Chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Tăng trưởng xanh: Chìa khóa “hút” vốn FDI của thành phố đầu tàu

Thứ ba, 13/02/2024 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Các chuyên gia đồng thuận cho rằng, tăng trưởng xanh là con đường tất yếu mà thành phố đầu tàu của cả nước phải đi, nếu muốn thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ các nền kinh tế phát triển, hướng đến trở thành trung tâm tài chính trong khu vực.

Bài liên quan

Bứt phá từ “viên gạch” đầu tiên

TP.HCM được xem là nơi thử nghiệm tốt nhất mô hình tăng trưởng xanh của Việt Nam. Bởi đây là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất nước, đóng góp 1/5 GDP quốc gia, hơn 1/4 thu ngân sách, dẫn đầu về thu hút FDI và xuất - nhập khẩu, chiếm gần 30% số doanh nghiệp; cũng là nơi phát thải khí nhà kính lớn nhất, khoảng 57,6 triệu tấn - chiếm 23,3% cả nước. Đặc biệt, thành phố này vừa được trao Nghị quyết 98/2023/QH15, cho phép thí điểm chính sách đặc thù.

Theo ông David Jackson - Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, khung pháp lý, chính sách là nền móng để xây dựng bất cứ mô hình phát triển nào. “Viên gạch” đầu tiên đã được đặt khi Việt Nam có Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.

tang truong xanh chia khoa hut von fdi cua thanh pho dau tau hinh 1

Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam.

Công việc tiếp theo của thành phố là tận dụng lợi thế của Nghị quyết 98 để cụ thể hóa chiến lược quốc gia thành khung chính sách, bộ tiêu chí thuộc từng lĩnh vực liên quan. Các chính sách này kỳ vọng mở ra những động lực tăng trưởng mới cho thành phố. Đây được xem là việc cấp bách vì tốc độ hồi phục kinh tế của TP HCM đang chậm hơn so với các nước trong khu vực, dù có tiềm năng và dư địa lớn” - Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam chỉ ra.

Đặc biệt, ông cho rằng các triết lý của tăng trưởng xanh chỉ đạt được nếu TP.HCM ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng – “xương sống” của cả xã hội và nền kinh tế. Để tăng liên kết vùng, cần sớm triển khai và hoàn tất các dự án hạ tầng đô thị trọng điểm lớn như tuyến Metro 1, Vành đai 3, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. TP.HCM cũng đang phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xây dựng Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

tang truong xanh chia khoa hut von fdi cua thanh pho dau tau hinh 2

TP HCM chuyển hướng kiến tạo hành trình mới - hành trình tăng trưởng xanh với tương lai bền vững.

Trong khi đó, theo TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, có bốn nhóm vấn đề chính cần xem xét. Đầu tiên, đối diện với vấn đề chính sách, cần xác định FDI không chỉ là đòn bẩy mà còn là yếu tố quan trọng. Chính phủ cũng cần thiết lập một khoản tiền riêng và xác định tỷ lệ phần trăm nào sẽ được dành cho việc hỗ trợ tăng trưởng xanh và cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu tác động môi trường.

Thứ hai, vấn đề liên quan đến công nghệ. Nếu một doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ, thâm dụng lao động và gây ra phát thải lớn, nhưng muốn sản phẩm của mình được xuất khẩu thì cần có cơ chế vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào việc cải thiện công nghệ. Chính sách nên hỗ trợ quá trình chuyển đổi công nghệ với chi phí vốn cụ thể.

“Thứ ba, quy trình tiếp cận vốn cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phát thải và giảm tác động môi trường để đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ. Bộ Tài nguyên & Môi trường đang tham gia vào quá trình soạn thảo các tiêu chuẩn này, đồng thời khuyến khích việc tháo gỡ rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn doanh nghiệp” - TS Sử Ngọc Khương cho biết.

tang truong xanh chia khoa hut von fdi cua thanh pho dau tau hinh 3

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam.

Cuối cùng, nguồn nhân lực đang đối mặt với thách thức của sự thiếu hụt chuyên gia và chuyên viên có chuyên sâu về phát triển bền vững. Theo đó, cần tăng cường tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh và tài chính xanh trong cộng đồng, đồng thời đầu tư vào đào tạo nhân sự để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyên gia có chất lượng trong lĩnh vực này.

Thu hút dòng vốn FDI vốn ngày càng “kén chọn”

Không riêng Việt Nam và TP.HCM, ông David Jackson nhận định, phát triển xanh không thể nào tách rời quá trình chuyển đổi xanh và nguồn tài chính cho quá trình này là một thách thức lớn. Trong khi đó, dòng vốn FDI đang ngày càng “kén chọn”, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh và chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển bền vững ngày càng chặt chẽ.

Vì vậy, một thị trường tài chính xanh có đầy đủ cơ sở pháp lý, giải pháp quản lý rủi ro, đảm bảo tính an toàn và thanh khoản sẽ tạo sự yên tâm và thu hút các nhà đầu tư tham gia.

Theo đó, TP.HCM cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh, kết hợp với các chương trình xúc tiến và kích thích tiêu dùng xanh.

“Cách làm này vừa đảm bảo đầu ra cho doanh nghiệp, vừa tác động thay đổi nhận thức và hành vi tiêu dùng. Khi doanh nghiệp bỏ vốn, nguồn lực vào sản xuất và kinh doanh xanh thấy được lợi ích bền vững, tự động họ sẽ mạnh dạn đầu tư mạnh mẽ hơn. Và khi doanh nghiệp xanh tăng trưởng tốt, giá trị cổ phiếu tăng lên thì họ có thể thu hút thêm nguồn vốn để tiếp tục phát triển” - Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam lý giải.

Đồng quan điểm, TS. Sử Ngọc Khương cho rằng, TP.HCM cần thiết lập cơ chế và chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp FDI. Cũng như xem xét những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì 80% số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm này đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc kinh tế của thành phố.

Cơ chế và chính sách này có thể bao gồm việc giảm ngưỡng vốn đầu tư yêu cầu cho doanh nghiệp FDI, cung cấp các ưu đãi thuế và giảm phí cho các dự án đáp ứng các tiêu chí xanh và bền vững. Ngoài ra, việc tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng là yếu tố quan trọng để thu hút doanh nghiệp nước ngoài.

Bằng cách này, TP.HCM có thể xây dựng một môi trường đầu tư tích cực, không chỉ thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng của nền kinh tế địa phương.

“Mặc dù đối diện với nhiều thách thức lớn, nhưng tôi tin rằng với nội lực vốn có, TP.HCM sẽ tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn tới” - TS. Sử Ngọc Khương bày tỏ.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô