Hướng tới trật tự thế giới mới: Đa phương, đa cực

Những kỳ vọng “hàn gắn” một thế giới nhiều chia rẽ

Thứ năm, 30/01/2025 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình. Đây cũng sẽ là năm mà chủ nghĩa đa phương, nền tảng cơ bản của hòa bình quốc tế, được kỳ vọng sẽ phát triển. Chỉ bằng cách hợp tác với nhau, các quốc gia mới có thể chống lại sự chia rẽ và khủng hoảng ngày càng sâu sắc.

Bài liên quan

Năm 2024 với nhiều cuộc xung đột và “điểm nóng”

Năm 2024 chứng kiến thế giới chia rẽ sâu sắc với nhiều cuộc xung đột, “điểm nóng” tại các khu vực khác nhau. Cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine bước sang năm thứ ba với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine không chỉ là vấn đề giữa hai bên, mà còn bị tác động, chi phối bởi yếu tố bên ngoài. Mỹ và phương Tây không trực tiếp tham chiến nhưng tăng cường trợ giúp Ukraine các trang thiết bị vũ khí hiện đại, áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga… Việc Nga tiếp tục “sa lầy” vào cuộc chiến sẽ là cơ hội để phương Tây tranh thủ tái thiết cục diện an ninh châu Âu và tạo dựng các cơ chế kinh tế không có sự tham gia của Nga theo hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây; đồng thời, làm suy giảm sức mạnh tổng hợp quốc gia của Nga trên trường quốc tế. Chính vì yếu tố này đã thu hẹp “cánh cửa” giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine thời gian qua.

nhung ky vong han gan mot the gioi nhieu chia re hinh 1

Thế giới cần hàn gắn lại sau quá nhiều chia rẽ trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2024. Ảnh minh họa: Iain Masterton

Các “điểm nóng” ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương âm ỉ, có thể bùng phát bất cứ lúc nào; khu vực này trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên “nóng” lên khi Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử vũ khí, tên lửa nhằm đối phó với việc mà nước này cho là mối đe dọa an ninh từ các cuộc tập trận quân sự của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, các tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề eo biển Đài Loan vẫn tiếp tục là các thách thức an ninh nghiêm trọng đối với hòa bình, ổn định ở khu vực.

Giới phân tích chính trị cho rằng, nếu như xung đột ở Ukraine đẩy quan hệ Mỹ, NATO với Nga đến “lằn ranh đỏ” của một cuộc đối đầu toàn diện thì ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ và các đồng minh tăng cường tiến hành các biện pháp quân sự để răn đe, kiềm chế Trung Quốc. Trong năm 2024, các cơ chế hợp tác đa phương do Mỹ dẫn dắt, như Nhóm Bộ Tứ kim cương/QUAD, Hiệp ước Đối tác an ninh ba bên/AUKUS (gồm Mỹ, Anh và Úc), hợp tác ba bên Mỹ - Nhật - Hàn… không ngừng phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho sự hiện diện của Mỹ và các đồng minh tại khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc tập trung đầu tư hiện đại hóa quân đội, coi trọng mở rộng hợp tác an ninh - quốc phòng cả song phương, đa phương với các nước, trong đó có Nga. Vô hình chung, điều này khiến xu hướng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra gay gắt và hình thành các trục lực lượng đối kháng nhau ở khu vực.

Năm 2024, tình hình chiến sự ở Trung Đông diễn biến phức tạp. Kể từ cuộc tấn công của Hamas hồi tháng 10-2023, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tiến hành biện pháp quân sự mạnh tay nhằm vào “trục kháng chiến” do Iran dẫn dắt ở khu vực. Hàng loạt các cuộc tấn công, không kích, vụ nổ thiết bị điện đàm, máy nhắn tin được IDF tiến hành nhằm vào phong trào Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Lebanon. Trong bối cảnh thế giới, nhất là các nước lớn, tiếp tục chia rẽ, một giải pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Trung Đông đang rất nan giải.

Kỳ vọng hòa bình trong năm 2025

Tuy nhiên, bước sang năm 2025, cộng đồng quốc tế cùng kỳ vọng vào một thế giới hòa bình, ổn định, phát triển, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các nước lớn.

Trước hết, năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình (24/4). Đây cũng sẽ là năm mà chủ nghĩa đa phương, nền tảng của hòa bình quốc tế, được kỳ vọng sẽ phát triển. Cộng đồng quốc tế hy vọng những thay đổi chiến lược của các nước lớn, cùng nhìn nhận những vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh khu vực và thế giới diễn ra hiện nay để cùng ngồi vào bàn đàm phán, thúc đẩy các giải pháp kiến tạo hòa bình. Rõ ràng, chỉ bằng cách hợp tác với nhau, các quốc gia mới có thể chống lại sự chia rẽ và khủng hoảng ngày càng sâu sắc.

nhung ky vong han gan mot the gioi nhieu chia re hinh 2

Liên hợp quốc vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng để mang lại hòa bình cho thế giới. Ảnh: U.N

Chủ nghĩa đa phương là một phần trong Hiến chương của Liên hợp quốc. Đây là một trong những trụ cột của hệ thống quốc tế mà chúng ta đang sống ngày nay. Trong báo cáo về công việc của Liên hợp quốc gửi đến Đại hội đồng năm 2018, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã nhắc lại rằng Hiến chương vẫn là “la bàn đạo đức để thúc đẩy hòa bình, nâng cao nhân phẩm, thịnh vượng và bảo vệ nhân quyền và pháp quyền”.

Thứ hai, việc ông Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ, bên cạnh những rủi ro có thể xảy ra cho phần còn lại của thế giới, nhất là những gì đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, song cũng có những kỳ vọng nhất định trong nhiệm kỳ thứ hai ổn định hơn. Cánh cửa đàm phán Mỹ - Nga nhiều khả năng sẽ được nối lại, mở ra cơ hội để sớm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, mặc dù sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Ở góc độ cá nhân, ông Trump không coi Nga là đối thủ. Hơn nữa, theo ông Trump nhận thấy, việc gia tăng sức ép với Nga sẽ khiến xu hướng Nga - Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau, và đây là điều Mỹ hoàn toàn không hề mong muốn.

Do đó, không loại trừ khả năng chủ trương của ông Trump sẽ gây ra những cản trở nhất định trong quan hệ Nga - Trung, tạo ra thế chân vạc “vừa hợp tác, vừa đề phòng” giữa ba cường quốc. Ít nhiều, thế kiềng ba chân này sẽ hạn chế sự phân cực sâu sắc như hiện nay, là yếu tố bảo đảm sự ổn định của thế giới với sự cạnh tranh ôn hòa giữa ba cường quốc.

Thứ ba, tiếng nói của các nước Nam Bán cầu ngày càng lớn hơn. Xu thế mở rộng các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng rõ nét, điển hình là hai nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới là BRICS và G20 chào đón các thành viên mới trong năm 2024. Điều này không chỉ tiếp thêm động lực cho các cơ chế hợp tác đa phương, mà còn khẳng định tiếng nói và nâng cao vai trò của các nước đang phát triển trong các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy trật tự thế giới đa cực và công bằng hơn.

Ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các nước lớn luôn xem ASEAN, với tư cách là tổ chức mang tính khu vực, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa gia tăng khả năng xung đột và thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng con đường hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Với nền tảng đã đạt được, các nước thành viên ASEAN được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy sự đoàn kết, gắn kết chặt chẽ để tạo ra những chuẩn mực, giá trị tập thể chung, xây dựng các định chế bảo đảm an ninh, hình thành cấu trúc an ninh khu vực mới với ASEAN làm trung tâm.

Hà Anh

Tin mới

Những chiếc cần số hình thù kỳ lạ khiến các tài xế 'bực mình'

Những chiếc cần số hình thù kỳ lạ khiến các tài xế 'bực mình'

(CLO) Những thiết kế cần số lạ đời khiến tài xế bối rối, như bà Linda Hoff, 65 tuổi, phải quay lại quầy thuê xe chỉ để học cách vào số lùi.

Xe
Mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 với diện tích gần 82.000 m2

Mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 với diện tích gần 82.000 m2

(CLO) Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 276/QĐ-BXD về công bố mở cảng cạn Tân Chi giai đoạn 1 thuộc địa bàn xã Tân Chi (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) với diện tích gần 82.000 m2.

Giao thông
Porsche 911 thế hệ mới ra mắt khách Việt, trang bị công nghệ T-Hybrid, giá cao nhất gần 17 tỷ đồng

Porsche 911 thế hệ mới ra mắt khách Việt, trang bị công nghệ T-Hybrid, giá cao nhất gần 17 tỷ đồng

(CLO) Các biến thể hiệu năng cao GT được đưa trở lại, bên cạnh công nghệ T-Hybrid giúp dòng xe thể thao Porsche 911 nâng cấp 2025 sở hữu sức mạnh vượt trội.

Xe
Hà Lan sẽ phân bổ 65 triệu euro hỗ trợ cho việc phục hồi năng lượng của Ukraine

Hà Lan sẽ phân bổ 65 triệu euro hỗ trợ cho việc phục hồi năng lượng của Ukraine

(CLO) Hà Lan viện trợ 65 triệu euro giúp Ukraine khắc phục hạ tầng năng lượng, sau khi đã gửi 211 lô thiết bị nặng gần 3.000 tấn.

Kinh tế vĩ mô
Giáo hoàng Francis có thể xuất hiện trước công chúng vào hôm nay

Giáo hoàng Francis có thể xuất hiện trước công chúng vào hôm nay

(CLO) Giáo hoàng Francis dự kiến sẽ xuất hiện công khai lần đầu tiên vào Chủ nhật (23/3) sau 5 tuần nằm viện, theo thông báo từ Vatican.

Thế giới 24h
Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đang triển khai ra sao?

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đang triển khai ra sao?

(CLO) Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), hiện dự án thành phần 3 cảng hàng không quốc tế Long Thành đang tích cực được triển khai để hoàn thành cơ bản toàn bộ phần xây dựng trước ngày 31/12/2025.

Giao thông
Gã khổng lồ dầu mỏ Nga có thể phải bán tài sản lớn nhất ở nước ngoài

Gã khổng lồ dầu mỏ Nga có thể phải bán tài sản lớn nhất ở nước ngoài

(CLO) Đối mặt lệnh trừng phạt, Rosneft cân nhắc bán cổ phần Nayara Energy tại Ấn Độ với giá 20 tỷ USD sau nhiều năm mắc kẹt lợi nhuận.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ nhập khẩu trứng từ Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ để hạ nhiệt giá cả

Mỹ nhập khẩu trứng từ Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ để hạ nhiệt giá cả

(CLO) Mỹ đang nhập khẩu trứng từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc nhằm giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung do dịch cúm gia cầm, khiến giá trứng tăng cao trên toàn quốc, theo xác nhận của Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins vào thứ Sáu (21/3).

Thế giới 24h
Những điều cần biết khi mua xe cũ

Những điều cần biết khi mua xe cũ

(CLO) Kiểm tra số km, phanh, lốp và động cơ kỹ lưỡng có thể giúp bạn tránh mất hàng chục triệu đồng khi mua xe cũ.

Xe
Dự báo tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đạt 15% trong năm 2025 nhờ kỳ vọng bất động sản hồi phục

Dự báo tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đạt 15% trong năm 2025 nhờ kỳ vọng bất động sản hồi phục

(CLO) Bất chấp áp lực chi phí vốn và rủi ro tỷ giá, ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ bước vào giai đoạn phục hồi lợi nhuận nhờ đà tăng tín dụng và cải thiện chất lượng tài sản khi thị trường bất động sản khởi sắc trở lại.

Dự án - Đầu tư
Cháy rừng tại Hàn Quốc khiến 4 người thiệt mạng, hàng trăm người phải sơ tán

Cháy rừng tại Hàn Quốc khiến 4 người thiệt mạng, hàng trăm người phải sơ tán

(CLO) Ít nhất ba lính cứu hỏa và một công chức đã thiệt mạng trong vụ cháy rừng nghiêm trọng tại Hàn Quốc, buộc chính quyền phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực đông nam nước này, theo thông báo của giới chức vào thứ Bảy (22/3).

Thế giới 24h
Video các nhóm đấu súng kinh hoàng ở Mỹ, 3 thanh thiếu niên thiệt mạng

Video các nhóm đấu súng kinh hoàng ở Mỹ, 3 thanh thiếu niên thiệt mạng

(CLO) Ba thanh thiếu niên đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ việc mà chính quyền gọi là vụ xả súng hàng loạt tại một công viên ở bang New Mexico của Mỹ sau một buổi trình diễn ô tô "không được cấp phép" vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
'Tắt đèn - bật ý tưởng' mang theo thông điệp bảo vệ môi trường

"Tắt đèn - bật ý tưởng" mang theo thông điệp bảo vệ môi trường

(CLO) Tối 22/3, tại The Loop Xuân Thủy (Hà Nội) đã diễn ra Lễ hội Tắt đèn 2025 nhằm hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất, mang thông điệp ‘Tắt sống nhanh, bật sống xanh’.

Đời sống
Hà Nội: Xử lý gần 1.500 trường hợp cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng

Hà Nội: Xử lý gần 1.500 trường hợp cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng

(CLO) Số liệu thống kê cho thấy chỉ qua 1 tháng, lực lượng chức năng TP.Hà Nội đã xử lý gần 1.500 trường hợp phương tiện vi phạm liên quan đến cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng.

Giao thông
TP Phú Quốc (Kiên Giang): Đang xác minh vụ cô giáo đánh học sinh mầm non

TP Phú Quốc (Kiên Giang): Đang xác minh vụ cô giáo đánh học sinh mầm non

(CLO) Liên quan đến việc nhiều đoạn clip trên mạng xã hội về giáo viên Trường mầm non Dương Đông, TP Phú Quốc dùng thước đánh học sinh, địa phương đang cho xác minh vụ việc.

Công luận 24H
Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh 'tái xuất' làm giám khảo trên sóng truyền hình

Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh 'tái xuất' làm giám khảo trên sóng truyền hình

(CLO) Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh sẽ tham gia chương trình "Điểm hẹn tài năng", phát sóng trên VTV từ tháng 5/2025 với vai trò giám khảo.

Giải trí
Bình Luận

Tin khác

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế
Xung đột Nga - Ukraine: Tiến trình hòa bình còn dài và nhiều chông gai

Xung đột Nga - Ukraine: Tiến trình hòa bình còn dài và nhiều chông gai

(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.

Tiêu điểm Quốc tế
Giải mã quyết định tăng sản lượng dầu của OPEC+

Giải mã quyết định tăng sản lượng dầu của OPEC+

(CLO) Tuần trước, nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng dầu thô của các quốc gia thành viên lần đầu tiên kể từ năm 2022.

Tiêu điểm Quốc tế
Liệu NATO có thể tồn tại mà không có Mỹ?

Liệu NATO có thể tồn tại mà không có Mỹ?

(CLO) Châu Âu đang đối mặt với một thực tế đầy thách thức khi vai trò trụ cột của Mỹ trong NATO - liên minh quân sự đảm bảo an ninh cho lục địa này suốt gần 80 năm - không còn là điều chắc chắn.

Tiêu điểm Quốc tế
Top 5 cường quốc đầu tư mạnh nhất cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân

Top 5 cường quốc đầu tư mạnh nhất cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân

(CLO) Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân là loại tàu chiến phức tạp nhất và có khả năng răn đe cực kỳ mạnh mẽ. Nhân việc Triều Tiên vừa gia nhập các nước sở hữu loại tàu này, cùng điểm mặt 5 cường quốc đang đầu tư mạnh nhất cho tàu ngầm hạt nhân.

Tiêu điểm Quốc tế
Liên minh châu Âu 'tiến thoái lưỡng nan' trong cuộc chiến Nga - Ukraine

Liên minh châu Âu 'tiến thoái lưỡng nan' trong cuộc chiến Nga - Ukraine

(CLO) Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine tại Nhà Trắng vào hôm 28/2 và việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine đã đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".

Tiêu điểm Quốc tế
Những vũ khí mà Ukraine và châu Âu không thể bù đắp sau khi Mỹ dừng viện trợ

Những vũ khí mà Ukraine và châu Âu không thể bù đắp sau khi Mỹ dừng viện trợ

(CLO) Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine đồng nghĩa Kiev sẽ không được tiếp nhận thêm những loại vũ khí đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.

Tiêu điểm Quốc tế