(NB&CL) Một trong những kỳ vọng lớn của thế giới khi bước vào năm 2025 chính là hàng chục cam kết trong “Hiệp ước cho tương lai” - văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9/2024. Nó được kỳ vọng sẽ chuyển hóa thành hành động mạnh mẽ, tạo ra bước đột phá cho chủ nghĩa đa phương và hòa bình chung của thế giới.
Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2024, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua “Hiệp ước cho tương lai”, văn kiện được Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres mô tả là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, để thế giới bước tiến tới “chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn, toàn diện hơn, có mạng lưới hơn”.
Với hơn 50 trang và 56 mục tiêu được đề cập, hiệp ước nêu ra tầm nhìn cho hợp tác đa phương trên toàn bộ các vấn đề hàng đầu đối với thế giới hiện nay, bao gồm hòa bình và an ninh, mục tiêu phát triển bền vững, cải cách quản trị toàn cầu, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, trí tuệ nhân tạo (AI) và hợp tác kỹ thuật số.
Biểu tượng về hòa bình và phát triển bền vững vì tương lai tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Ảnh: Eduardo Kobra
“Hiệp ước này là tâm huyết của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, người đặt mục tiêu đem đến một bản thiết kế mới và toàn diện cho cải cách và hợp tác đa phương”, Karen Mathiasen - Giám đốc các dự án của Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD).
Ngay trong các điều khoản mở đầu của hiệp ước, Đại hội đồng LHQ đã cam kết thực hiện các hành động táo bạo, đầy tham vọng, nhanh chóng, công bằng và mang tính chuyển đổi để thực hiện “Chương trình nghị sự 2030” vì sự phát triển bền vững và đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo vào trọng tâm của các nỗ lực thực hiện mục tiêu đó.
Trong những điều khoản khác, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thu hẹp khoảng cách tài trợ cho Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) ở các nước đang phát triển, để đảm bảo rằng hệ thống thương mại đa phương tiếp tục là động lực cho phát triển bền vững và đẩy nhanh cải cách cấu trúc tài chính quốc tế để tăng cường tiếng nói và đại diện của các nước đang phát triển.
Đại hội đồng cũng cam kết cải cách Hội đồng Bảo an, thừa nhận nhu cầu cấp thiết phải làm cho cơ quan này mang tính đại diện, toàn diện, minh bạch, hiệu quả, hiệu suất, dân chủ và có trách nhiệm hơn.
“Hiệp ước cho tương lai” cũng có hai phụ lục. Phụ lục đầu tiên mang tên “Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu” với mục tiêu xóa bỏ mọi khoảng cách kỹ thuật số; thúc đẩy một không gian kỹ thuật số toàn diện, cởi mở, an toàn và bảo mật, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; tăng cường quản trị quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI). Phụ lục thứ hai có tên “Tuyên bố về các Thế hệ Tương lai”, đặt ra một bộ nguyên tắc chỉ đạo, cam kết và hành động nhằm thúc đẩy sự ổn định, hòa bình và an ninh quốc tế; đảm bảo các xã hội hòa bình, toàn diện và công bằng trong khi giải quyết bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia cũng như nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển.
Với những nội dung ấy, “Hiệp ước cho tương lai” được xem như một chiến thắng, dù không quá lớn nhưng lại mang tính bước ngoặt của chủ nghĩa đa phương. Hoặc nói như Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, thì hiệp ước này sẽ “đưa chủ nghĩa đa phương trở lại từ bờ vực thẳm”.
Chờ những hành động cụ thể và mạnh mẽ
Trong bối cảnh chiến tranh đang lan rộng ở Trung Đông, các cuộc xung đột tàn khốc liên tục ở châu Phi và châu Âu, và sự ngờ vực giữa các quốc gia thành viên của “Nam Bán cầu” còn nhiều khó khăn về việc “Bắc Bán cầu” gồm nhiều các quốc gia giàu có không thực hiện những cam kết trước đây về chống biến đổi khí hậu, nạn đói và nghèo đói cùng cực, việc LHQ thông qua “Hiệp ước cho tương lai” là một nỗ lực quan trọng nhằm giải quyết những thách thức hàng đầu mà nhân loại đang phải đối mặt.
“Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta”, cựu Thủ tướng Cameroon, Philemon Yang - người giữ chức Chủ tịch luân phiên của Đại hội đồng LHQ nhấn mạnh tại kỳ họp thứ 79, sau khi Hiệp ước được thông qua. Theo ông, văn kiện này đại diện cho lời cam kết giải quyết các cuộc khủng hoảng trước mắt và đặt nền tảng cho một trật tự toàn cầu bền vững, công bằng và hòa bình cho tất cả các dân tộc và quốc gia.
Một số cam kết đáng chú ý trong "Hiệp ước cho tương lai"
- Chấm dứt nạn đói, xóa bỏ tình trạng mất an ninh lương thực và mọi hình thức suy dinh dưỡng.
- Đảm bảo rằng hệ thống thương mại đa phương tiếp tục là động lực cho sự phát triển bền vững.
- Đầu tư vào con người để xóa đói giảm nghèo và tăng cường lòng tin cũng như sự gắn kết xã hội.
- Tăng cường nỗ lực xây dựng xã hội hòa bình, công bằng và toàn diện.
- Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
- Tăng cường hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Nhưng muốn hiệp ước thực sự tạo ra bước ngoặt, các quốc gia đều phải hành động. Ông Richard Gowan, Giám đốc Nhóm khủng hoảng quốc tế Liên hợp quốc cho biết: “Điều quan trọng là các thành viên LHQ phải đưa ra một kế hoạch thực hiện phù hợp cho các phần có thể thực hiện được của hiệp ước, vì chúng ta thường thấy các nhà lãnh đạo thế giới ký vào những lời cam kết nghe có vẻ hay ho tại LHQ nhưng sau đó lại không thực hiện chúng”.
Theo ông Gowan, sẽ cần phải có những nỗ lực đáng kể để thúc đẩy 56 hành động đã được nhất trí trong hiệp ước. Điều này không chỉ đòi hỏi phải nêu rõ các mốc thời gian và chỉ tiêu tiến độ cụ thể, mà còn phải đảm bảo việc thực hiện đánh giá tổng thể hiệp ước thông qua một cuộc họp ở cấp nguyên thủ quốc gia.
Tuy nhiên, các quốc gia thành viên và những bên khác quan tâm đến việc đảm bảo hiệp ước được thực hiện đầy đủ sẽ có một số cơ hội hành động ngay trong những tháng và năm tới. Cùng với đó, việc Đức - một trong hai quốc gia bảo trợ của “Hiệp ước cho tương lai” - sẽ lãnh đạo nhiệm kỳ chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 80 (năm 2025-2026), và một Tổng thư ký Liên hợp quốc mới nhậm chức vào tháng 1/2027 cũng hứa hẹn những hành động xuyên suốt của LHQ để thúc đẩy hiện thực hóa các cam kết của hiệp ước.
Một con đường thay đổi mang đến cho các thế hệ hiện tại và tương lai cơ hội xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu hiệu quả hơn, có mạng lưới hơn và toàn diện hơn, vì thế sẽ mở ra ngay từ năm 2025 này. Bởi nói như Thủ tướng Đức, Olaf Scholz thì “nếu các quốc gia không đoàn kết thực hiện hơn 50 hành động của hiệp ước, chẳng những lịch sử… mà cả những người trẻ trên toàn thế giới sẽ phán xét chúng ta”.
(CLO) Trung tâm Địa chấn Quốc gia (NCS) của Ấn Độ cho biết sáu trận động đất đã làm rung chuyển Myanmar vào thứ Sáu. Theo NCS, trận động đất mới nhất xảy ra ở độ sâu 10 km, khiến nơi này dễ xảy ra dư chấn.
(CLO) Vừa qua, Việt Nam đã thông qua nhiều luật liên quan tới đầu tư, đồng thời ban hành các nhiều chính sách khác nhau để kêu gọi đầu tư trong nước và cả vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển thực tiễn thi hành vẫn tồn tại nhiều bất cập.
(CLO) Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) thời gian qua có nhiều hạng mục xuống cấp, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dân và du khách. Vì vậy, khi UBND quận Hoàn Kiếm công bố kế hoạch cải tạo, nhiều người dân đã bày tỏ sự ủng hộ và háo hức chờ đón diện mạo mới của vườn hoa.
(CLO) Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
(CLO) Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN mở rộng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025). Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
(CLO) Đội tuyển Malaysia tiếp tục đẩy mạnh chính sách nhập tịch khi chuẩn bị bổ sung thêm 7 cầu thủ mới cho loạt trận vòng loại Asian Cup 2027, trong đó có cuộc đối đầu quan trọng với đội tuyển Việt Nam vào tháng 6/2025.
(CLO) Chỉ còn 2 ngày nữa là hết thời hạn khắc phục các vi phạm về PCCC của các chủ nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, TP HCM mới chỉ có 7 địa phương đảm bảo về PCCC.
(CLO) Cháy rừng không chỉ tàn phá nhà cửa, cướp đi sinh mạng mà còn phơi bày thực trạng xã hội siêu già của Hàn Quốc, nơi người già đơn độc chống chọi với thiên tai trong tuyệt vọng.
(CLO) TP Hà Nội bổ sung việc hạ ngầm đồng bộ đường dây, cáp viễn thông và điện lực tại khoảng 300 tuyến phố trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Không chỉ tập trung tại 4 quận nội đô lịch sử như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, kế hoạch mới còn mở rộng ra các quận khác và thị xã Sơn Tây,
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản số 188/UBND-XDCB đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang xem xét cho ý kiến thống nhất bổ sung tuyến xe buýt liên tỉnh thành phố Bắc Ninh - thành phố Bắc Giang.
(CLO) Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD-ĐT cho biết, dù Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT báo cáo tình hình triển khai thực hiện thông tư 29 nhưng vẫn còn 19 tỉnh/ thành phố chưa gửi báo cáo.
(CLO) Ban quản lý dự án 2 vừa gửi Bộ Xây dựng tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn (Bình Định) - Pleiku (Gia Lai).
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Với vị trí địa chính trị quan trọng, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư cải thiện, Việt Nam đang có “cơ hội vàng” tham gia chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.