4 tỷ phú Ấn Độ: Từ thợ kim hoàn đến ông trùm gian lận, lừa đảo ngân hàng rồi ngồi tù

Thứ ba, 14/09/2021 09:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vung tiền vào những bữa tiệc xa xỉ nhất, di chuyển trên những chiếc xe hơi, máy bay phản lực và du thuyền hào nhoáng nhất, rồi tất cả đột ngột kết thúc khi các giao dịch tài chính đáng ngờ của họ bị phanh phui.

Đây là cách 4 trong số các tỷ phú nổi danh nhất Ấn Độ mất trắng tài sản và cuối cùng phải bỏ ngôi biệt thự của mình và ở phòng giam.

4 ty phu an do tu tho kim hoan den ong trum gian lan lua dao ngan hang roi ngoi tu hinh 1

Bốn tỷ phú Ấn Độ, trong đó có Subrata Roy, đều bị bắt vì vi phạm pháp luật. (Nguồn: AFP Photo).

Nirav Modi

Năm 2017, Forbes đã liệt kê công ty kim hoàn của tỷ phú Nirav Modi trị giá 1,8 tỷ USD. Người sáng lập ra hãng Firestar Diamond, người gốc Gujarat sau đó đã thành lập thương hiệu Nirav Modi của riêng mình, với các cửa hàng mọc lên ở khắp mọi nơi từ Mumbai, Hong Kong đến London và New York.

Tuy nhiên, sau khi bị cáo buộc thực hiện một trong những vụ gian lận ngân hàng lớn nhất từ trước đến nay của Ấn Độ, nhà buôn kim cương bị “thất sủng” bây giờ sở hữu khối tài sản giá trị dường như bằng không.

Modi đã bị giam tại HMP Wandsworth, một nhà tù của Anh từ năm 2019. Một cuộc truy lùng khổng lồ đã được phát động khi Modi chạy trốn khỏi Ấn Độ, buộc chính quyền nước này phải phối hợp với Interpol để bắt ông này.

Modi bị cáo buộc lừa đảo Ngân hàng Quốc gia Punjab (PNB) hàng triệu USD, phá hủy bằng chứng và giả mạo nhân chứng. Sau khi đến London vào năm 2018, Modi ban đầu nộp đơn xin tị nạn với lý do “đàn áp chính trị” và đang sống trong một căn hộ có giá thuê 23.000 USD mỗi tháng, theo The Daily Telegraph.

Chính phủ Ấn Độ muốn Modi trở lại đất nước, nhưng các luật sư của ông đã thay mặt ông chống lại việc dẫn độ. Sau khi bị bắt chính thức ở trung tâm London vào năm 2020, Modi đã giành được quyền kháng cáo chống lại việc dẫn độ dựa trên cơ sở sức khỏe tâm thần vào tháng 8/2021 khi đội ngũ pháp lý của Modi cho rằng ông là một người có nguy cơ tự sát.

Mehul Choksi

4 ty phu an do tu tho kim hoan den ong trum gian lan lua dao ngan hang roi ngoi tu hinh 2

Mehul Choksi liên quan đến vụ lừa đảo ngân hàng PNB cùng cháu trai là Nirav Modi. (Nguồn: bhartiyapolitics/Instagram).

Vào tháng 5, Mehul Choksi, chủ sở hữu của Tập đoàn bán lẻ đồ trang sức Gitanjani, đã bị bắt tại Dominica vì bị cáo buộc liên quan đến vụ lừa đảo ngân hàng PNB nói trên cùng với cháu trai là tỷ phú Nirav Modi. Tuy nhiên, việc bắt giữ Choksi được thực hiện trên cơ sở rằng ông nhập cảnh trái phép vào đảo Caribe từ Antigua, nơi ông này đã nhập tịch từ năm 2017.

Trong một cuộc phỏng vấn với India Today TV, Choksi nói rằng ông thực sự đã bị các cơ quan của Ấn Độ bắt cóc, tra tấn và buộc phải nhập cảnh Dominica trái với ý muốn của ông để có thể bỏ tù ông.

Ông trùm vụ lừa đảo cuối cùng đã được tại ngoại sau 50 ngày. Kể từ đó, ông cho biết đang cân nhắc quay trở lại Ấn Độ để chứng minh sự vô tội của mình, nhưng hiện e ngại về sự an toàn của bản thân, theo nhiều kênh truyền thông đưa tin.

Ramalinga Raju

Ramalinga Raju là người sáng lập Satyam Computer Services và trở nên nổi tiếng sau khi công ty ký một thỏa thuận trị giá hàng triệu USD vào năm 2007 để trở thành nhà tài trợ Ấn Độ đầu tiên và nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin chính thức của Fifa World Cup 2010 và 2014.

Năm 2009, Raju thừa nhận đã làm giả tài khoản của công ty với số tiền 1,5 tỷ USD và từ chức. Trong một bức thư dài 5 trang gửi Ban Giám đốc công ty Satyam hồi tháng 1 năm đó, Raju nói rằng anh đã cố tình làm tăng số dư tiền mặt và số tiền trong ngân hàng của công ty. Khi sự che đậy của anh về tình hình hoạt động kém hiệu quả của công ty ngày càng leo thang, nó trở nên không thể dừng lại được.

Vào ngày 9/4/2015, Raju đã bị kết án 7 năm tù và một khoản tiền phạt nặng, nhưng được tại ngoại chỉ sau một tháng bởi một tòa án đặc biệt ở Hyderabad. Theo tờ The Hindu, anh được thả vì tòa án thừa nhận quá trình đưa ra xét xử sẽ bị kéo dài.

Subrata Roy

Subrata Roy từng được coi là cậu bé hậu đậu giàu có tột bậc, xuất thân từ một gia đình nghèo và tiếp tục tạo ra một đế chế về tài chính, cơ sở hạ tầng và nhà ở. Nhưng sau đó, cơ quan quản lý thị trường của Ấn Độ đã điều tra ông vì tội lừa đảo các nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Ấn Độ (SEBI) cũng đã cáo buộc Roy vi phạm luật chứng khoán.

Theo India Today, Roy đã bị bỏ tù 2 năm trước khi được tạm tha vào năm 2016. Vào tháng 11/2020, SEBI đã yêu cầu Tòa án Tối cao Ấn Độ yêu cầu Roy trả 8,43 tỷ USD hoặc trở lại nhà tù, khẳng định số tiền này là trách nhiệm còn nợ của ông.

Bất chấp vụ bắt giữ và tranh cãi, Roy vẫn là một nhân vật nổi tiếng ở Ấn Độ. Vào tháng 6 vừa qua, người ta thông báo rằng một bộ phim tiểu sử về cuộc đời ông sẽ được thực hiện. Ông cũng có mặt trong các chương trình Netflix đình đám như Bad Boy Billionaire: India được phát hành vào năm 2020. Vào thời điểm đó, nhóm Sahara đã đưa ra một tuyên bố nói rằng chương trình là “thiếu động cơ, gây hiểu lầm và không chính xác.

Sơn Tùng

(Theo SCMP)

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp