Bài 3: Vai trò của sách giáo khoa và chia sẻ của chuyên gia đã trải nghiệm nền giáo dục nước Úc

Thứ tư, 05/10/2022 14:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền, thành viên Liên đoàn Giáo dục độc lập Úc cho rằng, giáo dục ở Úc hoàn toàn không bị đóng khung và phụ thuộc vào sách giáo khoa.

Bài liên quan

Khác nhau về vai trò sách giáo khoa ở Việt Nam và Úc

Hiện nay, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) năm 2018 được thực hiện theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ, những điểm mới quan trọng khi triển khai đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông nhằm mục đích đổi mới, tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Đây là một việc mới, khó khăn, chưa từng có trong tiền lệ.

bai 3 vai tro cua sach giao khoa va chia se cua chuyen gia da trai nghiem nen giao duc nuoc uc hinh 1

Ở Việt Nam SGK là tài liệu chính thống cụ thể mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình để học sinh và giáo viên sử dụng trong quá trình dạy và học.

Ngoài ra theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thì lần đổi mới này là thực hiện một chương trình nhiều bộ sách (một chương trình thống nhất cả nước và mỗi một môn học có một hoặc một số, chương trình được thiết kế theo hướng mở. Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có thể huy động nhiều tiềm năng, lực lượng, nhà khoa học trong xã hội tham gia viết sách, kỳ vọng có được bộ sách tốt nhất. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phải phê duyệt SGK trên cơ sở kết quả của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.

Đây là lần đổi mới căn bản, toàn diện, sâu rộng nhất

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, chương trình GDPT 2018 là lần đổi mới căn bản, toàn diện nhất, sâu rộng nhất trên phạm vi, quy mô lớn. Xã hội, nhân dân ngày càng quan tâm đến giáo dục thì việc tham gia vào quá trình biên soạn vừa là cơ hội, đồng thời là thách thức, áp lực lớn. Với sự nỗ lực của toàn ngành, đổi mới đã đạt những kết quả tích cực, các bộ sách đã được phê duyệt và sử dụng đáp ứng yêu cầu đề ra.

Đánh giá vai trò của SGK trong lần đổi mới này nhiều chuyên gia cũng cho rằng, SGK cụ thể hoá các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

SGK là tài liệu chính thống cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình để học sinh và giáo viên sử dụng trong quá trình dạy và học. Chương trình giáo dục phổ thông là pháp lệnh, SGK là tài liệu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.

Giáo viên có thể sử dụng nhiều SGK phục vụ cho quá trình dạy học để tận dụng, khai thác các nguồn học liệu, ngữ liệu; linh hoạt trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá học sinh,…  Điều này đồng nghĩa với việc “cởi trói” cho giáo viên khi xác định đúng vị trí của SGK và chương trình, đồng thời tạo  điều kiện để giáo viên phát huy tính sáng tạo trong dạy học.

Bàn luận về vai trò của SGK, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền, (hiện là thành viên Ban kiểm duyệt tạp chí nghiên cứu quốc tế  International Journal of Training Research, London; thành viên hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế ( NAFSA); thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia) cho biết: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt nam kể từ khi lập nước chúng ta thực thi một công cuộc đổi mới chương giáo dục phổ thông có tính quy mô và toàn diện nhất từ trước tới nay”.

Ông cũng cho rằng, dù có một số ý kiến lạc quan về những thay đổi tích cực khi hướng tới xã hội hoá SGK, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều tranh luận.

Bằng trải nghiệm giáo dục ở Úc, vị chuyên gia này cho biết, ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển như Úc không lấy đổi mới chương trình SGK làm nòng cốt vì giáo dục ở Úc hoàn toàn không bị đóng khung và phụ thuộc vào SGK.

Nhiều bộ sách để lựa chọn nhưng cách tiếp cận không mới

Chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền nhận định: Hiện nay “Đổi mới chương trình SGK” làm nền tảng cốt lõi cho cải cách giáo dục lần này là hướng đi không có gì mới. Đó vẫn là cách tiếp cận truyền thống khi chúng ta vẫn đồng nhất chương trình SGK với chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ có khác về mặt cơ học là có thêm nhiều bộ sách để có thêm sự lựa chọn”.

