ở Sudan đã khiến một loạt các quốc gia phải tiến hành các hoạt động khẩn cấp để giải cứu công dân hoặc nhân viên đại sứ quán của mình ở quốc gia Đông Phi này, bằng cả đường bộ, đường hàng không lẫn đường biển.

Sân bay chính ở Thủ đô Khartoum là nơi giao tranh ác liệt và nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đang chiến đấu với quân đội Sudan. Dưới đây là tổng quan về những gì các quốc gia khác nhau đang làm trong nỗ lực đưa các công dân bị mắc kẹt đến nơi an toàn:

nhung hoat dong giai cuu cong dan o sudan cua cac quoc gia hinh 1

Hàng dài ô tô sơ tán tại Sudan. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Ả Rập Xê Út

Ả Rập Xê Út đã dẫn đầu cuộc sơ tán thành công đầu tiên với các hoạt động hải quân đón hơn 150 người bao gồm các nhà ngoại giao và quan chức nước ngoài từ Cảng Sudan vào thứ Bảy.

Ả Rập Xê Út tuyên bố "đến nơi an toàn" với 91 công dân của mình và khoảng 66 công dân từ 12 quốc gia khác - Kuwait, Qatar, UAE, Ai Cập, Tunisia, Pakistan, Ấn Độ, Bulgaria, Bangladesh, Philippines, Canada và Burkina Faso.

Mỹ

Vào Chủ nhật, quân đội Mỹ đã gửi ba máy bay trực thăng Chinook để sơ tán nhân viên đại sứ quán Mỹ khỏi Khartoum. Hơn 100 lực lượng của Mỹ đã tham gia để giải cứu khoảng 100 người. Vài nghìn công dân Mỹ bao gồm cả những người mang hai quốc tịch được cho là vẫn ở lại nước này.

Pháp

Khoảng 100 người thuộc nhiều quốc tịch đã được sơ tán khỏi Sudan trên chuyến bay đầu tiên của Pháp, một quan chức Bộ Ngoại giao Pháp cho biết hôm Chủ nhật, với chuyến bay thứ hai gồm 100 người khác dự định rời khỏi vào tối Chủ nhật.

Vương quốc Anh

Thủ tướng Rishi Sunak cho biết trong một tweet, quân đội Anh đã sơ tán nhân viên đại sứ quán Anh và gia đình của họ trong một chiến dịch "phức tạp và nhanh chóng".

Thổ Nhĩ Kỳ

Ankara bắt đầu hoạt động vào rạng sáng Chủ nhật, đưa một phần trong khoảng 600 công dân của họ bằng đường bộ từ hai quận Khartoum và thành phố phía Nam Wad Madani. Tuy nhiên, các kế hoạch đã bị hoãn lại tại một địa điểm ở Khartoum sau "những vụ nổ" gần một nhà thờ Hồi giáo được chỉ định là khu vực tập trung.

Liên minh châu Âu

Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cho biết hôm Chủ nhật đã có "những nỗ lực phối hợp" sơ tán. 

Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Wopke Hoekstra cho biết một "số ít" người Hà Lan đã được sơ tán trên một chiếc máy bay của Pháp, với một nhóm khác rời Khartoum bằng đường bộ trong một đoàn xe của Liên hợp quốc.

Đức bắt đầu sơ tán công dân, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã tweet vào Chủ nhật, sau nỗ lực chuyển 150 người Đức bị hủy bỏ vào thứ Tư trước đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển nói hôm Chủ nhật rằng "140 đến 150" binh sĩ đã được huy động để sơ tán các nhà ngoại giao và các công dân Thụy Điển khác.

Bộ trưởng Ngoại giao Ý Antonio Tajani cho biết Rome đang lên kế hoạch sơ tán "khoảng 200 người" bao gồm người Ý, Thụy Sĩ và đại diện của Vatican trong một chiến dịch quân sự vào Chủ nhật.

Bộ Ngoại giao Hy Lạp cho biết nhóm người sơ tán đầu tiên đã "rời khỏi Sudan với sự hỗ trợ của Pháp".

Ireland đang triển khai 12 nhân viên quốc phòng tới Djibouti để giúp sơ tán 150 công dân ở Sudan, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này cho biết.

Ai Cập và các quốc gia lân cận

Bộ Ngoại giao Ai Cập hôm Chủ nhật cho biết 436 công dân đã được sơ tán bằng đường bộ, trước đó cho biết hơn 10.000 người Ai Cập sống ở nước láng giềng.

Bộ này cho biết một thành viên của phái đoàn ngoại giao Cairo trước đó đã bị bắn mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Quân đội Ai Cập hôm thứ Tư đã sơ tán 177 binh sĩ khỏi Sudan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jordan, Sinan Majali, hôm thứ Bảy cho biết Amman đã bắt đầu sơ tán khoảng 300 công dân Jordan, đồng thời cho biết thêm "sự hợp tác liên tục với UAE và Ả Rập Xê Út".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq, Ahmed al-Sahhaf, cho biết rằng các nhân viên đại sứ quán Iraq đã rời Khartoum vào thứ Bảy, trong khi vào Chủ nhật, 14 công dân đã đến Cảng Sudan. Một người Iraq đã thiệt mạng ở Khartoum "do các sự kiện hiện tại", Sahhaf nói hôm Chủ nhật.

Lebanon cho biết 60 công dân cũng đã rời Khartoum bằng đường bộ trước khi di tản bằng đường biển. Đại sứ quán Libya tại Khartoum hôm thứ Sáu cho biết họ đã sơ tán 83 người Libya khỏi thủ đô, đưa họ đến Cảng Sudan.

Đại sứ quán Tunisia đã công bố một chiến dịch sơ tán được lên kế hoạch vào thứ Hai để giải cứu các công dân còn lại trong nước, sau khi một số người đã rời khỏi các tàu của Ả Rập Xê Út.

Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia

Các nước khác chuẩn bị sơ tán bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản. Ấn Độ cũng cho biết họ có hai máy bay của lực lượng không quân "ở chế độ chờ" ở Ả Rập Xê Út và một tàu hải quân đã đến cảng Sudan.

Quân đội Sudan cho biết họ cũng đang phối hợp nỗ lực sơ tán các nhà ngoại giao Trung Quốc. Giới chức Indonesia cho biết 43 công dân đang trú ẩn bên trong khuôn viên Đại sứ quán Indonesia ở Thủ đô Khartoum.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong bối cảnh tình hình xung đột bạo lực tại Sudan gia tăng, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan cho biết, 16 thuyền viên trên tàu tại cảng Sudan đã rời Sudan. Cho đến ngày 21/4, chỉ còn 1 công dân mang 2 quốc tịch Việt Nam và Australia đang sinh sống tại Thủ đô Khartoum.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan tiếp tục theo dõi sát tình hình, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ cần thiết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam.

Mai Anh (theo AFP, Reuters, BNG)

Bình Luận

Tin khác

Tổng thống Vladimir Putin đến Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước

Tổng thống Vladimir Putin đến Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước

(CLO) Sáng sớm hôm nay (16/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử và tuyên thệ nhậm chức.

Thế giới 24h
Nga cảnh báo Liên minh châu Âu không áp đặt hạn chế với truyền thông nước này

Nga cảnh báo Liên minh châu Âu không áp đặt hạn chế với truyền thông nước này

(CLO) Ngày 15/4, Nga cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) rằng nếu khối này áp đặt các hạn chế đối với truyền thông Nga thì các phóng viên phương Tây ở Nga sẽ cảm nhận được phản ứng đáp trả nhanh chóng và quyết liệt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia bị ám sát, tạm qua khỏi tình trạng nguy kịch

Thủ tướng Slovakia bị ám sát, tạm qua khỏi tình trạng nguy kịch

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico không còn trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sau khi bị bắn trong một vụ ám sát vào thứ Tư (15/5), theo các quan chức cấp cao Slovakia cho biết.

Thế giới 24h
Ukraine phải nhập khẩu điện ở mức kỷ lục

Ukraine phải nhập khẩu điện ở mức kỷ lục

(CLO) Ngày 15/5, Bộ Năng lượng Ukraine cho biết nước này có kế hoạch nhập khẩu điện ở mức cao kỷ lục sau khi cơ sở hạ tầng năng lượng bị thiệt hại đáng kể trong cuộc xung đột với Nga.

Thế giới 24h
Tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong tuyên thệ nhậm chức

Tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong tuyên thệ nhậm chức

(CLO) Tối 15/5, ông Lawrence Wong tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore để trở thành nhà lãnh đạo thứ tư của quốc đảo này kể từ khi giành độc lập vào năm 1965.

Thế giới 24h