Việc Google bổ sung AI vào công cụ tìm kiếm có ý nghĩa gì với báo chí?

Thứ bảy, 13/05/2023 13:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho công cụ tìm kiếm sẽ làm giảm lưu lượng truy cập của tổ chức báo chí, vì người dùng có thể tìm được những câu trả lời cần thiết ngay trên Google.

Google đã công bố một loạt “thử nghiệm” mới và những thay đổi sắp được áp dụng trên công cụ tìm kiếm số một toàn cầu của gã khổng lồ công nghệ này trong thời gian sắp tới.

viec google bo sung ai vao cong cu tim kiem co y nghia gi voi bao chi hinh 1

Giao diện một kết quả tìm kiếm trong phiên bản thử nghiệm được bổ sung thêm AI của Google. Ảnh: Google

Bài liên quan

“Trải nghiệm tìm kiếm sáng tạo”

Nếu những thay đổi này được triển khai rộng rãi, chúng sẽ là cuộc cải cách quan trọng nhất đối với công cụ tìm kiếm và với mạng Internet trong nhiều thập kỷ qua. Sự thay đổi này có thể làm giảm đáng kể lưu lượng truy cập từ Google tới trang web của các tờ báo. Điều này có thể gây ra một số thiệt hại cho doanh thu quảng cáo trực tuyến của các nhà xuất bản tin tức.

Google sẽ đặt các câu trả lời do AI tạo ra ngay ở đầu một số trang tìm kiếm. Khi "Trải nghiệm Tìm kiếm Sáng tạo” (SGE) của Google trả lời một câu hỏi, AI sẽ trích dẫn một số nguồn tin của mình bằng các các liên kết nổi bật ở phía bên trái. Khi nhấn vào biểu tượng bên góc phải, chúng ta có thể xem rõ tất cả các nguồn tin đã được AI sử dụng để đưa ra câu trả lời.

Cách tìm kiếm mới này có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian việc lướt qua một loạt các trang web để tìm thông tin hữu ích. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến người dùng dễ dàng hài lòng với câu trả lời mà công nghệ AI của Google đưa ra và không có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn.

Mua sắm nhanh

Nội dung do AI tạo ra cũng sẽ được tích hợp nhiều vào kết quả mua sắm. Nếu bạn đặt câu hỏi cho Google như "chiếc loa dưới 100 đô tốt nhất cho một bữa tiệc" hoặc "xe đạp tốt để leo núi", Google sẽ gửi trả về một danh sách các đường link mua sắm, thay vì các bài viết trên trang tin truyền thông. Có nghĩa, dù ở khía cạnh nào, chúng ta có thể dự đoán trước rằng điều này không hề tốt cho các tổ chức báo chí.

Google cảnh báo rằng SGE vẫn là một thử nghiệm và chưa được phổ biến rộng rãi. Và cũng cần lưu ý thêm rằng Google sẽ không sử dụng AI để trả lời tất cả các vấn đề.

Không phải tất cả các tìm kiếm đều đưa ra câu trả lời bằng AI. AI chỉ xuất hiện khi thuật toán của Google cho rằng nó hữu ích hơn kết quả tiêu chuẩn. Các chủ đề nhạy cảm như sức khỏe và tài chính hiện đang bị giới hạn không sử dụng AI để đưa ra lời khuyên hoặc câu trả lời. 

Thêm “Quan điểm” cho người dùng

Google cũng đang mở rộng việc sử dụng bộ lọc tìm kiếm có tên là “Quan điểm - Perspectives” để đưa nội dung do người dùng tạo ra, ví dụ như các bài đăng trên Reddit, video trên YouTube và bài đăng trên blog, vào kết quả tìm kiếm.

Sự thay đổi này một phần do người Mỹ đang ngày càng tìm kiếm tin tức và thông tin từ các cá nhân chứ không phải các tổ chức. TikTok và Instagram cũng đang là các nền tảng nổi lên trong cách truyền tải tin tức kiểu mới này.

viec google bo sung ai vao cong cu tim kiem co y nghia gi voi bao chi hinh 2

Google Tìm kiếm sẽ đưa ra thêm các bài viết hoặc video thể hiện quan điểm cá nhân từ các blog, diễn đàn, YouTube hoặc MXH cho mỗi kết quả tìm kiếm thông qua nút "Quan điểm". Ảnh: Google

“Trong những tuần tới, người dùng có thể thấy bộ lọc Quan điểm xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm. Khi nhấn vào bộ lọc, người dùng sẽ thấy các video, hình ảnh và bài đăng mà mọi người đã chia sẻ trên diễn đàn thảo luận, các blog cá nhân như Reddit và trên các mạng xã hội", phía Google cho hay.

"Chúng tôi cũng sẽ hiển thị thêm thông tin chi tiết về người đã tạo nội dung này, chẳng hạn như tên, ảnh hồ sơ hoặc thông tin về những bài viết trước đó của người dùng này", tuyên bố cho biết thêm.

"Thông tin hữu ích thường có thể xuất hiện ở những nơi khó tìm và như các bài bình luận trên diễn đàn, bài đăng trên blog ít được biết đến hoặc các bài viết có kiến thức chuyên môn độc đáo về một chủ đề", Google cho biết thêm.

Bởi vậy theo Google, "hệ thống xếp hạng nội dung hữu ích của chúng tôi sẽ sớm hiển thị thêm những 'viên ngọc ẩn' này trên công cụ tìm kiếm, đặc biệt khi chúng tôi cho rằng chúng sẽ cải thiện trải nghiệm của người dùng”.

“Chúng tôi nhận thấy rằng người dùng của chúng tôi, đặc biệt là một số người dùng trẻ tuổi, thường muốn nghe ý kiến từ những người khác”, Liz Reid, Phó chủ tịch tìm kiếm của Google, nói với The Verge. “Họ không chỉ muốn nghe từ các tổ chức hoặc các thương hiệu lớn. Và đó nguồn cảm hứng phía sau công cụ 'Quan điểm' mới của chúng tôi".

Hoàng Tôn (theo Google, NL)

Bình Luận

Tin khác

Hàng chục nhân viên kiện Google vì bị sa thải do phản đối hợp đồng với Israel

Hàng chục nhân viên kiện Google vì bị sa thải do phản đối hợp đồng với Israel

(CLO) Một nhóm nhân viên Google đã nộp đơn khiếu nại lên hội đồng lao động Mỹ, tuyên bố công ty công nghệ này đã sa thải bất hợp pháp khoảng 50 người vì phản đối hợp đồng đám mây với Israel.

Báo chí - Công nghệ
Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

(CLO) Theo công ty nghiên cứu eMarketer, người dùng trưởng thành ở Mỹ dành trung bình tới 54 phút cho TikTok mỗi ngày, nhiều hơn Instagram, Snapchat hoặc YouTube. Nếu TikTok biến mất ở Mỹ, ứng dụng nào sẽ lên ngôi?

Báo chí - Công nghệ
ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

(CLO) ByteDance muốn đóng cửa TikTok tại Mỹ hơn là bán ứng dụng nếu không còn lựa chọn nào khác trước lệnh cấm của Mỹ, theo bốn nguồn tin cho biết.

Báo chí - Công nghệ
Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

(CLO) Alphabet - công ty mẹ của Google - vừa công bố thu nhập vượt kỳ vọng trong quý đầu tiên năm 2024, cùng với đó là chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 70 tỷ USD.

Báo chí - Công nghệ
Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

(CLO) Vào tháng 6 năm 2020, Ấn Độ đã bất ngờ cấm ứng dụng phổ biến TikTok cùng với hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc, sau cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới Ấn Độ-Trung Quốc

Báo chí - Công nghệ