Tại nước Úc, tài liệu giảng dạy đều do giáo viên tự biên soạn dựa trên đề cương môn học chung do mỗi trường thiết kế dựa trên khung chương trình chung của Bang. “Họ dựa trên một triết lý chung đó là hướng tới một nền giáo dục khai phóng .

Thúc đẩy tự do cá nhân, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển năng lực riêng của mỗi học sinh. Chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào SGK. Vì vậy, học sinh ở Úc chưa bao giờ phải chi phí cho SGK” -  chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền nhấn mạnh.

Cách làm xã hội hóa giáo dục ở Úc 

Chia sẻ thêm về trải nghiệm giáo dục ở Úc, chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền bày tỏ: “Ở Úc học sinh các trường công lập hoàn toàn được miễn phí và hàng năm không phải đóng bất kỳ một khoản tiền nào để mua SGK, hay xã hội hoá để mua điều hoà, máy chiếu… Mỗi học sinh đều được phát miễn phí máy tính bảng và tất cả mọi học sinh đều bình đẳng và công bằng trong việc tiếp cận mọi nguồn lợi giáo dục”. 

bai 3 vai tro cua sach giao khoa va chia se cua chuyen gia da trai nghiem nen giao duc nuoc uc hinh 2

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Sóng Hiền.

Chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền mong muốn Việt Nam cần phải hướng tới xóa bỏ các yếu tố thương mại trong giáo dục phổ thông. Xây dựng một môi trường giáo dục thuần khiết vì sự nghiệp trồng người như lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Xã hội hoá giáo dục phải là trách nhiệm của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Chính họ đã và đang sử dụng miễn phí nguồn nhân lực mà chính chúng ta đang dày công đào tạo. Vì vậy, đến lúc cần phải luật hóa quy định về việc trích thu nhập từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác đóng góp vào quỹ xã hội hoá giáo dục.

Và dùng nguồn này đầu tư lại cho giáo dục chứ không để nó trở thành gánh nặng đè lên vai của các gia đình” - chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền nêu ý kiến.

Quan điểm của vị này là SGK phải là nguồn tiếp cận miễn phí dưới dạng sách điện tử hoặc có thể sách giấy ở những vùng khó khăn hoặc ở bậc học thấp hơn khi các em chưa có thể sử dụng sách điện tử. Cần phải dần xoá bỏ sự phụ thuộc vào SGK trong hệ thống giáo dục. Thay vào đó trao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà trường trong việc thực thi các hoạt động giáo dục .

Hướng tới xây dựng một nền giáo dục khai phóng, nhân bản, dân chủ đưa Việt nam sớm trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại sánh vai các cường quốc khác.

Qua chia sẻ của các chuyên gia có thể thấy việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta mặc dù đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên còn đó nhiều vấn đề phải phấn đấu hơn nữa. Mặc dù điều kiện kinh tế, xã hội nước ta chưa thể so với các nước phát triển tuy nhiên mô hình giáo dục phổ thông như của Úc là bài học để giúp giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập giáo dục tốt hơn nữa với thế giới.

Để hằng năm không còn tiếng kêu về giá SGK

Theo ông Ngô Trần Ái (Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giáo dục), Chính phủ chi ngân sách Nhà nước cho thư viện trường học mua SGK (kể cả sách đã qua sử dụng) để học sinh mượn. Như vậy, học sinh không phải mua sách. Hằng năm, các NXB cũng không cần in lại sách, trừ một số lượng nhỏ đáp ứng yêu cầu của những gia đình có nhu cầu mua sách riêng cho con. Đây là kế sách căn bản, lâu  dài, để hằng  năm không  còn  tiếng  kêu  về giá SGK.

(Còn nữa)

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục