80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam 1943: Tầm nhìn thời đại cho một Việt Nam phát triển nhanh, bền vững

Bài 6: Khi con người được đặt ở vị trí trung tâm

Thứ sáu, 17/03/2023 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023), hầu hết các chuyên gia, nhà nghiên cứu đều khẳng định, tầm nhìn thời đại của Đề cương còn thể hiện rõ nét ở việc đặt con người ở vị trí trung tâm.

Vị thế của con người nằm ở vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hóa, văn nghệ; và quan trọng là quần chúng nhân dân chính là chủ thể của văn hóa, là lực lượng sáng tạo, trao truyền, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa.

Bài liên quan

Hợp với xu thế của thời đại

Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943 thể hiện các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc, như sau: (1) Xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương nêu rõ: văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị; mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động, không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Đồng thời, có lãnh đạo được phong trào văn hóa Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.

(2) Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở chỉ rõ tính chất văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại (1943), chỉ rõ những nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp; những thủ đoạn của Nhật - Pháp trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam; dự kiến về tiền đồ văn hóa Việt Nam, Đề cương khẳng định cách mạng nhất định thắng lợi, văn hóa Việt Nam sẽ cởi được xiềng xích, đuổi kịp văn hóa mới, tiến bộ trên thế giới. Muốn vậy, phải làm cách mạng về văn hóa, “cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”.

(3)  Để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”, đó là: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Trong đó, dân tộc hóa là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Đại chúng hóa là chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng, con người phải là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động văn hóa. Khoa học hóa là chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ, biết bảo tồn, chắt lọc những nét đẹp truyền thống dân tộc, đồng thời phải chống những cái cũ kĩ, lạc hậu, dị đoan.…

bai 6 khi con nguoi duoc dat o vi tri trung tam hinh 1

Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại.

Nói về Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943, nhà thơ Huy Cận từng khẳng định: “Bản Ðề cương chứa chan tinh thần dân tộc, tinh thần cố hữu của giống nòi, đồng thời nó cũng mở ra triển vọng xây dựng một nền văn hóa mới sau khi giải phóng, hợp với xu thế của thời đại”.

Tính “xu thế của thời đại” ấy, trong nhiều yếu tố làm thành, có cả câu chuyện Đề cương nhấn mạnh việc “con người phải là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động văn hóa”. Cũng bởi tính thời đại ấy, ngay sau khi “Đề cương Văn hóa Việt Nam” được công bố, những người cộng sản và các nhà văn hóa, trí thức yêu nước đã nhiệt tình ủng hộ, tổ chức nhiều cuộc vận động xây dựng nền văn hóa mới - văn hóa cách mạng.

Trong các văn kiện, sách báo của Đảng, trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc bấy giờ, đều nhất quán khẳng định giá trị tư tưởng, quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, quyết tâm thực hiện và đưa vào đời sống quan điểm, tư tưởng, mục tiêu và ba nguyên tắc của nền văn hóa Việt Nam mà Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra. Đồng thời, làm cho “xu trào văn hóa mới của Việt Nam đang cố vượt hết mọi trở lực để nảy nở...”, xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào đời sống nhân dân và phong trào cách mạng đang lên.

Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm và là mục tiêu của quá trình phát triển văn hóa

Khởi nguồn từ tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” của bản đề cương, ngày nay, Đảng ta đã hình thành quan điểm: Phát triển con người phải được đặt vào vị trí trung tâm và là mục tiêu của quá trình phát triển văn hóa. Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa của nhân dân. Nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo, trao truyền, đồng thời cũng là chủ thể thụ hưởng những giá trị của nền văn hóa ấy.

Một mặt, văn hóa phải hướng mọi sáng tạo, mọi hoạt động phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân; Mặt khác, cần phải vun đắp cho những tài năng văn hóa nghệ thuật, để có những tác giả với những tác phẩm mang giá trị “đỉnh cao”; Kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng về văn hóa, bài trừ các hình thức văn hóa lai căng, mê tín, dị đoan, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, tăng cường sức đề kháng, miễn nhiễm với những luận điệu xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự nghiệp cách mạng và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Phát biểu Báo cáo trung tâm tại Hội thảo cấp Quốc gia 80 năm “Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 - Nền tảng lý luận và động lực phát triển văn hóa, con người Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh: Từ nền tảng tinh thần của Đề cương trong nhiều thập kỷ đã định hướng xây dựng một số chuẩn mực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam, trong đó tập trung trong bốn giá trị cốt lõi là “Trí - Đức - Thể - Mỹ”, bao gồm cả các giá trị truyền thống (yêu nước, nhân ái, đoàn kết...) và giá trị hiện đại (năng lực sáng tạo, tôn trọng pháp luật...) và nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam đã từng bước được thể chế hóa, đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật, quy ước, hương ước làng, xã, quy chế, quy tắc, nội quy của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Nhìn lại 8 thập niên qua, dưới ánh sáng của Đề cương Văn hóa Việt Nam, quá trình phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam đã có những bước tiến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. “Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới, với tăng trưởng trung bình HDI ở mức 1,36%/năm trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

bai 6 khi con nguoi duoc dat o vi tri trung tam hinh 2

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, vẫn đang tồn tại khiến cho các quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ, chưa thực sự thấm sâu trong các tầng lớp nhân dân; Trên cơ sở nhìn lại giá trị lý luận, giá trị thực tiễn và những tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện Đề cương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã đề xuất một số định hướng và giải pháp phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trong đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, việc đầu tư cho văn hóa phải thực sự được chú trọng thông qua các giải pháp đồng bộ có khả năng khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng toàn diện con người Việt Nam theo hướng bền vững. “Đây chính là kết quả nhận thức có được từ việc kế thừa, phát huy một cách khoa học nền tảng, giá trị mang ý nghĩa khởi nguồn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Nhằm hiện thực hóa đường lối của Đảng “đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị con người Việt Nam”, Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (2021) về “…tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi” và đi sâu tạo đột phá về thể chế, chính sách trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, việc kế thừa, phát huy các giá trị, nguyên tắc của Đề cương Văn hóa trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo hướng bền vững là vô cùng quan trọng và thiết thực.

Do đó, việc tiếp tục tạo ra được sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển văn hóa, xây dựng toàn diện con người Việt Nam, với tư cách là một trụ cột của sự phát triển, là trung tâm của sự phát triển, là sức mạnh mềm văn hóa trong cấu trúc sức mạnh tổng thể quốc gia, rõ ràng không còn là giải pháp riêng của ngành văn hóa mà cần phải là giải pháp tổng thể của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng.

Anh Thư

Bình Luận

Tin khác

Khởi động cuộc thi vẽ 'UOB Painting of the Year' năm thứ hai

Khởi động cuộc thi vẽ 'UOB Painting of the Year' năm thứ hai

(CLO) Cuộc thi vẽ “UOB Painting of the Year” là một trong những cuộc thi nghệ thuật uy tín nhất ở Đông Nam Á, với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 1,2 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch xử lý vụ việc Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu 'lạ'

Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch xử lý vụ việc Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu 'lạ'

(CLO) Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM xem xét, xử lý vụ việc Đàm Vĩnh Hưng gắn huy hiệu “lạ” trong show diễn "Ngày em thắp sao trời".

Đời sống văn hóa
Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

(CLO) Ngày 7/5, nguồn tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết đã xác nhận với báo chí về việc việc cơ quan này đã gửi văn bản đề nghị Nhà xuất bản (NXB) Hội nhà văn thẩm định lại nội dung cuốn sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" của Ocean Vuong. Trong khoảng 10 ngày, NXB sẽ gửi lại báo cáo về các vấn đề xoay quanh nội dung sách.

Đời sống văn hóa
Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

(CLO) Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Hà Nội niềm tin và hy vọng'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Hà Nội niềm tin và hy vọng"

(CLO) Ngày 7/5, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống văn hóa