Vì sao doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%

Thứ sáu, 19/08/2022 13:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau gần 3 tháng triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kết quả cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế.

Liên quan đến việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022 của Chính phủ, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, theo báo cáo nhanh từ các ngân hàng thương mại, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.100 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng. Số tiền lãi đã hỗ trợ cho khách hàng đạt khoảng 1,02 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt 3.966 tỷ đồng.

vi sao doanh nghiep kho tiep can goi ho tro lai suat 2 hinh 1

Sau gần 3 tháng triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, kết quả cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh minh họa

Hiện các ngân hàng đã và đang rà soát danh mục khách hàng đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất và đang đẩy mạnh công tác hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục hỗ trợ lãi suất. Qua ghi nhận sơ bộ từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, nổi lên một số nguyên nhân, khó khăn dẫn tới chính sách chậm triển khai là khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất, khó khăn xuất phát từ phía khách hàng vay (ví dụ nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhưng không đăng ký hộ kinh doanh nên không thuộc diện được hỗ trợ…) và nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại.

Điển hình như trong lĩnh vực du lịch, nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng, vào mùa cao điểm du lịch hè, các bên lữ hành cần nguồn tài chính lớn để đặt cọc tất cả các dịch vụ trong tour tuyến, nhưng doanh nghiệp đang tự thân vận động xoay sở nguồn tiền. Tiếp cận khoản vay lãi suất thông thường đã khó, gói vay hỗ trợ 2% lãi suất càng khó hơn.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho biết, sau COVID-19, các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng hoặc có nợ xấu, hoặc hết tài sản đảm bảo, hoặc khả năng trả nợ bấp bênh.

Đây là những điều kiện tiên quyết để vay được vốn ngân hàng, nên để ngân hàng lựa chọn được khách hàng cho vay theo đúng tiêu chí của gói cấp bù lãi suất không hề đơn giản.

Thường các ngân hàng sẽ lựa chọn xem xét lại một số khoản nợ xấu có thể gia hạn được và cũng có những ngân hàng thương mại xem xét lại tài sản đảm bảo. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều đồng tình rằng, nếu khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt, làm ăn có hiệu quả, có đầu ra vững chắc thì họ có thể xem xét lại điều kiện tín dụng linh hoạt hơn.

Theo chuyên gia tài chính PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, vay vốn ngân hàng luôn là một vấn đề không đơn giản với các doanh nghiệp. Để vay được vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện về tài sản đảm bảo, không có nợ xấu, khả năng thanh khoản…

Vì vậy, muốn doanh nghiệp hấp thụ tối đa được gói hỗ trợ lãi suất 2%, các ngân hàng cần tích cực cho vay với những doanh nghiệp có dự án sản xuất kinh doanh tốt, giải ngân dần dần theo tiến độ thực hiện dự án. Từ đó giúp các doanh nghiệp vừa có nguồn vốn hồi phục và tăng trưởng, nhưng đồng thời vừa được hưởng lãi suất hỗ trợ mà Chính phủ đề ra.

Mặt khác, phía ngân hàng cũng cần linh động xem xét các điều kiện doanh nghiệp được giải ngân nhanh chóng. Một trong những vấn đề Chính phủ cần lưu tâm trong thời gian tới, đó là thành lập Quỹ hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp, bởi nếu không có Quỹ đó thì khó có thể yểm trợ cho doanh nghiệp ứng phó, chống chịu với những cú sốc thị trường

Liên quan đến việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, phát biểu tại cuộc họp với NHNN mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đề nghị các bộ ngành tiến hành rà soát lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng, các điều kiện vay vốn… để kịp thời điều chỉnh hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Trong đó, NHNN phải chủ động nắm bắt tình hình từ cơ sở, nếu phát hiện các khó khăn, vướng mắc thì kịp thời có các giải pháp khắc phục theo thẩm quyền, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đồng thời, Phó Thủ tướng giao NHNN phải tổ chức Hội nghị để tiếp thu ý kiến phản ánh của các ngân hàng thương mại, các bộ ngành liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp) phối hợp cử cán bộ tham dự để hướng dẫn, giải thích cho các tổ chức tín dụng; tiến hành khảo sát tình hình triển khai thực hiện của các ngân hàng thương mại, nắm bắt các vấn đề đặt ra trong thực tiễn để kịp thời có các biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc của cơ sở.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô