Bài 4: Sử dụng sách giáo khoa ở nước Anh, câu chuyện đáng để suy ngẫm!

Thứ bảy, 08/10/2022 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo GS. TS Bùi Thị Minh Hồng, hiện công tác tại Đại học Thành phố Birmingham, Anh Quốc; Giám đốc Mạng lưới Giáo dục AVSE Global, ở Anh bà hầu như không biết mặt sách giáo khoa của con cho tới tận năm lớp 12 trước khi con vào đại học.

Bài liên quan

“Ở Anh quốc tôi hầu như không biết mặt SGK của con”

Tiếp  tục loạt bài viết; “Đổi mới sách giáo khoa (SGK) tại Việt Nam đối sánh với quốc tế”, Báo Nhà báo & Công luận xin giới thiệu những chia sẻ của GS. TS Bùi Thị Minh Hồng, hiện công tác tại Đại học Thành phố Birmingham, Anh Quốc; Giám đốc Mạng lưới Giáo dục AVSE Global, về trải nghiệm giáo dục của bà tại Anh quốc.

bai 4 su dung sach giao khoa o nuoc anh cau chuyen dang de suy ngam hinh 1

GS Bùi Thị Minh Hồng (ngoài cùng bên trái) gặp gỡ các đồng nghiệp sau đại dịch Covid-19.

Theo GS. TS Bùi Thị Minh Hồng: “Là một nhà giáo dục, lại nghiên cứu sâu về phát triển nguồn nhân lực, tôi khá quan tâm tới SGK ở Việt Nam. Cũng vì một phần tôi đã sống và học ở Việt Nam, đồng thời chứng kiến con tôi đi học ở nước Anh nên tôi có sự so sánh được hơn về SGK”.

Theo đó, ở Việt Nam xã hội hóa SGK gần như từ thế hệ của bà, từ 40 năm về trước. Bố mẹ bà đã phải bỏ tiền mua SGK cho các con từ ngày đó. Do nghèo nên chị em bà thường tái sử dụng sách của các anh chị khóa trên, chỉ mua bổ sung những cuốn thất lạc.

“Còn ở nước Anh thì tôi hầu như không biết mặt SGK của con cho tới tận năm lớp 12 trước khi con vào đại học thì thi thoảng có mượn vài cuốn sách Toán và Vật lý của trường mang về. Trước đó, con có xin tôi mua vài cuốn truyện kinh điển nằm trong chương trình văn học của trường vì con nói truyện đó trong thư viện có hạn mà ai cũng cần đọc” - GS Bùi Thị Minh Hồng chia sẻ.

Tìm hiểu về giáo dục phổ thông ở nước Anh, bà Hồng cho biết: “Nước này có Chương trình Giáo dục Quốc gia (CTGDQG) dài hơn 200 trang quy định cụ thể và chi tiết các môn học bắt buộc và tự chọn, tùy thuộc vào quyết định của từng trường công.

CTGDQG này chỉ áp dụng với các trường công, chứ không áp đặt cho trường dân lập hay nhà thờ. Kể cả đối với trường công thì CTGDQG này cũng ghi rõ: CTGDQG chỉ là một phần của giáo dục trẻ em.

Điều quan trọng là nước Anh khuyến khích giáo viên phát triển các bài học thú vị và kích thích sự phát triển kiến thức, hiểu biết và kỹ năng của học sinh như một phần của chương trình học rộng hơn mà mỗi trường lựa chọn đưa công khai lên website của trường".

Vai trò của người thầy quan trọng hơn nhiều SGK

Theo GS Bùi Thị Minh Hồng, mỗi một học kỳ, giáo viên có những buổi bồi dưỡng, trao đổi học thuật và chia sẻ các cách làm hay với đồng nghiệp để nhà trường cùng tạo ra và theo đuổi các giá trị giáo dục cho học sinh. Qua đó để thấy vai trò của người thầy quan trọng hơn rất nhiều SGK”.

bai 4 su dung sach giao khoa o nuoc anh cau chuyen dang de suy ngam hinh 2

Sử dụng tiết kiệm SGK là mục đích hướng tới của nhiều nền giáo dục.

Cần tôn trọng sự kế thừa trong viết SGK

Bàn về cải cách SGK tại Việt Nam, GS. TS Bùi Thị Minh Hồng tỏ ra băn khoăn về việc các lần cải cách SGK, nhiều cuốn sách phủ định sạch trơn những gì hay, có giá trị đã tạo ra từ những bộ SGK trước đó.

Trong khi, khoa học cơ bản và triết lý giáo dục về Chân-Thiện-Mỹ-Hòa của phổ thông là khá trường tồn, trừ một số môn học mới liên quan tới công nghệ hay lịch sử hiện đại. “Vậy thì tại sao cần viết lại mới hoàn toàn?

Đó là chưa kể đưa các TS, GS chưa từng dạy phổ thông vào biên soạn sách chắc gì đã tốt hơn các nhà giáo 30 năm kinh nghiệm dạy, học và làm việc với cả ngàn con trẻ! Nhất là đối với nhiều TS mới vừa tốt nghiệp, nghiên cứu chưa có gì sâu rất khó viết được sách phù hợp với đối tượng là trẻ em.

Quay trở lại với ví dụ tôi nêu ở trên, tôi thấy tại sao không đặt vai trò sáng tạo của giáo viên lên hàng đầu, ít nhất là trên SGK?” - GS Hồng nhấn mạnh.

Ở Việt Nam viết SGK như một “công trường thầm lặng”

Trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) - một đơn vị tham gia làm SGK ở Việt Nam chia sẻ, bên cạnh đội ngũ tác giả tâm huyết là hàng trăm biên tập viên, họa sĩ, cán bộ, nhân viên hành chính, quản trị, tài chính, truyền thông,… cùng làm việc như một “công trường thầm lặng” với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, sẵn sàng vượt qua khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ. 

SGK điện tử là giải pháp?

Trước việc nhiều người quan tâm đến vấn đề đổi mới chương trình và SGK tại Việt Nam, GS Bùi Thị Minh Hồng cho rằng, bà rất chia sẻ với phụ huynh học sinh về gánh nặng sách cũng như nội dung có vẻ càng cải cách càng nhiều sạn. Theo cách thức mới bây giờ dùng ngân sách nhà nước thì vẫn là người đóng thuế (tức là các phụ huynh và người lao động) phải gánh trả khoản sách đắt đỏ này. Bình mới nhưng rượu vẫn cũ.

bai 4 su dung sach giao khoa o nuoc anh cau chuyen dang de suy ngam hinh 3

GS Bùi Thị Minh Hồng trong một chuyến công tác tại tỉnh Yên Bái.

“Tôi nghĩ tới môi trường khi hình dung hàng triệu cây xanh bị chặt để làm giấy in SGK. Nếu chúng ta không phải chặt cây để in SGK thì chúng ta sẽ có bầu không khí sống trong lành hơn, ít bị lũ lụt, thiên nhiên tàn phá hơn, các em nhỏ có thể tung tăng tới trường với chỉ vài cái bút, giá vẽ, bản sách nhạc hay món đồ chơi nho nhỏ, thay vì phải ‘cõng’ SGK tới trường như hiện nay” - GS Hồng bày tỏ quan điểm.

Xu hướng sử dụng SGK điện tử trên thế giới

Theo GS Bùi Thị Minh Hồng thì nhiều nước trên thế giới đã làm SGK điện tử cả thập kỷ nay để giảm bớt gánh nặng về môi trường và kinh tế. Vậy chúng ta có nên học theo? Mỗi học sinh đi học sẽ được cấp một tài khoản truy cập SGK. Giáo viên lên lớp truy cập vào sách, các tài liệu tham khảo và mở trên màn hình lớn, trong khi vẫn có thể sáng tạo cách dạy của mình để cuốn hút học trò.

Cũng theo bà Bùi Thị Minh Hồng, trong thời đại số, SGK điện tử cho phép thay đổi nội dung dễ dàng, nhanh chóng và tốn ít nguồn lực nhất. Ví dụ, 800,000 giáo viên trong quá trình giảng dạy sẽ phản biện lại những điều chưa hay của chương trình, gợi ý nội dung hay hơn, thực tế hơn. Bộ Giáo dục chỉ việc điều chỉnh trên hệ thống, thông báo tới giáo viên, chứ không cần in lại cả triệu cuốn sách, chặt cả ngàn cái cây, hay huy động cả ngàn TS, GS vào làm sách phổ thông.

Thêm nữa, giờ đây chúng ta có thể tham khảo vô số sách về giáo dục khoa học, kỹ thuật và tiếng Anh trên nhiều trang giáo dục miễn phí như Khan Academy. Vậy chúng ta có nên tốn thêm nguồn lực nếu như không thể viết hay hơn được, ngay với cả các bộ sách trước đó? Nên chăng chúng ta cần tập trung vào việc kế thừa và phát triển SGK tiếng Việt và Văn học cho thật hay và có giá trị?

Cũng theo GS Bùi Thị Minh Hồng, giáo dục là việc trồng người trăm năm. Tương lai của thế hệ sau chúng ta có thể sẽ rất phức tạp, nhiều bất định và thay đổi vô cùng nhanh. Vì vậy SGK và các nhà giáo dục nên tập trung vào phát triển các giá trị cốt lõi và các kỹ năng học tập suốt đời giúp công dân thay đổi, thích ứng linh hoạt và chủ động với sự thay đổi của môi trường và xã hội xung quanh.

“Tôi tin Việt Nam sẽ thịnh vượng bền vững khi đào tạo được các thế hệ công dân toàn cầu nhưng hành động tại chỗ có trách nhiệm. Do đó về vấn đề này, theo quan điểm tư duy hệ thống của tôi là: đầu tư mọi nguồn lực vào đào tạo và phát triển giáo viên hơn là SGK” - GS Bùi Thị Minh Hồng nhấn mạnh.

 (Còn nữa)

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

(CLO) Sáng ngày 6/5, Đội Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Thái Bình phối hợp với Trường THCS Tây Sơn, phường Quang Trung tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá điện tử cho học sinh.

Giáo dục
Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

(CLO) Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được phân công làm Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội.

Giáo dục
Bộ Giáo dục & Đào tạo cấm các trường đại học thu phí giữ chỗ sinh viên

Bộ Giáo dục & Đào tạo cấm các trường đại học thu phí giữ chỗ sinh viên

(CLO) Các trường đại học không được yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào (nộp kinh phí "giữ chỗ", thu giữ hồ sơ.

Giáo dục
Nam Định thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Nam Định thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Nam Định năm 2024 chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

(CLO) Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông chọn và điền đúng mã cơ sở giáo dục theo giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực.

Giáo dục