Vòng tròn tín dụng khép kín gỡ 'thế bí' cho thị trường bất động sản?

Thứ ba, 11/07/2023 16:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, hiện vẫn chưa có cơ chế cho vòng tròn tín dụng khép kín. Trong cùng một dự án, chủ đầu tư có thể cùng lúc lấy tiền của người mua nhà lẫn vay ngân hàng. Hiện tượng "bắt cá hai tay" này khiến ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền, gặp rủi ro lớn khi cho vay.

Sau 4 lần giảm lãi suất điều hành từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát ra tín hiệu đảo chiều chính sách từ thận trọng sang nới lỏng có kiểm soát. Tuy vậy, với doanh nghiệp bất động sản, câu chuyện lãi suất không quan trọng bằng việc có tiếp cận được vốn hay không.

vong tron tin dung khep kin go the bi cho thi truong bat dong san hinh 1

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu

Bài liên quan

Mới đây có ý kiến đề xuất có thể thúc đẩy tín dụng bất động sản theo hình thức “vòng tròn khép kín”. Theo đó, ngành ngân hàng có thể nghiên cứu triển khai các gói tín dụng bất động sản cho một số phân khúc giá cả nhất định (trung cấp trở xuống). Tín dụng sẽ được giải ngân theo vòng tròn khép kín do ngân hàng kiểm soát dòng tiền 100% (ngân hàng - người mua nhà - chủ đầu tư - ngân hàng).

Với giải pháp này, chủ đầu tư sẽ phải chịu thiệt một chút khi giảm giá bán, song sẽ giải phóng được hàng tồn. Giải pháp này được cho là sẽ giúp giải quyết vấn đề nhà ở của những người dân còn nhiều tiềm năng và dư địa về vốn, giúp ngân hàng giải ngân được tín dụng có chọn lọc, có kiểm soát rủi ro…

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần phải nhìn nhận lại thực tế thị trường bất động sản ở mối quan hệ của 3 bên gồm ngân hàng, chủ đầu tư và người mua nhà. Ông chỉ ra, ở Mỹ, ngân hàng chỉ cho người mua nhà vay sau khi dự án đã hoàn thành, ngân hàng có thể thẩm định giá trị để khách hàng có tiền trả cho nhà đầu tư.

“Còn ở Việt Nam lại sáng tạo hơn nhưng có phần nguy hiểm, đó là chủ đầu tư kêu gọi người mua nhà đặt cọc và đóng tiền theo tiến độ. Nghĩa là các chủ đầu tư đã vay ngân hàng để phát triển dự án hình thành trong tương tai, nhưng đồng thời vẫn thu tiền của người mua nhà. Khi có nhiều tiền thì chủ đầu tư lại mang tiền đi tài trợ dự án khác. Chủ đầu tư ‘bắt cá hai tay’ sẽ gây ra rủi ro dự án không hoàn thành, trong khi người mua nhà đã đóng tiền”, vị chuyên gia phân tích.

Theo đó, TS Nguyễn Trí Hiếu đặt vấn đề về việc làm sao kiểm soát được dòng tiền để cuối cùng người mua nhà có nhà, ngân hàng thu được tiền, còn chủ đầu tư hoàn thành dự án và có lời. Ông cho rằng, thực tế hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có cơ chế cho một vòng tròn tín dụng khép kín, vì có nhiều vấn đề nảy sinh khi làm dự án.

“Cách giải quyết đơn giản là với mỗi dự án hình thành trong tương lai, khi người mua nhà đóng tiền sẽ phải trả thẳng cho ngân hàng để khấu trừ vào dư nợ của chủ đầu tư dự án. Mặc dù chủ dự án có tài sản bảo đảm là dự án hình thành trong tương lai, nhưng nó sẽ giảm giá dần khi tài sản được bán cho người mua nhà và khấu trừ vào tài sản ban đầu mà ngân hàng nắm giữ. Vì vậy, ngân hàng chỉ chấp nhận việc giá tài sản bảo đảm giảm khi dư nợ giảm đi tương ứng”, vị chuyên gia nêu.

TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định, vấn đề “nghẽn” tín dụng bất động sản hiện nay là do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền, nên không dám cho vay trong bối cảnh thị trường bất động đang đóng băng. Theo đó, ông đề xuất 3 giải pháp khơi thông tín dụng bất động sản.

Thứ nhất, không được hạ thấp những chuẩn mực hiện hành về tín dụng cho vay bất động sản. Các doanh nghiệp vẫn phải tính toán, đảm bảo về dòng tiền, chỉ số lợi nhuận, chỉ số đòn bẩy tài chính.

Thứ hai, các doanh nghiệp đi vay phải tự tái cơ cấu hệ thống tài chính, dòng tiền của mình để có thể trả nợ.

Thứ ba, nên có một chương trình cho vay đặc biệt để hỗ trợ nhà ở xã hội như gói 30.000 tỷ đồng đã từng thực hiện, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu đại bộ phận xã hội.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

(CLO) Đây là khu đất vàng nằm trên trục đường chính Hoàng Liên ở phía bắc thành phố Lào Cai vốn là nơi có 4 trụ sở cũ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai,Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai và Trường Mầm non Hoa Hồng.

Bất động sản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

(CLO) Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Phát triển thị trường bất động sản du lịch cũng là cơ hội khai thác và sử dụng đất đai một cách hiệu quả khi biến những vùng đất hoang sơ chưa có giá trị thành những vùng đất có giá trị kinh tế cao.

Bất động sản
Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

(CLO) Trong đợt đấu giá này, 217 lô đất tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ được đưa ra đấu giá.

Bất động sản
Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chấp thuận cho UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển mục đích sử dụng 50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Xây Đá B mới tại huyện Châu Thành.

Bất động sản
Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

(CLO) Thị trường hiện nay có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có đất khác không phải là đất ở. Do đó, họ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên đất của chính mình.

Bất động sản