Doanh nghiệp Việt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ bảy, 25/08/2018 07:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tạo ra các chuyển biến mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam, dù chỉ là giai đoạn khởi đầu nhưng thực sự cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn của các nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp là nơi nhận diện rõ ràng nhất làn gió mới này.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt đã tạo ra hướng đi mới, phát triển mô hình kinh doanh online, xây dựng hệ thống dữ liệu đem lại doanh thu và nguồn lợi kinh tế. Hãy cùng NB&CL gặp gỡ một số doanh nghiệp đang tích cực ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 trong hoạt động để thấy được sự chuyển động này.

Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Sacombank: Sacombank luôn chú trọng đẩy mạnh công nghệ số, nâng cao chất lượng dịch vụ

Hiện nay, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân cùng sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam đã và đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội lẫn thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này cũng nói lên rằng, các doanh nghiệp cần phải tiếp cận một cách chủ động hơn trên nền tảng công nghệ số để các sản phẩm dịch vụ của đơn vị ngày càng có chất lượng cao hơn, an toàn và chính xác hơn. 

Báo Công luận
 Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Sacombank
Là một trong những ngân hàng Việt Nam được đánh giá cao về nền tảng công nghệ thông tin, Sacombank luôn chú trọng đẩy mạnh công nghệ số, nâng cao chất lượng dịch vụ, cho ra mắt nhiều sản phẩm với phương thức tiếp cận phù hợp, tính bảo mật cao, cung cấp các giải pháp thanh toán nhanh, công nghệ liên kết với các nhóm ngành như giải pháp thanh toán ứng dụng công nghệ không chạm, mã QR, ví điện tử… Đồng thời các sản phẩm dịch vụ mới cũng được Sacombank liên tục phát triển trên nền tảng hệ thống ngân hàng lõi hiện đại T24 của Temenos Thụy sỹ. 
Báo Công luận
 
Ngoài ra, Sacombank còn khởi động một loạt dự án như: “Hệ thống phần mềm khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng – LOS”, “Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM”, “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro” cũng sẽ hoàn thành vào năm 2019 và “Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng” sẽ hoàn thành vào năm 2020. Bên cạnh đó, blockchain đang là nền tảng công nghệ được cả thế giới quan tâm và đây cũng là một dự án rất quan trọng trong lộ trình chuyển đổi đến năm 2020 của Sacombank.

Tất cả điều này đều nói lên rằng Sacombank luôn chủ động tiếp cận áp dụng công nghệ 4.0 vào điều hành doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng cũng như mang lại sản phẩm dịch vụ mới, tốt nhất cho khách hàng. Mặt khác, đây cũng là cách để chúng tôi nắm bắt cơ hội một cách chủ động và đón đầu, tránh nguy cơ bị tụt hậu, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

CEO Nguyễn Huy Du – Người sáng lập dự án đèn học thông minh - Công ty cổ phần phát triển giáo dục thông minh: CMCN 4.0 yêu cầu “nghĩ khác biệt và làm nhanh hơn”

Cuộc cách mạng nào cũng luôn tạo ra những thách thức và cơ hội, mỗi doanh nghiệp đều có những chuẩn  bị cho riêng mình, ai chuẩn bị tốt sẽ thấy nhiều cơ hội hơn và ngược lại. Chúng tôi đã tự lùi lại gần 4 năm để chuẩn bị cho việc đón “cuộc chơi 4.0” tại Việt Nam. Khi bắt đầu, tôi thấy cơ hội và thách thức là ngang nhau, nhưng khi càng thêm sự chuẩn bị thì cơ hội chính là con đường mới mở ra rộng hơn và rõ ràng hơn. 

Nói về thách thức, có lẽ xin chia sẻ về yếu tố con người với 3 điểm quan trọng. Đầu tiên phải nói đến là kiến thức nền của thời 4.0, tất cả đều nhờ qua internet và những cuốn sách dịch. Nhân sự làm việc được đào tạo trong thời 3.0, nên kiến thức đó bị lỗi thời, không thể áp dụng, chỉ dùng được chút ít kinh nghiệm của họ. Tiếp theo là tư duy cũ, thời 4.0 yêu cầu “nghĩ ngược lại và làm khác đi”, nhiều nhân sự không thể hiểu và bắt nhịp kịp điều cốt lõi này. Cuối cùng là tốc độ làm việc, họ quen sự thong dong tuần làm việc 40 giờ. 

Báo Công luận

CEO Nguyễn Huy Du - Người sáng lập dự án đèn học thông minh - Công ty Cổ phần 
phát triển giáo dục thông minh. 

Nhưng với thời 4.0 thì khác, tốc độ là chìa khóa. Tính tự giác, chủ động hoàn thành trong công việc là trọng yếu và xác định “chỉ hết việc, không hết giờ”. Còn về cơ hội thì tôi thấy rộng mở, nhưng doanh nghiệp cần tập trung đúng sở trường thực tại, đừng nhìn về các thành tựu của quá khứ nhiều quá. Nếu cùng góc nhìn “suy nghĩ không cũ về những điều không mới” thì cơ hội mở ra tới mức không đủ sức mà làm. Chúng tôi thực hiện đúng yêu cầu của thời 4.0 là: nghĩ khác biệt, làm nhanh hơn và tập trung hơn. Khi kiến tạo hệ sinh thái giáo dục 4.0, chúng tôi đưa ra những sản phẩm thông minh theo xu hướng IoT (Internet of Things - Vạn vật kết nối) và một vài nền tảng số (Digital platform) với xu hướng kinh tế chia sẻ (sharing economy). Chúng tôi tập trung hơn vào những điều mà thời kinh doanh 3.0 ít quan tâm đến như: sở hữu trí tuệ, tác quyền, bản quyền... những điều này giờ đây lại được đặc biệt quan tâm. 

Đặc biệt nhất là thời 4.0 trong sản xuất “Made by” quan trọng hơn “Made in”, chúng tôi lựa chọn đúng sở trường của mình để đặt và tham gia đúng mắt xích phù hợp trong chuỗi cung ứng giá trị của doanh nghiệp. Bước đầu chúng tôi đã phát triển xong 2 trong 3 sản phẩm chiến lược là đèn học thông minh The Smart Light và bảng học thông minh Smart Desk. Nền tảng mạng dạy kèm kết nối gia sư thông minh uTeacher và học liệu thông minh uBASE cũng được công ty phát triển xong. Tất cả đang được chuẩn bị kỹ càng để đưa ra thị trường và đến tay người dùng trong thời gian sắp tới. Với mong muốn kiến tạo nên sản phẩm “Made by Vietnam” và khát vọng vươn ra biển lớn, mong rằng sự chuẩn bị gần 6 năm qua của một start-up như chúng tôi sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng.

 

Hữu Phương – Chính Kỳ

Tin khác

Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam cao hơn nhiều so với Hàn Quốc, Mỹ

Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam cao hơn nhiều so với Hàn Quốc, Mỹ

(CLO) Ngày 20/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đồng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến trạm sạc xe điện.

Thị trường - Doanh nghiệp
IEA dự đoán dòng khí đốt của Nga sẽ không còn chảy qua Ukraine

IEA dự đoán dòng khí đốt của Nga sẽ không còn chảy qua Ukraine

(CLO) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán dòng khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ kết thúc sau khi thỏa thuận trung chuyển hết hạn vào cuối năm, đồng thời cảnh báo về một mùa đông khắc nghiệt sắp tới đối với Kyiv và các nước láng giềng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kon Tum: Doanh nghiệp nuôi heo ngang nhiên lắp ống nhựa để xả nước thải ra suối

Kon Tum: Doanh nghiệp nuôi heo ngang nhiên lắp ống nhựa để xả nước thải ra suối

(CLO) Công ty Cổ phần phát triển năng lượng Kon Tum ngang nhiên lắp đặt đường ống nhựa dài gần 100m từ hầm chứa nước thải trong trang trại chăn nuôi heo để xả trái phép ra suối.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hoa Kỳ đe dọa Nga bằng lệnh trừng phạt dầu mỏ mới?

Hoa Kỳ đe dọa Nga bằng lệnh trừng phạt dầu mỏ mới?

(CLO) Nhà Trắng có thể tăng cường lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga, theo tiết lộ của quan chức cấp cao Hoa Kỳ. Moscow cho biết các mối đe dọa và áp lực là những công cụ duy nhất còn lại trong kho vũ khí chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp