Làng nghề đúc lò bằng đất sét tại An Giang: Nỗi lo bị mai một

Thứ tư, 05/10/2022 17:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tồn tại hơn 80 năm, làng nghề đúc lò (làm bếp lò) bằng đất sét ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện chỉ còn vài hộ hoạt động, im lìm so với cảnh nhộn nhịp khói lửa như trước.

Nghề “dậy khi gà chưa gáy, nghỉ khi đèn đã soi”

Khoảng 4h sáng, ông Đặng Thái Bình (53 tuổi) cùng một số hộ dân xung quanh thức dậy để tranh thủ chuẩn bị nguyên liệu cho những chiếc lò đúc đầu tiên trong ngày. 

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 1
Bài liên quan

Ông Bình chia sẻ, bản thân ông đã làm nghề này hơn 20 năm - thâm niên “nhỏ nhất” trong số các hộ còn theo nghề đúc lò.

Người thợ đúc lò hành nghề không giống như nhiều nghề khác. Mặc cho cơ giới hóa giúp cuộc sống thay đổi, họ vẫn giữ vững truyền thống làm thủ công, không có sự can thiệp của máy móc.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 2

Người thợ chuẩn bị nguyên liệu trực tiếp bằng tay.

Vì thế, có thể nói công việc này dù trải qua gần 1 thập kỷ, người thợ vẫn phải chịu cảnh cực nhọc để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 3

Để làm ra một chiếc lò hoàn thiện, ông Bình cho biết phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và sức khỏe bền bỉ.

Trước hết, nguyên liệu đất sét và cát sẽ được các thương lái tại Kiên Giang chuyển đến cho các hộ dân tại đây. Một đợt chở, ông Bình sẽ nhận đất sét từ 6 ghe, mỗi ghe nặn được khoảng 50 lò.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 4

Ông Bình kiểm tra nguyên liệu trước khi nặn lò đúc.

Sau đó, thợ làm đất chuẩn bị nguyên liệu chế tạo lò đúc và các sản phẩm khác. Bằng bàn tay điêu luyện, “làm nhiều rồi quen”, những chiếc bếp lò truyền thống sẽ được tạo hình, qua chiếc khuôn xi măng, thợ sẽ nặn hình lò và để trong khuôn 3 đến 4 ngày mới bắt đầu mở khuôn.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 5

Mỗi chiếc lò đều được người thợ nặn trực tiếp bằng tay, để cảm nhận độ dẻo của đất.

Tiếp đó, những chiếc lò được đem đi phơi nắng trong vài giờ rồi người thợ bắt đầu giai đoạn gắn miệng lò và chỉnh sửa lò lại lần cuối để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 6

Chiếc lò sau khi nặn từ khuôn, sẽ được người thợ cắt gọt và đánh bóng.

Khi hoàn tất việc tạo hình một chiếc lò hoàn chỉnh, người thợ đem những chiếc lò phơi nắng một lần nữa trước khi bỏ vào lò nung. Phải sau khi phơi đủ nắng những chiếc lò mới được nung lên nhằm đảm bảo chất lượng. 

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 7

Nếu gặp nắng ở mức độ cao, người thợ phải che màng để giảm nhiệt tiếp xúc nhằm đảm bảo việc phơi phải đều cho sản phẩm.

Mỗi chiếc lò phải được đưa vào lò nung, bằng cách lấp trấu và rơm bên trên, khi nào thấy lửa cháy trên bề mặt thì ngưng, chờ cho nguội khoảng 3-4 ngày. Thời gian này người thợ canh lửa rất kỹ vì giai đoạn này rất quan trọng cũng là giai đoạn có thể xem khó nhất khi làm lò.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 8

Công đoạn nung lò được xem là quan trọng nhất.

“Hai nỗi sợ của người làm lò đúc là trời mưa và lò nung. Nung quá lửa, lò sẽ bị nứt còn nếu không đủ lửa lò sẽ không lên màu đẹp. Còn trời mưa bất chợt, chúng tôi phải nhanh chân che chắn ngay nếu không sẽ hỏng. Nhiều lúc đang ăn cơm trong nhà cũng phải bỏ ngang để chạy ra. Một khi đã hỏng thì phải bỏ, mà bỏ thì lỗ vốn”, ông Bình tâm sự.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 9

Lò đúc tại đây chia làm nhiều loại, tùy thuộc vào kích cỡ có giá dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng.

Trung bình, cơ sở của ông Bình tạo ra khoảng 70 sản phẩm, khoảng 2000 cái/tháng. Cơ sở của ông Bình có 3 nhân công, tính thêm vợ chồng ông làm 5 người, làm hì hục từ sáng đến tối muộn.

“Nghề này không có nghỉ trưa cố định, làm tới khi nào mệt thì thôi. Trời tối thì đi vào mở đèn cho sáng rồi làm tiếp, có khi 4 giờ sáng làm tới 7, 8h tối mới nghỉ. Nghề này cực lắm, chỉ đủ sống qua ngày thôi nhưng không làm thì biết làm nghề gì kiếm sống. Ông bà truyền nghề lâu rồi, đó giờ xung quanh đây cũng sống bằng nghề đúc lò”, ông Bình nói.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 10

Người thợ tranh thủ ngồi nghỉ trước khi tiếp tục công việc.

Trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, gia đình ông và nhiều hộ dân khác đều phải tạm ngưng làm việc. May mắn, sau khi hoạt động trở lại, giờ đây lượng hàng hóa xuất ra cũng đã hồi phục được như trước, mặc dù lượng tàu thuyền tấp vào không quá đông. Các hộ dân cũng chỉ hi vọng thời gian gần Tết, các thương lái sẽ đến mua nhiều hơn.

“Yêu nghề nhưng không biết truyền cho ai”

Được truyền nghề từ thời ông cha, ông Bình và vợ luôn ý thức phải giữ vững lửa nghề. Nhưng “đau đầu” ở chỗ, nghề này quá vất vả khiến ông luôn trăn trở không biết… truyền cho ai.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 11

Những chiếc lò đúc thành phẩm.

“Xã hội giờ phát triển, tụi nhỏ cũng không thích làm công việc nặng nhọc mà ba cọc ba đồng thế này nữa. Chúng tôi cũng không thể ép, cứ cố gắng giữ nghề tới khi nào hết sức thì thôi”, ông Bình chia sẻ.

Trò chuyện với bà Sáu (72 tuổi) - người có thâm niên làm nghề lâu nhất còn lại ở khu vực này cho biết, hiện nay có khoảng 5 - 6 hộ dân còn làm nghề lò đúc, đa phần đã nghỉ bớt do không trụ được qua dịch, cũng như không có người truyền nối.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 12

Bà Sáu là một trong những người lớn tuổi hiếm hoi còn theo nghề.

Hàng ngày, bà Sáu tiếp nhận công việc làm vỉ nướng than bằng đất sét để giao cho các cơ sở làm lò nướng, bởi công việc này tương đối đỡ vất vả hơn, cho phép sức khỏe của bà thực hiện.

Gia đình bà Sáu thuộc diện khó khăn, bà phải nuôi hết thảy 3 người già trong nhà, trong đó, em gái của bà hiện đang bị tâm thần, không còn tỉnh táo. Riêng con bà đang làm ăn xa, do không đủ sức khỏe theo nghề nên công việc này chỉ còn bà Sáu và một số nhân công làm việc. Dù đã lớn tuổi, bà Sáu vẫn chưa từng nghĩ sẽ bỏ nghề mà vẫn duy trì với phương châm “làm được tới đâu thì hay tới đó”.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 13

Hoàn cảnh khó khăn của bà Sáu, khi phải lao động ở tuổi 72, nuôi 3 thành viên trong gia đình.

Có thể nói, không chỉ chịu nắng, mưa, cường độ làm việc cao, người thợ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Chẳng hạn như công đoạn nung lò, lửa nóng hừng hực, khói bốc lên cao, nếu ai không quen thì liền bị cay mắt, ho sặc sụa.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 14

Chỉ có ai thành thạo mới có thể chịu đựng khói lửa ở lò nung.

Song, động lực và tự hào của người dân miền Tây chính là sản phẩm được xuất hiện trên thị trường. Tồn tại qua nhiều thế hệ, thời hoàng kim, những chiếc lò và các sản phẩm đúc bằng đất sét của làng nghề này đã từng có mặt khắp các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí là các tỉnh miền Trung.

lang nghe duc lo bang dat set tai an giang noi lo bi mai mot hinh 15

Sản phẩm lò đúc ngày càng được ưa chuộng bởi độ bền.

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng bếp lò của người dân ngày càng ít, để tồn tại, làng nghề phải thích ứng trong việc đa dạng sản phẩm làm từ đất sét theo nhu cầu của khách hàng.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa
Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

Trưng bày chuyên đề 'Kinh đô Hoa Lư - Theo dòng lịch sử'

(CLO) Bảo tàng Ninh Bình đã tổ chức trưng bày hình ảnh và hiện vật phục vụ Lễ hội Hoa Lư năm 2024 với chuyên đề "Kinh đô Hoa Lư-Theo dòng lịch sử" trong 3 ngày (17-19/4/2024).

Đời sống văn hóa
Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An góp mặt trên 'bảo tàng số' Google Arts & Culture

(CLO) Triển lãm trực tuyến về Quần thể danh thắng Tràng An trên Google Arts & Culture chính thức ra mắt ngày 18/4, với sự hỗ trợ của Google Arts & Culture và UNESCO World Heritage.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

Linh thiêng “Quốc Ẩm Việt Trà” dâng lên Quốc tổ Hùng Vương

(CLO) Cùng với lễ giỗ tổ tại Đất tổ - Đền Hùng Phú Thọ, người dân vùng đất Tây nguyên cũng hướng về và thành kính tổ chức lễ Giỗ tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng trấn linh, đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đời sống văn hóa