Cần làm rõ căn cứ buộc tội doanh nghiệp lừa đảo

Thứ năm, 10/05/2018 07:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 12/9/2016, dư luận rúng động khi một “đại gia thủy sản” – PGĐ Công ty Minh Hiếu Bạc Liêu (Minh Hiếu Bạc Liêu) bị bắt tạm giam vì lý do được cho là “tẩu tán tài sản thế chấp”. Tới 13/3/2018, TAND tỉnh Bạc Liêu đã mở phiên xử sơ thẩm vụ án, rồi lại liên tiếp hoãn, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Diễn tiến phiên tòa cho thấy nhiều băn khoăn về căn cứ buộc tội, về hình sự hóa giao dịch kinh tế…

Tòa án yêu cầu làm rõ căn cứ xác định tội danh “lừa đảo”…

Từ 13-16/3/2018, TAND tỉnh Bạc Liêu đã đưa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Minh Hiếu Bạc Liêu (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) ra xét xử sơ thẩm. Các bị cáo Ngô Chí Dũng (58 tuổi, PGĐ), Nguyễn Thị Út (35 tuổi, TGĐ) và Huỳnh Thanh Đoàn (43 tuổi, Kế toán trưởng) bị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, Ngô Chí Dũng, Nguyễn Thị Út và Huỳnh Thanh Đoàn câu kết thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bạc Liêu (BIDV Bạc Liêu) dưới hình thức vay vốn.

 Các bị cáo thực hiện các hành vi như: Lập báo cáo tài chính về kết quả kinh doanh từ lỗ thành có lãi; Gian dối trong việc thế chấp tài sản là hàng tồn kho của công ty đang quản lý tại thời điểm làm thủ tục vay vốn nhưng thực tế không thuộc quyền sở hữu của công ty; 

Cung cấp hợp đồng có giá trị cao hơn gấp đôi giá trị của hợp đồng thật để vay vốn; Thành lập hộ kinh doanh để xuất hóa đơn giá trị gia tăng nhằm che giấu việc sử dụng vốn sai mục đích cho BIDV Bạc Liêu tiếp tục giải ngân… Tính đến ngày 21/3/2017, doanh nghiệp còn nợ BIDV Bạc Liêu trên 66 tỷ đồng (vốn và lãi).

Đại diện VKSND tỉnh sau đó đề nghị các mức án: Ngô Chí Dũng từ 18 - 20 năm tù, Nguyễn Thị Út từ 14 - 16 năm tù, Huỳnh Thanh Đoàn từ 16 - 18 năm tù.

Tuy nhiên, sáng 16/3/2018, HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ đề nghị VKSND tỉnh điều tra bổ sung. Trong đó, cần làm rõ thêm các căn cứ để xác định tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của các bị cáo; số tiền cụ thể các bị cáo chiếm đoạt; căn cứ để xác định các hợp đồng tín dụng giữa Minh Hiếu Bạc Liêu với BIDV Bạc Liêu có đúng quy định pháp luật hay không…

Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Ngô Chí Dũng không đồng tình với việc cơ quan tiến hành tố tụng xác định tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với các bị cáo vì họ chỉ làm ăn thua lỗ chứ không lừa đảo; giao dịch vay tài sản có hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng đàng hoàng… Hơn nữa, tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì phải làm rõ chiếm đoạt cụ thể bao nhiêu, việc ghi số tiền “cả vốn lẫn lãi” lại giống giao dịch kinh tế thông thường(?).

Ngày 3/5/2018, phiên tòa sơ thẩm nói trên bị hoãn lần 2.

Báo Công luận

Phiên tòa sơ thẩm xét xử các nhân sự của Công ty Minh Hiếu Bạc Liêu 

Phía bị cáo khẳng định không lừa đảo

Những băn khoăn về căn cứ để xác định tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của các bị cáo; việc hình sự hóa giao dịch kinh tế… đã từng được báo NB&CL thông tin cụ thể.

Theo đó, ngày 30/8/2013, BIDV Bạc Liêu khởi kiện yêu cầu TAND huyện Giá Rai giải quyết vụ kiện tranh chấp HĐ tín dụng đối với Minh Hiếu Bạc Liêu. Nguyên nhân là từ 21/7/2010 tới 2/5/2013, Minh Hiếu Bạc Liêu ký 24 HĐ tín dụng với BIDV Bạc Liêu (8 HĐ thế chấp tài sản), được giải ngân số tiền khoảng hơn 50 tỷ đồng, đã trả khoảng 9 tỷ đồng.

Ngày 31/10/2013, TAND huyện Giá Rai ra quyết định số 09/2013/QĐST công nhận thỏa thuận của BIDV Bạc Liêu và Minh Hiếu Bạc Liêu về số nợ, phương thức và thời hạn thanh toán nợ cho ngân hàng do hai bên tự thỏa thuận.

 Bất ngờ, ngày 16/12/2013, VKSND tỉnh Bạc Liêu kháng nghị Quyết định công nhận thỏa thuận của TAND huyện Giá Rai, xét kiến nghị của Phòng CSĐT Tội phạm về Quản lý kinh tế và Chức vụ CA tỉnh Bạc Liêu. VKSND tỉnh đánh giá: “Thỏa thuận như trên cho thấy hai bên cùng cố tình kéo dài thời hạn thanh lý khoản nợ không thể trả được vì tài sản thế chấp đã bị “tẩu tán”, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng, trong đó có 51% là tài sản nhà nước.

Và từ 12/9/2016, ông Ngô Chí Dũng, bà Nguyễn Thị Út và ông Huỳnh Thanh Đoàn bị bắt giam.

Trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Hạc (vợ ông Ngô Chí Dũng) cho biết, từ năm 2010, công ty đã thế chấp nhiều tài sản (nhà đất, máy móc, ô tô…), hạn mức vay là 40 tỷ đồng.

 Về thế chấp tôm tồn kho có ghi trong HĐ 81/2011 nhưng lại đem bán, bà Hạc lý giải: HĐ 81/2011 không có sự thẩm định nào từ phía ngân hàng về kiểm đếm số lượng, đánh giá, bàn giao, ký nhận với thủ kho, không có hạn mức giải ngân…, nên không có giá trị vay tiền, ngân hàng cũng chưa giải ngân bằng HĐ này. HĐ được lập ra như chỉ để “làm tin”, việc bán hàng đơn thuần là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước thắc mắc tại sao ông Dũng, bà Út là lãnh đạo doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là chủ hộ kinh doanh xuất hóa đơn cho Minh Hiếu Bạc Liêu để gửi ngân hàng, theo bà Hạc, thời điểm đó BIDV Bạc Liêu giải ngân phải có hóa đơn.

 Hàng hóa thu gom khắp trong dân, hóa đơn chỗ có chỗ không, chủ doanh nghiệp phải ra lập cơ sở thu mua để chủ động xuất hóa đơn lấy tiền giải ngân, duy trì hoạt động, vì lập cập nên phát sinh các thiếu sót.

Cũng theo bà Hạc, Minh Hiếu Bạc Liêu đi ra từ một hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Thời điểm 2010-2012, ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, gánh lãi suất vay tới 20%, lượng hàng bị trả về, chiếm đoạt, tiêu hủy ngày càng nhiều… 

Khi ngân hàng không hoặc chậm giải ngân, công ty ngập sâu trong thua lỗ nhưng cố gắng cầm cự, chờ thị trường hồi phục.

Phía gia đình bị cáo tiếp tục khẳng định không lừa đảo, tài sản bất động sản thế chấp vẫn còn đó.

      Kiên Giang

Tin khác

Lào Cai: Triệt phá nhóm đối tượng mua bán phụ nữ dưới chiêu trò môi giới hôn nhân

Lào Cai: Triệt phá nhóm đối tượng mua bán phụ nữ dưới chiêu trò môi giới hôn nhân

(CLO) Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với các đơn vị nước bạn phát hiện một nhóm gồm 4 đối tượng có dấu hiệu mua bán người sang Trung Quốc dưới chiêu trò môi giới hôn nhân.

Vụ án
Nữ đối tượng 'giả đàn ông' bị bắt sau 16 năm trốn truy nã

Nữ đối tượng 'giả đàn ông' bị bắt sau 16 năm trốn truy nã

(CLO) Trong quá trình trốn truy nã, Nguyễn Thị Hồng Thắm đã thay đổi về ngoại hình, cắt tóc trọc, giả dạng nam giới, gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình xác minh, truy bắt đối tượng.

Vụ án
Bắt cựu Phó Chủ tịch UBND xã ở Hà Giang lập khống hồ sơ cấp 'sổ đỏ' cho vợ

Bắt cựu Phó Chủ tịch UBND xã ở Hà Giang lập khống hồ sơ cấp "sổ đỏ" cho vợ

(CLO) Đặng Ngọc Luyến đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để lập khống hồ sơ đề nghị cấp 21,8 ha đất rừng sản xuất cho vợ là bà Nông Thị Tuyết, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 1,5 tỷ đồng.

Vụ án
Bắt nhóm đối tượng bán bé gái 14 tuổi vào quán karaoke ở Đắc Lắk

Bắt nhóm đối tượng bán bé gái 14 tuổi vào quán karaoke ở Đắc Lắk

(CLO) Nhóm đối tượng đã tìm kiếm, dụ dỗ, ép buộc các bé gái dưới 16 tuổi làm nhân viên phục vụ rót bia tại các quán karaoke. Khi nạn nhân không hợp tác thì sẽ bị đánh đập hoặc đem bán cho các cơ sở khác, nếu muốn được tự do thì phải bỏ ra một số tiền chuộc.

Vụ án
Bắt giữ 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'

Bắt giữ 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'

(CLO) Bộ Công an xác định “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe theo lời dụ dỗ, hứa hẹn, lôi kéo của số đối tượng trong tổ chức khủng bố.

Vụ án