Trung Quốc và Nga tăng nỗ lực, thách thức sự thống trị của đồng USD

Thứ năm, 18/08/2022 15:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những nỗ lực của Trung Quốc và Nga nhằm xóa bỏ sự thống trị của đồng USD trong thanh toán toàn cầu đã trở nên cấp bách trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine vẫn đang tiếp tục và sự căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Đài Loan.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 6 đã quảng cáo về kế hoạch tạo ra một loại tiền dự trữ quốc tế mới dựa trên một rổ tiền tệ của các thành viên BRICS là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

trung quoc va nga tang no luc thach thuc su thong tri cua dong usd hinh 1

Nga và Trung Quốc đã thực hiện các bước khác để tạo nền tảng cho một hệ thống thanh toán thay thế. Ảnh: MFA.

Tạo ra một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu dựa trên đồng USD sẽ cho phép Moscow và Bắc Kinh né tránh các lệnh trừng phạt kinh tế - một vũ khí tài chính mà quyền hạn và giới hạn của nó đã trở nên rõ ràng trong phản ứng của các quốc gia phương Tây đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Đề xuất mà ông Putin đưa ra đó là một phiên bản BRICS có quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (SDR) - một tài sản dự trữ mà các thành viên IMF có thể khai thác trong thời kỳ khủng hoảng tiền mặt.

Giá trị của SDR được gắn với một rổ gồm năm loại tiền tệ: USD, EUR, đồng nhân dân tệ, bảng Anh và đồng yên Nhật.

SDRs không phải là một loại tiền tệ cụ thể như đồng USD, đồng Yên của Nhật hay đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc,… mà SDRs được biết đến như một dạng tài sản dự trữ của quốc gia thành viên, một đơn vị quy đổi. Với SDRs, quốc gia thành viên có thể bổ sung trực tiếp vào dự trữ ngoại hối nhà nước, cho các quốc gia thành viên khác vay hoặc đổi lấy “ngoại tệ tự do sử dụng” phục vụ nhu cầu dự trữ ngoại hối nhà nước của mình.

Do các lệnh trừng phạt quốc tế sau vụ tấn công Ukraine, Nga đã chứng kiến nhiều ngân hàng của mình bị loại khỏi hệ thống nhắn tin thanh toán toàn cầu SWIFT và mất quyền truy cập vào tài sản của ngân hàng trung ương được gửi ở nước ngoài. Đối với Nga, đồng tiền dự trữ dựa trên khối BRICS sẽ cung cấp một công cụ mới để mở rộng giao dịch bằng các loại tiền tệ khác với đồng USD.

Một quan chức Nhật Bản tham gia vào chính sách tiền tệ cho biết sáng kiến này không có cơ hội gây ra mối đe dọa đối với cơ sở tiền tệ do IMF dẫn đầu.

Quan chức này cho biết: “Các đồng tiền BRICS yếu về tính ổn định, tính thanh khoản và khả năng duy trì giá trị. Chẳng hạn như đồng tiền điện tử của Facebook, hay đồng libra, đã không thể phát triển vì những vấn đề đó.”

Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã thực hiện các bước khác để tạo nền tảng cho một hệ thống thanh toán thay thế.

Năm 2015, Trung Quốc đã tạo ra Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới, hay còn gọi là CIPS, nhằm cung cấp một giải pháp thay thế cho SWIFT. Tổng số ngân hàng tham gia tính đến tháng 6 năm nay là 1.341, bao gồm các ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản cũng như Deutsche Bank và JPMorgan Chase.

Theo SWIFT, tỷ trọng nhân dân tệ của Trung Quốc do các tổ chức nước ngoài nắm giữ hiện ở mức 2,17% trong tháng 6, tăng 0,4 điểm so với hai năm trước đó. Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với 41,16% của USD và 35,55% của EUR. Nhưng thị phần của nó đã đạt mức kỷ lục 3,2% trong tháng 1, và có thời điểm đã vượt qua đồng yên để giành vị trí thứ 4 sau đồng bảng Anh.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng nắm giữ trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ và các công ty liên kết với công ty năng lượng nhà nước Nga Gazprom đang chuyển từ đồng USD sang đồng nhân dân tệ cho một phần thanh toán của họ, điều này đã giúp củng cố vị thế của nhân dân tệ.

Bà Rie Nakada tại Viện Nghiên cứu Daiwa cho biết: “Các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã khiến Trung Quốc nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ mình khỏi các lệnh trừng phạt tài chính có thể xảy ra trong tương lai”. Bà Nakada cho biết nhiều tổ chức sẽ xem xét tham gia vào các mạng lưới thanh toán bằng đồng nhân dân tệ tăng đột biến do sự kiểm soát vốn của Bắc Kinh.

Người ta cũng chú ý đến số phận của các SDR của Nga, trị giá khoảng 24 tỷ USD. IMF đã phân phối số tiền SDR trị giá kỷ lục 650 tỷ USD cho các thành viên để ứng phó với đại dịch. Do đó, SDR của Nga cũng tăng lên.

Nhưng để Moscow thực hiện SDR, cần phải có sự đồng ý của một trong năm ngân hàng trung ương phát hành các loại tiền tệ USD, EUR, yên nhât, nhân dân tệ và bảng Anh. Trong khi con đường đó bị chặn lại với Mỹ, Anh, EU và Nhật Bản, Trung Quốc có thể đồng ý trao đổi với Nga bằng đồng nhân dân tệ.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc khó có thể mạo hiểm với phản ứng dữ dội của quốc tế để viện trợ cho Nga. Tuy nhiên, Robert Kahn của Eurasia Group nói rằng thế giới cần chú ý đến mối quan hệ tài chính giữa Nga và Trung Quốc đang phát triển như thế nào.

Masaya Sakuragawa, giáo sư kinh tế tại Đại học Keio của Nhật Bản cho biết “Nhìn lại lịch sử, trật tự tiền tệ có xu hướng thay đổi sau một cuộc chiến tranh lớn”.

Sakuragawa nói, đồng USD đã thiết lập vị thế tiền tệ toàn cầu của mình khi Mỹ cung cấp hỗ trợ cho châu Âu bị tàn phá bởi chiến tranh thông qua Kế hoạch Marshall sau Thế chiến thứ hai. Tương tự, Trung Quốc cũng rất có thể nâng cao vị thế của đồng nhân dân tệ bằng cách cung cấp hỗ trợ cho Nga sau khi chiến tranh Ukraine kết thúc.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô