Nhân Ngày Trái đất 2023 nói về 5 chính sách lớn đang cứu hành tinh

Thứ bảy, 22/04/2023 13:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày Trái đất được kỷ niệm vào hôm nay (22/4). Và trong một năm qua, dù còn gặp nhiều chông gai, song nhân loại đã có những bước tiến mới đáng ngạc nhiên để ngăn chặn các mối đe dọa to lớn: ô nhiễm độc hại, hủy hoại môi trường sống, tuyệt chủng và biến đổi khí hậu.

Trong những năm qua, chúng ta đã biết rằng thế giới rất có khả năng bỏ lỡ mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C theo Thỏa thuận khí hậu Paris 2015 và các nhà khoa học từng nhắc lại cảnh báo rằng cơ hội cứu vãn hành tinh đang đóng lại.

nhan ngay trai dat 2023 noi ve 5 chinh sach lon dang cuu hanh tinh hinh 1

Ảnh cổ động Ngày trái đất 22/4. Ảnh: GI

Bài liên quan

Các vấn đề này bắt nguồn từ những thứ chúng ta xây dựng, mua và ăn. Và việc biến giấy tờ thành một biện pháp giảm ô nhiễm carbon dioxide (CO2) thực sự đòi hỏi nhiều sức ép chính trị hơn, buộc các bên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và phải chịu trách nhiệm nếu không làm như vậy.

Cũng có nghĩa là nếu chúng ta thay đổi hành động của mình, chúng ta sẽ giải quyết được. Điều này được minh chứng qua 5 chiến thắng chính sách lớn cho hành tinh mà nhân loại đã giành được kể từ Ngày Trái đất của năm ngoái đến Ngày Trái đất của năm nay dưới đây:

1. Các nước giàu cuối cùng đã trả tiền

Các quốc gia góp phần nhiều nhất vào biến đổi khí hậu - Mỹ đứng đầu trong số đó - cũng chính là những quốc gia có đủ của cải để trang trải cho các hệ quả của nó. Các quốc gia nghèo ít gây ra biến đổi khí hậu nhất, như Pakistan, Somalia và Quần đảo Marshall, thì hiện đã phải hứng chịu một số tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu: hạn hán ngày càng trầm trọng, lượng mưa xối xả và mực nước biển dâng cao.

Các quốc gia này lập luận rằng họ xứng đáng được bồi thường thiệt hại từ những vấn đề mà họ không gây ra và muốn được hỗ trợ tài chính để đối phó với những thay đổi phía trước. Nhưng các quốc gia giàu có từng từ chối cam kết bất kỳ khoản tiền nào và chịu trách nhiệm pháp lý về khí hậu.

Tuy nhiên, trong năm qua, tuyến phòng thủ đó bắt đầu sụp đổ. Tại các cuộc đàm phán về khí hậu COP27 ở Ai Cập năm ngoái, các quốc gia cuối cùng đã đạt được thỏa thuận bồi thường cho các nước nghèo hơn vì sự tàn phá của biến đổi khí hậu.

Đề xuất này không có nhiều chi tiết, nhưng thực tế đã đạt được là một bước tiến lớn. Nó giúp một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu hiện nay bằng cách gắn thẻ giá cho những thiệt hại do khí hậu.

Các quốc gia giàu có cũng đạt được các thỏa thuận khí hậu trực tiếp với các quốc gia riêng lẻ trong năm qua. Lớn nhất là gói tài trợ trị giá 20 tỷ USD từ Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu để giúp Indonesia thoát khỏi than đá. Họ cũng đạt được một thỏa thuận tương tự trị giá 15,5 tỷ USD với Việt Nam. Các thỏa thuận đang được thực hiện cho Ấn Độ và Senegal, và nhiều thỏa thuận khác có thể đang được thực hiện.

2. Hiệp ước Đa dạng sinh học bảo tồn gần 1/3 Trái đất

Các quốc gia cũng đã tập hợp vào năm ngoái để đưa ra một hiệp ước bảo vệ đa dạng sinh học. Tại cuộc họp COP15 ở Montreal, gần như mọi quốc gia trên thế giới đã đồng ý hợp tác để bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng và ngăn chặn sự suy giảm của các vùng đất, bầu trời và vùng biển nơi chúng sinh sống.

nhan ngay trai dat 2023 noi ve 5 chinh sach lon dang cuu hanh tinh hinh 2

Đoàn chủ tịch Hội nghị Đa dạng Sinh học COP15 của Liên hợp quốc chính thức thông qua Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal tại Montreal, Canada vào ngày 19 tháng 12 năm 2022. Ảnh: LHQ

Thỏa thuận, được gọi là Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal, đặt ra 23 mục tiêu mà các quốc gia phải đạt được vào năm 2030. Trong số đó, các quốc gia phải ngừng trợ cấp cho các hoạt động tiếp tục phá hủy các vùng hoang dã, như khai thác mỏ và đánh bắt công nghiệp.

Thỏa thuận cũng bảo vệ ít nhất 30% tổng số đất và nước trên Trái đất vào năm 2030 - cam kết bảo tồn đất và đại dương lớn nhất trong lịch sử. Đằng sau nó cũng có tiền: Các nước giàu hứa hẹn 30 tỷ đô la cho những nỗ lực này, gần gấp ba lần số tiền chi tiêu hiện tại.

3. Hiệp ước Đại dương bảo vệ biển khơi

Cho đến gần đây, các vùng biển quốc tế vẫn được xem như một “hố đen”. Hai trăm hải lý ngoài khơi bờ biển của một quốc gia, không quốc gia nào có quyền tài phán. Khu vực này chiếm tới một nửa diện tích bề mặt của hành tinh. Đây là ngôi nhà của những loài động vật lớn nhất và những sinh vật nhỏ nhất như thực vật phù du, cung cấp khoảng một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở.

Giờ đây, sau 20 năm lập kế hoạch và đàm phán, đã có một khung pháp lý, được hỗ trợ bởi gần như mọi quốc gia trên thế giới, để bảo vệ khu vực này. Hiệp ước thiết lập các khu vực được bảo vệ trong đại dương, giống như các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, nơi cấm đánh bắt, khai thác...

Các khu vực này sẽ mở rộng theo thời gian và sẽ được tính vào các mục tiêu nói trên trong Khung đa dạng sinh học toàn cầu. Tuy nhiên, Liên hợp quốc vẫn phải thông qua thỏa thuận và các quốc gia vẫn phải phê chuẩn. Và câu hỏi hóc búa là làm thế nào để thực thi nó trên biển khơi.

4. Thế giới dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch

Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và sau khi Nga xung đột với Ukraine, nhiều khách hàng lớn nhất của Nga ở châu Âu đã tìm kiếm một giải pháp thay thế. Than cuối cùng đã lấp đầy một số khoảng trống, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến cũng buộc lục địa này phải tính đến toàn bộ mối quan hệ của nó với nhiên liệu hóa thạch.

Giá dầu và khí đốt tăng đột biến cùng với chi phí chung của năng lượng gió và năng lượng mặt trời giảm đã thuyết phục các nhà hoạch định chính sách khai thác nhiều năng lượng sạch hơn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết: “An ninh năng lượng đã trở thành một động lực mạnh mẽ bổ sung để đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo”.

nhan ngay trai dat 2023 noi ve 5 chinh sach lon dang cuu hanh tinh hinh 3

Việc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang năng lượng tái tạo sẽ giúp Trái đất tươi đẹp hơn. Ảnh: Getty

Vào năm 2022, các hộ gia đình ở châu Âu đã lắp đặt số gigawatt năng lượng mặt trời nhiều gấp ba lần so với năm 2021. Con số này đang trên đà tăng gấp ba lần nữa trong 4 năm tới.

Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã lên kế hoạch tránh xa nhiên liệu hóa thạch. Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ cam kết chi 369 tỷ đô la cho một loạt các ưu tiên về khí hậu. Người tiêu dùng sẽ được giảm thuế và giảm giá nhằm điện khí hóa nhà và ô tô của họ. Ngược lại, những thực thể gây ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch sẽ phải trả phí cho việc gây ra ô nhiễm.

5. Ô tô xăng dầu sẽ sớm dừng lại

Giao thông vận tải là một trong những nguồn ô nhiễm lớn nhất trên thế giới. Do đó, việc chuyển đổi ô tô và xe tải từ xăng và dầu diesel sang pin nhiên liệu và pin là một bước thiết yếu để đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Xe điện cũng tránh được các chất gây ô nhiễm nguy hiểm như hạt mịn và oxit nitơ. Tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, xe điện chạy bằng pin đã chiếm khoảng 21% thị trường. Ở châu Âu, xe điện chiếm khoảng 12% tổng doanh số bán xe chở khách. Dù rằng xe điện chỉ chiếm 5,8% số xe bán ra ở Mỹ vào năm ngoái và chỉ hơn 10% trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu đã quyết định cấm bán các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2035. Với việc các thị trường xe hơi lớn nhất thế giới đều sắp cắt giảm xăng dầu, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang nhận được một tín hiệu lớn rằng thời của động cơ đốt trong đã sắp qua đi.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế