Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Giúp học sinh phát triển những phẩm chất mà xã hội kỳ vọng

Thứ năm, 27/12/2018 21:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp báo công bố Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

Báo Công luận
Chương trình GDPT tổng thể bắt đầu thực hiện từ năm 2020. Ảnh ĐH.

 

Tại buổi họp báo, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, chương trình các môn học ở GDPT mới sẽ có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Trong đó, hoạt động trải nghiệm là chương trình bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học.

Theo Bộ GD&ĐT, lộ trình áp dụng chương trình mới theo lộ trình, cụ thể: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Cũng theo ông Chuẩn, Chương trình GDPT mới sẽ giảm tải so với chương trình hiện hành là giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.

Điểm khác của chương trình GDPT mới là phân biệt rõ hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 - lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 - lớp 12).

Tại buổi họp báo, ông Chuẩn cho biết: Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.

Đồng thời, một số môn học, như: Tin học và công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và công nghệ, Ngoại ngữ, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS; Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT.

Ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lý, hóa học, sinh học và khoa học trái đất; môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lý.

Về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn. Về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục mới phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều.

Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

Cụ thể, ở cấp Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2). Như vậy, ở bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.

Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Đáng lưu ý ở bậc học này là môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn: Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.

Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

 

Phương Nhi


Tin khác

Ngành Giáo dục Hải Phòng: Nghiêm cấm thu các khoản thu ngoài quy định

Ngành Giáo dục Hải Phòng: Nghiêm cấm thu các khoản thu ngoài quy định

(CLO) Ngành Giáo dục Hải Phòng vừa ban hành Văn bản về tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo năm học 2024 - 2025 sau cơn bão số 3 (bão Yagi).

Giáo dục
Hải Phòng: Bãi bỏ 10 thủ tục hành chính lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Hải Phòng: Bãi bỏ 10 thủ tục hành chính lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(CLO) UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Quyết định số 3227 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố.

Giáo dục
Hà Nội: Nhiều trường phổ thông vi phạm tuyển sinh

Hà Nội: Nhiều trường phổ thông vi phạm tuyển sinh

(CLO) Hiện có tình trạng trường phổ thông tuyển sinh vượt chỉ tiêu được giao, hoặc chưa đạt điều kiện để tuyển sinh trong năm học 2023-2024.

Giáo dục
Thái Bình có 152 tập thể, cá nhân ngành giáo dục đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước và cấp tỉnh

Thái Bình có 152 tập thể, cá nhân ngành giáo dục đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước và cấp tỉnh

(CLO) Sau khi cơ quan thường trực của Hội đồng hoàn thiện việc thẩm định hồ sơ, tỉnh Thái Bình có 152 tập thể, cá nhân ngành giáo dục và đào tạo năm học 2023 - 2024 đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước và cấp tỉnh.

Giáo dục
Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

(CLO) Mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại lớn cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi nước rút, các trường học đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo đón học sinh đi học trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Giáo dục