Chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Việt Nam có tên trong top 10 các nước thu hút đầu tư xanh

Thứ tư, 07/02/2024 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đến nay, trong top 10 các nước thu hút đầu tư xanh đã có tên Việt Nam trên bản đồ, chiếm 5% trong các nước đang phát triển. Đóng góp lớn nhất vốn FDI xanh tại Việt Nam là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng gấp 5,7 lần trong vòng 10 năm qua.

Chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững

Kinh tế xanh, phát triển xanh là con đường rộng mở và tất yếu mà thế giới đã, đang đi. Việt Nam để phát triển nhanh, bền vững, cũng phải tiếp bước vững vàng trên hành trình mới đó. Tuy nhiên, để đi vững được trên con đường mới này, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Nhà báo và Công luận số Xuân giáp Thìn, với chuyên đề “Chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững” sẽ cùng bàn luận về hành trình phát triển mới này.

Bài liên quan

Cần huy động thêm 144 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2050

Năm 2021, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26), Việt Nam cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức thải ròng về 0 vào năm 2050.

Vào tháng 12/2023, tại COP 28, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng các thành viên Liên Hợp Quốc trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có chống biến đổi khí hậu cũng như thể hiện cam kết của Việt Nam đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Để thực hiện cam kết của mình, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Trong đó, Việt Nam đã đặt ra 4 mục tiêu và lộ trình cụ thể, là giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, nâng cao sức chống chịu.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 2022 - 2040, Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD để xây dựng khả năng chống chịu và khử cacbon, hướng giảm phát thải ròng bằng 0.

Còn theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam cần huy động thêm 144 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2050 (thời giá tính năm 2020, chiết khấu 10% hoặc 827 tỷ USD không chiết khấu), tương ứng 2,2% của GDP, nhằm hiện thực hóa cam kết đưa phát thải ròng về vào năm 2050.

Để có số vốn “khổng lồ” như trên, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có phương án huy động vốn. Trong đó có dòng vốn hỗ trợ từ nước ngoài, đơn cử như Chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) đã cam kết hỗ trợ 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Ngoài ra, Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang đàm phán với các quỹ để huy động thêm nguồn lực cho quá trình đầu tư vào tăng trưởng xanh.

Trong đó, Quỹ khí hậu xanh hiện có 26 ý tưởng dự án xanh, với tổng vốn 2,3 tỷ USD, riêng vốn không hoàn lại tiếp cận quỹ này là 378 triệu USD, phần còn lại dự kiến huy động từ các tổ chức quốc tế; các thiết chế tài chính khác.

Bên cạnh dòng vốn hỗ trợ từ quốc tế, vốn từ nội lực cũng rất quan trọng, bao gồm cả vốn đầu tư công và tư, bao gồm nguồn vốn đầu tư công trung hạn mang tính vốn mồi, dẫn dắt đầu tư tư nhân.

Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: Đến nay, trong top 10 các nước thu hút đầu tư xanh đã có tên Việt Nam trên bản đồ, chiếm 5% trong các nước đang phát triển. Đóng góp lớn nhất vốn FDI xanh tại Việt Nam là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng gấp 5,7 lần trong vòng 10 năm qua.

viet nam co ten trong top 10 cac nuoc thu hut dau tu xanh hinh 1

Phát triển nông nghiệp xanh là một trong những mục tiêu mà Việt Nam hướng đến.

Cộng đồng quốc tế sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam

Việc một quốc gia đang phát triển và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới như Việt Nam cam kết sẽ giảm phát thải về 0 vào năm 2050 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

Nhờ đó, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Singapore,... khẳng định sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng kinh tế xanh.

Đơn cử, trong năm 2023, Việt Nam - Nhật Bản cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác, hướng tới tăng trưởng xanh.

Ông Nakajima Takeo - Trưởng Đại diện Văn phòng JETRO (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản) tại Việt Nam cho biết, lượng phát thải khí nhà kính và khí CO2 của Việt Nam đã tăng trong 20 năm qua. Hàng năm, Việt Nam thải ra nhiều khí GHG và CO2 hơn các quốc gia khác.

Ông Nakajima Takeo khẳng định, Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam giải quyết những vấn đề này, vì các doanh nghiệp Nhật Bản có những sản phẩm và dịch vụ về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, như đèn LED, quản lý tòa nhà, máy điều hòa không khí, nông nghiệp công nghệ cao...

“Việt Nam cũng cần nhiều năng lượng tái tạo hơn, như phát triển năng lượng sinh khối, nước, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang rất quan tâm lĩnh vực này tại Việt Nam” - ông Nakajima Takeo thông tin.

Ngoài ra, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các cơ quan Chính phủ khác của Nhật Bản đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực môi trường, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và tàn phá môi trường.

“Hiện, Nhật Bản có khoảng 10 dự án đang được triển khai tại Việt Nam; trong đó một số dự án sử dụng công nghệ kỹ thuật số để giảm ô nhiễm và khí thải từ các phương tiện vận tải hoặc tự động hóa” - ông Nakajima Takeo nói.

Trong khi đó, vào đầu tháng 2/2023, Việt Nam và Singapore cũng đã thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số - kinh tế xanh. Trong đó, Singapore sẽ phối hợp, hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Việc thúc đẩy kết nối lưới điện giữa Việt Nam - Singapore cũng được kỳ vọng sẽ là hình mẫu cho việc hợp tác về thương mại, kết nối điện trong ASEAN, phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam cũng sẵn sàng điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực ưu tiên, như đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, chuyển đổi số; ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh; hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị; phát triển thị trường vốn.

Ngoài ra, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; công nghiệp dược, sản xuất các thiết bị y tế; công nghiệp chế biến, chế tạo, vật liệu, điện tử; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Cameron Thomas-Shah, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam khẳng định: Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong nhiều lĩnh vực liên quan tới tăng trưởng xanh.

viet nam co ten trong top 10 cac nuoc thu hut dau tu xanh hinh 2

Ông Cameron Thomas-Shah, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam: Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong nhiều lĩnh vực liên quan tới tăng trưởng xanh (Ảnh: Hoàng Sơn)

Đơn cử trong quan hệ đối tác Mekong - Mỹ, Chính phủ Mỹ đang hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chống những tác động tiêu cực, hỗ trợ cộng đồng dân cư tại khu vực này trong việc tăng sức chống chịu trước những biến đổi khí hậu, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động khai thác nghề cá một cách bền vững hay về môi trường sống tại khu vực.

Vừa qua, tại Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu (COP 28) diễn ra vào đầu tháng 12/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đã công bố chương trình 1 triệu ha trồng lúa cũng tại Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến khí phát thải thấp, đây cũng là hoạt động mà Mỹ đang có sự hợp tác với Việt Nam, cụ thể là trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Một chương trình khác mà Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam khá hiệu quả đó là chương trình về Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Trong khuôn khổ chương trình, các đối tác đã cam kết sẽ đầu tư vào Việt Nam hơn 15 tỷ USD cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng sạch.

Trong đó, riêng phía Mỹ có cam kết sẽ đầu tư vào Việt Nam khoảng 1 tỷ USD cho chương trình chuyển đổi năng lượng sạch này.

Cuối cùng, ông Cameron Thomas-Shah nhắc đến chương trình phát thải khí CO2 thấp của Việt Nam mà Chính phủ Mỹ thông qua tổ chức USAID hợp tác với Chính phủ Việt Nam để khuyến khích các đầu tư của khu vực tư nhân vào các công nghệ xanh như tấm pin mặt trời, xe điện…

“Tất cả những hoạt động này đều nhắm đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam và các mục tiêu về phát triển bền vững của Việt Nam” - ông Cameron Thomas-Shah nói.

Hạ An

Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô