Phóng viên và chuyện "bắt kịp" xu hướng thời công nghệ số:

Bài 2: Khi người làm báo dùng mạng xã hội để tiếp cận gần người đọc

Thứ hai, 11/05/2020 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tận dụng ưu điểm của mạng xã hội để chia sẻ các tác phẩm báo chí, tạo các nhóm nghề nghiệp, cùng quan điểm góc nhìn để trao đổi, xác minh các thông tin, các vấn đề xã hội quan tâm...Đó là cách được nhiều nhà báo, phóng viên lựa chọn sử dụng, góp phần lan tỏa thông tin, kiểm chứng nguồn tin.

Bài liên quan

Đưa bài báo đến nhiều người đọc

FacebookZalo cũng là hai mạng xã hội đứng đầu về tỷ lệ người dùng ở Việt Nam. Đây là hai mạng có sự phát triển bùng nổ trong thời gian gần đây, nhiều độ tuổi thành phần trong xã hội lựa chọn để sử dụng hàng ngày.

Lý do ban đầu của người dùng là để giao tiếp với gia đình và bạn bè. Trong đó Zalo chủ yếu được dùng cho mục đích giao tiếp, trong khi Facebook được sử dụng với nhiều mục đích đa dạng hơn. Dần dần trong quá trình tác nghiệp, đội ngũ phóng viên đã tích cực trao đổi thông tin hình ảnh bằng các tính năng của Facebook, Zalo.

Lượng bạn bè, đồng nghiệp ngày một nhân lên mỗi ngày, để tận dụng cơ hội này, nhiều phóng viên đã dùng tài khoản riêng của mình để chia sẻ bài viết, hình ảnh đến tất cả mọi người.

Từ nhu cầu cần tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà các cơ quan nhà nước, đã lập trang mạng xã hội để tương tác, kết nối. (Ảnh minh họa)

Từ nhu cầu cần tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà các cơ quan nhà nước, đã lập trang mạng xã hội để tương tác, kết nối. (Ảnh minh họa)

Anh Đinh Anh Hiếu, phóng viên Tạp chí Thương Trường cho biết: Dù mới bước vào nghề báo được 2 năm nay, nhưng anh đã lựa chọn Facebook là công vụ đắc lực để đưa bài báo mình đến với nhiều người đọc. Theo anh việc chia sẻ đường link bài báo như vậy rất hiệu quả do dễ sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, tiết kiệm thời gian, công sức và dễ tương tác với nhiều người cùng lúc.

Đã thành thói quen, viết xong đăng ở báo điện tử, lấy link bài báo, chia sẻ link để kéo lượt đọc về trở thành công việc hàng ngày của nhiều phóng viên. Tuy nhiên, người dùng Facebook luôn có thói quen xem lướt, việc click vào để ra một trang khác gây cảm giác không an toàn cho người đọc.

Từ thực tế này, nhiều nhà báo phóng viên đã lập ra các nhóm và kết nạp các thành viên riêng cho mình, mời những bạn bè có thể tham gia và cùng đọc bài báo đó. Người tạo ra nhóm (admin) có thể là một hoặc nhiều người đồng sở hữu để phân công việc xuất bản những bài viết hàng ngày.

Mạng xã hội tạo ra một không gian mới để con người thêm cơ hội giao tiếp với nhau. Tận dụng những ưu điểm mạng xã hội, nhiều cơ quan báo chí và nhà báo phóng viên cũng lựa chọn mạng xã hội để chia sẻ bài viết của mình.

Chị Đoàn Thị Hải Lý - Trưởng ban Văn xã (báo Kinh tế & Đô thị) cho biết: Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin giả, nạn tin giả thành mối lo của tất cả mọi người. Chúng tôi có một nguồn thông tin chính thống của Bộ Y tế và UBND thành phố Hà Nội nên muốn có một nhóm mạng xã hội để chia sẻ, bác lại những thông tin trái chiều của những mạng xã hội khác vì thế nhóm THÔNG TIN Y TẾ ra đời.

Nhà báo Hải Lý cho biết thêm: “Nhóm có nhiều nhà báo, phóng viên, cán bộ y tế, chuyên gia y tế để kịp thời phản hồi các nội dung bài viết, đường link báo trong đó, mọi nội dung đều được kiểm soát chặt chẽ. Sức lan tỏa của nhóm ngày càng lớn, đã có gần 16 nghìn thành viên, nhiều thành viên quan tâm đến thông tin y tế cũng đóng góp tích cực vào sự phát triển nhóm”.

Tạo uy tín cho nhóm chính là tạo danh dự người làm báo

Trước xu hướng thông tin có tính cạnh tranh cao, nếu những người làm báo vẫn giữ những thói quen làm việc cũ, không áp dụng các công nghệ vào hoạt động hỗ trợ sản xuất, biên tập, xuất bản bài báo thì hiệu quả bài báo sẽ không cao. 

Dám đổi mới trong cách tiếp cận bạn đọc, nhà báo Dương Đình Tường, báo Nông Nghiệp Việt Nam, người 4 lần đoạt Giải báo chí Quốc gia đã lập ra nhóm Việt Nam Ngày Nay.

Bức ảnh mà nhà báo Lương Xuân Trường, một trong những người phụ trách chuyên mục cà phê sáng, nhóm Việt Nam Ngày Nay đăng tải đã thu hút nhiều bạn đọc quan tâm

Bức ảnh mà nhà báo Lương Xuân Trường, một trong những người phụ trách chuyên mục cà phê sáng, nhóm Việt Nam Ngày Nay đăng tải đã thu hút nhiều bạn đọc quan tâm

Anh cho rằng Việt Nam có những phong tục tập quán, những con người gắn với vùng đất và mỗi nơi có những điều thú vị khác nhau nên anh lựa chọn tên này để không giới hạn người đọc.

Vì thế, ngoài viết bài trên tờ báo, nhà báo Dương Tường còn mong muốn lan tỏa những điều mong muốn, ấp ủ thông qua tất cả các bài được xuất bản ngay trên nhóm (không có đường link) cộng với hình ảnh trực quan. Những bài xuất bản trên nhóm giống y như một tờ báo bình thường.

Nhờ những cố gắng kiên trì trong việc lựa chọn nâng cao chất lượng bài viết mà giờ thành viên trong nhóm đã có 5.000 người, trong đó phần lớn các những nhà báo, phóng viên. Anh cho biết: Giờ rất nhiều nhà báo, kể cả những tổng biên tập các tờ báo đã về hưu đều gửi bài lên nhóm và được anh biên tập, chọn lọc và xuất bản. Tất cả các bài viết đều nhận được sự đón nhận tích cực của các thành viên.

Hiện nay nhóm của nhà báo Dương Đình Tường đã mở rộng thông tin ở cả 3 miền gồm: Bắc, Trung, Nam…thông tin có hàng ngày, đa dạng nhờ vào 3 admin ở 3 miền duyệt bài. Anh khẳng định: “Đây là nhóm sạch, không có rao vặt, tin giả, mọi nội dung đều được kiểm tra để thông tin được chính xác và không vi phạm các quy định pháp luật. Hiện buổi sáng nhóm có mục cà phê sáng, buổi trưa có mục thư giãn đọc nhanh giải trí, buổi tối có mục phóng sự để đọc chậm, thấm lâu”.

Nhà báo Lương Xuân Trường, một trong những người phụ trách chuyên mục cà phê sáng cho biết: "Các bài ở chuyên mục anh phụ trách hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tập trung mang lại giá trị nhân văn, giúp cho mọi người yêu cuộc sống, quý trọng những gì mình đang có. Hiện nay những bài viết của nhóm có sự tương tác lớn của độc giả, họ nhận xét, bình luận và thậm chí góp ý đề tài để nhiều nhà báo phóng viên khác cùng khai thác thêm". 

Có thể nói rằng  công nghệ 4.0 nói chung và các ứng dụng mạng xã hội nói riêng đã tạo ra không ít thách thức cho những người làm báo khi phải thay đổi cách làm vốn đã ăn sâu vào máu. Buộc phải thay đổi để giữ nghề hay cứ đắm chìm trong những vinh quang quá khứ? Đã đến lúc mỗi phóng viên, nhà báo cần có những lựa chọn để "tiệm cận" với sự đổi thay của thời công nghệ số hôm nay.

Lê Anh

Tin khác

Báo Nhân Dân tiếp đoàn cán bộ quản lý báo chí nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Báo Nhân Dân tiếp đoàn cán bộ quản lý báo chí nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(CLO) Ngày 20/9, đồng chí Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chính trị-Xã hội, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân đã chủ trì đón tiếp và làm việc với đoàn cán bộ quản lý báo chí nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tại trụ sở của Báo ở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam trao quà hỗ trợ người dân vùng sạt lở đất tại huyện Bát Xát, Lào Cai

Hội Nhà báo Việt Nam trao quà hỗ trợ người dân vùng sạt lở đất tại huyện Bát Xát, Lào Cai

(CLO) Ngày 19/9, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai đã đến Trường mầm non Bản Qua trao quà của Hội Nhà báo Việt Nam ủng hộ người dân vùng sạt lở đất huyện Bát Xát (Lào Cai).

Nghề báo
Báo Nhân Dân chia sẻ khó khăn với người dân Làng Nủ bị thiệt hại do thiên tai

Báo Nhân Dân chia sẻ khó khăn với người dân Làng Nủ bị thiệt hại do thiên tai

(CLO) Tiếp tục hoạt động trao tặng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão gây ra, ngày 19/9, Báo Nhân Dân phối hợp một số doanh nghiệp đã đến chia sẻ, trao hỗ trợ cho người dân tại huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).

Nghề báo
Báo Pháp luật Việt Nam trao quà hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang

Báo Pháp luật Việt Nam trao quà hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Chiều 19/9, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do TS Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn đã trao tặng hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo
Phát động Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

Phát động Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường"

(CLO) Chiều 19/9, tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2024.

Nghề báo