Nợ trái phiếu, âm nặng dòng tiền, Nhà Khang Điền (KDH) vẫn bảo đảm khoản vay 2.400 tỷ cho công ty con

Thứ hai, 17/04/2023 16:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dòng tiền kinh doanh năm 2022 âm nặng, nợ vay trái phiếu lên tới 1.100 tỷ đồng nhưng Nhà Khang Điền (KDH) vẫn bảo đảm khoản vay 2.400 tỷ đồng cho công ty con.

Nhà Khang Điền (KDH) bảo lãnh khoản vay 2.400 tỷ đồng cho công ty con

Năm 2023 được coi là năm khó khăn đối với thị trường bất động sản khi mà thanh khoản xuống thấp khiến lưu chuyển dòng tiền của đa phần công ty trong ngành gặp khó khăn.

Thế nhưng mới đây, Nhà Khang Điền (KDH) vẫn có thể thông qua việc cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thanh toán thay đối với khoản vay của Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Quận 4.

no trai phieu am nang dong tien nha khang dien kdh van bao dam khoan vay 2400 ty cho cong ty con hinh 1

Nhà Khang Điền (KDH) dù dòng tiền âm nặng vẫn đứng ra bảo đảm khoản vay 2.400 tỷ đồng cho công ty con (Ảnh TL)

Bài liên quan

Cụ thể thì khoản vay này có hạn mức 2.400 tỷ đồng với thời hạn 84 tháng kể từ ngày giải ngân. Nguồn tiền được sử dụng để thực hiện dự án tại phường Bình Trưng Đông và phường Cát Lái, Tp Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng vốn là công ty con của Nhà Khang Điền với tỷ lệ sở hữu lên tới 99,9%. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Việc Nhà Khang Điền đứng ra bảo lãnh, đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thanh toán thay trong trường hơp Công ty Bình Trưng vi phạm nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn cho khoản vay 2.400 tỷ đồng khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn bởi trên thực tế chính Nhà Khang Điền cũng đang gặp một số vấn đề trong kinh doanh.

Lợi nhuận đi lùi, âm nặng dòng tiền hàng nghìn tỷ

Về tình hình kinh doanh trong năm 2022 của Nhà Khang Điền, lũy kế doanh thu cả năm 2022 của công ty đạt 2.912 tỷ đồng, giảm 22,1%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 1.081,3 tỷ đồng, giảm 10,2% so với cùng kỳ. Nếu so sánh với mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế kế hoạch 1.400 tỷ đồng thì Nhà Khang Điền đều chưa hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận và doanh thu năm 2022.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh đi lùi, cơ cấu tài sản của Nhà Khang Điền cũng có dấu hiệu cho thấy sự bất ổn.

Tính đến hết ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Nhà Khang Điền ghi nhận ở mức 21.631,9 tỷ đồng, tăng tới gần 7.300 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận ở mức 2.752,1 tỷ đồng.

Chỉ tiêu về hàng tồn kho tăng mạnh từ 7.732,8 tỷ đồng lên mức 12.440,6 tỷ đồng cho thấy rằng công ty đang bị "chôn vốn" khá nhiều tại các dự án xây dựng dở dang.

Trong đó, tồn kho nhiều nhất ở dự án Khang Phúc - Khu Dân cư Tân Tạo với 5.316,1 tỷ đồng; dự án Đoàn Nguyên - Khu nhà ở Đoàn Nguyên với 3.257,9 tỷ đồng; dự án Bình Trưng - Bình Trưng Đông với 1.077,9 tỷ đồng; các dự án Khang Phúc - An Dương Vương, Khang Phúc - Khu Dân cư Bình Hưng 11A, Thủy sinh Phú Hữu đều tồn kho trên dưới 500 tỷ đồng.

Một điều đáng chú ý nữa đó là trong nợ phải trả, nợ vay dài hạn của Nhà Khang Điền tăng mạnh từ 1.737,9 tỷ đồng lên 5.743 tỷ đồng, tương ứng với việc nợ dài hạn tăng lên tới 4005 tỷ đồng chỉ trong năm 2022. Các khoản vay dài hạn của Nhà Khang Điền chủ yếu nằm ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông - CN Quận 4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - CN 11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - CN TP HCM.

Các khoản vay nợ dài hạn gia tăng cũng đồng thời cho thấy rủi ro hiện hữu trong cơ cấu tài sản của Nhà Khang Điền. Không những vậy, lưu chuyển dòng tiền kinh doanh của KDH cũng đang âm tới cả nghìn tỷ đồng. Trên BCTC năm 2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của KDH âm tới 1.824 tỷ đồng. Nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng mạnh trong kỳ dẫn tới thiếu hụt nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh.

Huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để rót vào bất động sản vẫn đứng ra bảo lãnh thêm 2.400 tỷ cho công ty con

Trong báo cáo tình hình sử dụng vốn trái phiếu đối với hai lô KDHH2125001 trị giá 400 tỷ đồng và KDHH2225001 trị giá 800 tỷ đồng. Nhà Khang Điền cho biết mục đích sử dụng vốn là để tăng quy mô hoạt động của công ty.

Đối với lô trái phiếu KDHH2125001 (phát hành vào tháng 6/2021), Khang Điền đã mua lại trước hạn 100 trái phiếu vào ngày 14/12/2021. Như vậy, hiện tại vẫn còn 300 trái phiếu được lưu hành, tương đương số tiền nợ 300 tỷ đồng. Tổng lượng trái phiếu đang lưu hành của Khang Điền là 1.100 tỷ đồng.

Điều đáng nói đó là trong kế hoạch sử dụng vốn, đối với lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng, công ty đã dùng tiền để tăng vốn tại Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế, để doanh nghiệp này góp thêm vốn vào Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng. Đây cũng chính là đơn vị mà Nhà Khang Điền vừa đứng ra bảo lãnh thêm một khoản vay trị giá 2.400 tỷ đồng.

Bất động sản Bình Trưng là chủ đầu tư dự án Clarita tại TP Thủ Đức, TP HCM. Dự án được quy hoạch trên diện tích rộng 5,8 ha và dự kiến mở rộng, bao gồm hai loại hình sản phẩm là biệt thự và nhà liền kề.

Trang Thu

Bình Luận

Tin khác

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1

(CLO) Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm