(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
“12 đêm ngủ không trọn giấc” và những trăn trở của Đại tướng Tổng Tư lệnh
Ngày 1/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tư lệnh được giao nhiệm vụ làm Chỉ huy trưởng Chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Trước ngày Đại tướng ra Mặt trận, Bác đã căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
Trước đó, tư tưởng chỉ đạo tác chiến mà Hội nghị Trung ương đầu năm 1953 cũng đã xác định: Phương châm chung của cuộc chiến tranh giải phóng của ta là trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh. Ta không chủ quan khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan mạo hiểm, nếu một lần mà thua nặng thì sẽ tai hại lớn.
Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 bàn kế hoạch tác chiến dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ảnh: TTXVN
Lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng tác chiến “không chắc thắng thì kiên quyết không đánh” dường như luôn văng vẳng trong tâm trí Đại tướng Tổng tư lệnh trong suốt những ngày Đại tướng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Thời điểm trung tuần tháng 1/1954, Đảng ủy Mặt trận và tất cả đều tán thành phương châm Chiến dịch là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh cũng khẳng định: “Nếu không tranh thủ đánh sớm khi địch còn đứng chân chưa vững, để nay mai chúng tăng quân và củng cố công sự thì không đánh được, ta sẽ bỏ mất thời cơ”. Theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, Chiến dịch Điện Biên Phủ dự kiến sẽ diễn ra trong 3 đêm 2 ngày, nổ súng vào ngày 20/1/1954.
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu cũng như hồi ức của các nhân chứng lịch sử, trong những ngày tháng 1 năm 1954 ấy, tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ có những diễn biến rất mới, rất nhanh, khác nhiều với những dự kiến ban đầu. Sự gia tăng tính kiên cố và sức mạnh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp và sự khó khăn trong việc đưa pháo vào và chuẩn bị công sự của bộ đội ta đã khiến vị Tổng Tư lệnh chiến dịch không khỏi trăn trở về yếu tố “chắc thắng” cũng như phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” đã định.
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều ngày 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Những trăn trở, băn khoăn càng lớn khi ngày 23/1, tướng Phạm Kiệt, sau khi theo dõi đơn vị kéo pháo đã có cuộc điện đàm về Sở chỉ huy báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong Bức thư ngày 19/1/1995 gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhân Hội thảo về Trung tướng Phạm Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc khá cụ thể về điều này: “Lúc bấy giờ, toàn thể cán bộ và chiến sĩ đang hăng hái triển khai kế hoạch đánh nhanh. Bản thân tôi thì đang khẩn trương theo sát tình hình củng cố của địch và suy nghĩ về quyết định thay đổi phương châm. Chính vào lúc đó thì nhận được ý kiến của anh Phạm Kiệt phát biểu qua điện thoại. Anh trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh”.
Sau đề xuất của “Khiêm tốn tướng quân” Phạm Kiệt, sau 11 ngày đêm “mất ăn, mất ngủ” và một đêm thức trắng với nỗi trăn trở sau này được Đại tướng chia sẻ trong hồi ký “Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”: Mỗi ngày, tôi càng nhận thấy rõ là không thể đánh nhanh được. Lời Bác dặn trước lúc lên đường và Nghị quyết Trung ương hồi đầu năm lại văng vẳng bên tai: “Chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn!”. Đêm ngày 25 tháng 1 năm 1954, tôi không sao chợp mắt được. Đầu đau nhức. Đồng chí Thùy, y sĩ, buộc trên trán tôi một nắm ngải cứu.… Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất cứ giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài. Tôi cảm thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh thắng nhanh” sang phương án “đánh chắc tiến chắc”.
Sau khi bàn bạc, trao đổi cùng trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh, chiều 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi tới quyết định mà theo ông là “một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”: “Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra”.
Thời gian mở chiến dịch được lùi lại vào ngày 13/3/1954. Quyết định đó ngay lập tức được báo về Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ hoàn toàn.
56 ngày đêm cho chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sau quyết định của Đại tướng, dồn trí, công tác chuẩn bị cho trận đánh lớn được thực hiện kỹ càng, pháo được kéo vào, đường được mở rộng hơn, công sự được xây kiên cố hơn, hào được đào sâu hơn, lương thảo, vũ khí từ hậu phương dồn lên cho mặt trận nhiều hơn, đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, quân ta tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến dịch gồm 3 đợt tiến công. Đợt 1 từ ngày 13/3 đến 17/3/1954. Đúng 8 giờ sáng ngày 13/3/1954, những viên đạn sơn pháo của bộ đội ta bắn vào sân bay Mường Thanh, mở màn của Chiến dịch. Đến 17 giờ 05 phút ngày 13/3/1954, bộ đội ta xuất kích bắt đầu trận đánh mở màn của Chiến dịch Điện Biên Phủ, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh…
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đợt 2 từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Đợt 3 từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 6/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm kiên cố của địch. Tên quan Tư lệnh chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội ta đã tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy của địch.
“Con Nhím Điện Biên” chính thức thất thủ, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm De Castries. Toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vốn được người Pháp xem là “bất khả chiến bại” đã bị quân và dân ta xóa sổ hoàn toàn. Thắng lợi này đã trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để Nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
(CLO) Ít nhất 51 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương trong một vụ hỏa hoạn tại hộp đêm 'Pulse' ở thị trấn Kochani, Bắc Macedonia. Bộ trưởng Nội vụ Panche Toshkovski cho rằng nguyên nhân vụ cháy là do pháo hoa.
(CLO) Một tài xế vừa lái ô tô vừa dùng điện thoại để quay clip cảnh vật ven đường trên cao tốc, đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt. Với lỗi vi phạm này, tài xế sẽ bị phạt 5 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 17/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Bộ và từ Thanh Hoá tới Huế trời rét, có mưa vài nơi với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ.
(CLO) Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự.
(CLO) Nhân dịp sinh nhật 55 tuổi, diva Hồng Nhung đã chia sẻ thông tin về việc cô lập di chúc từ cuối năm 2024, ước nguyện “khi nhắm mắt mãi mãi, xin thả nhúm tro trên sông Hồng".
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Các phương tiện đang dừng chờ đèn đỏ, ô tô từ phía sau bất ngờ lao tới húc văng nhiều xe máy rồi tiếp tục tông vào các xe đang băng qua ngã tư. Vụ tai nạn khiến nhiều người phải nhập viện.
(CLO) Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025, trả lời câu hỏi của em học sinh về: "AI có 'chiếm chỗ' của người học báo chí, truyền thông?" PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có những chia sẻ về vấn đề này.
(CLO) Một tàu vũ trụ SpaceX đã đưa 4 phi hành gia mới lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào rạng sáng 16/3, mở đường cho hai phi hành gia NASA bị mắc kẹt suốt 9 tháng có thể trở về Trái đất.
(CLO) Sẵn sàng dấn thân vào những điểm nóng, đối diện với nguy hiểm, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng không chỉ là một cây bút điều tra sắc bén mà còn là một chiến binh thực thụ trên mặt trận bảo vệ môi trường. Với hàng loạt phóng sự chấn động về phá rừng, ô nhiễm và buôn bán động vật hoang dã, anh đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức cộng đồng, thúc đẩy hành động bảo vệ thiên nhiên.
(CLO) Hỏa hoạn bùng lên ở khách sạn Cherish Hotel trên đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP HCM vào chiều 16/3, Cảnh sát kịp thời giải cứu 6 người.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(CLO) Baidu vừa công bố hai mô hình AI mới, Ernie 4.5 và Ernie X1, nhằm cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mạnh như DeepSeek và OpenAI trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo ngày càng khốc liệt.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.
(CLO) Đưa Y tế Việt Nam ngang tầm thế giới đã là vấn đề “nóng” được đề cập nhiều trong thời gian gần đây khi ghi nhận từ các cơ sở điều trị cho thấy, Việt Nam giờ đây đang được coi là một điểm sáng trong triển khai kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên sâu, mang tầm quốc tế, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh.
(NB&CL) Với tinh thần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có việc thông qua Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
(CLO) Từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu có giá trị thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng. Quy định mới về thuế có thể khiến giá hàng hóa khi nhập khẩu từ ngoài lãnh thổ vào Việt Nam không còn sức hút vì giá quá cạnh tranh. Điều này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng cân nhắc kỹ hơn về hàng hóa nhập khẩu khi mua sắm, từ đó tăng cường nhu cầu đối với hàng hóa nội địa.
(CLO) Chính phủ và các địa phương quyết tâm phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Các chuyên gia nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 mức 2 con số vừa là động lực, vừa là áp lực, là bước chuyển lớn để đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình.
(NB&CL) Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, năm 2025 là năm vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công ĐH Đảng bộ các cấp tiến tới ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Rất nhiều đầu việc quan trọng trong quỹ thời gian vỏn vẹn 365 ngày, vì thế, tăng tốc, “vào việc” nhanh, quyết liệt phải là những từ khoá cần được thực thi ngay từ đầu năm.