Ngọn lửa nghề sáng suốt trăm năm ở làng rèn Phú Mỹ

Thứ bảy, 24/09/2022 18:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù có "tuổi" gần một thế kỷ, làng nghề lò rèn ở tỉnh An Giang vẫn luôn đỏ lửa, tiếng máy dập inh ỏi hàng đêm tạo nên hàng trăm nghìn sản phẩm chất lượng.

Tọa lạc tại ấp Trung 1, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), làng rèn truyền thống Phú Mỹ đã có nguồn gốc gần một thế kỉ. Trời vừa rạng sáng, tiếng đập búa đã vang lên rộn rã như một điệu nhạc vừa náo động vừa xen kẽ với sự thăng trầm.

ngon lua nghe sang suot tram nam o lang ren phu my hinh 1
Bài liên quan

Làng rèn “chuyển mình” 

Xã hội phát triển, ngành nông nghiệp đang dần được cơ khí hóa. Thích ứng cùng với thời đại, những người thợ rèn bắt đầu áp dụng các máy móc, thiết bị vào trong quá trình làm nghề rèn của mình.

Cách đây khoảng hơn 5 năm về trước, một lò rèn cần trung bình sáu người thợ. Trong đó, bốn thợ đập, một thợ thổi ống thụt và một người thợ “cái” tức là thợ chính, có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra.

ngon lua nghe sang suot tram nam o lang ren phu my hinh 2

Người thợ ra sức rèn những thanh sắt trở thành sản phẩm hoàn thiện, ứng dụng trong đời sống như dao, rựa,...

Để có thể tạo ra một con dao, bốn tay búa thu phải dùng hết sức lực của mình thay phiên nhau đập, những cú đập của họ thường được người dân nơi đây sử dụng bằng cụm từ “đập hở phổi”. Đôi khi, họ không còn sức lực để nói chuyện, chỉ có thể dùng những cử chỉ bằng tay để ra hiệu điều mình muốn nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông “Hai Cọp” - chủ vựa đồ rèn cho biết: “Ngày xưa làm cực lắm, sử dụng sức người là chính, thép được sử dụng là thép đường tàu rất tốt. Các thợ rèn phải phá thép đường tàu thành những miếng nhỏ. Và phải nung trên lửa đập rất lâu mới có thể hình thành một cái dao”.

Việc ứng dụng máy móc vào quá trình sản xuất đã khiến cho làng rèn Phú Mỹ đang dần “chuyển mình”. Đời sống của những thợ rèn nơi đây được cải thiện nhiều hơn.

Trước khi sử dụng máy móc, trung bình thợ làm lò rèn chỉ làm việc trong bốn ngày và dành một ngày nghỉ ngơi do công việc quá nặng nhọc. Sản phẩm làm ra trong một ngày cũng chỉ dao động từ 15 đến 20 thành phẩm.

ngon lua nghe sang suot tram nam o lang ren phu my hinh 3

Ông Duy Thành Phương (chủ một lò rèn) cho biết, nhờ vào sự phát triển của máy móc, các sản phẩm được tạo ra với công suất nhanh hơn, người thợ cũng đỡ mệt nhọc hơn.

Từ khi máy đập, máy cắt thép được đưa vào sử dụng, các chủ lò rèn có thể tiết kiệm được chi phí nhân công và đầu tư nhiều hơn vào máy móc, nguyên vật liệu. Từ đó, năng suất sản phẩm làm ra một ngày cũng nhiều hơn, có thể lên tới 100 sản phẩm trong một ngày.

“Lúc trước, người ta thường hay sử dụng ‘máy cò mổ’ được mua ở Chợ Mới. Nhưng tôi thấy nó dễ bị hỏng quá nên tôi tự mày mò thiết kế ra máy đập có trục đứng, vừa tiện lợi, vừa dễ thay bộ phận bị hư hỏng”, ông Sáu Giờ, một thợ rèn chia sẻ.

Đa phần những khách hàng đến đây đều cho biết đồ rèn của làng Hòa Hảo được ưa chuộng bởi chất lượng cao.

Ông Duy Thành Phương - chủ của một lò rèn cho biết: “Ông cha từ trước đã truyền rất nhiều phương pháp và bí quyết cho con cháu đời sau biết làm thế nào để rèn được một món đồ tốt. Các khâu đều phải hết sức tỉ mỉ, nhất là cắt, gọt, mài phải làm thật kỹ. Sản phẩm làm ra phải đúng tiêu chuẩn mới dám đem bán, nếu bất kỳ món hàng nào không bén, chúng tôi đều đồng ý cho đổi lại để giữ cho cái danh đồ rèn Hòa Hảo luôn tốt”.

Sản phẩm rèn của làng Hòa Hảo không chỉ được cung cấp cho thị trường các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, miền Bắc mà 30% sản phẩm còn được tiêu thụ sang Campuchia, Thái Lan. Trung bình mỗi ngày, mỗi gia đình thợ rèn thu về lợi nhuận từ 700.000 – 800.000/ngày.

“Khó khăn vẫn quyết giữ lửa nghề”

Các lò tại đây thường chỉ có hai người làm việc, họ thường là các cặp vợ chồng đã cùng nhau gắn bó với nghề rèn trong một khoảng thời gian dài.

Chia sẻ với phóng viên, ông Duy (chủ lò rèn) cho biết, một sản phẩm được hoàn thành rất công phu, từ miếng sắt nguyên vẹn, người thọ phải mài sao cho sắc bén. Sau đó, thép phải nung đỏ dưới lửa và dùng máy móc đập mạnh để con dao trở nên mỏng và bén.

ngon lua nghe sang suot tram nam o lang ren phu my hinh 4

Người thợ rất trân trọng từng món hàng mà mình làm ra.

“Nghề rèn không bao giờ có thể cầm tay hướng dẫn được. Nghề này chỉ có thể học hỏi bằng cách quan sát và tự đúc kết những kinh nghiệm cho riêng bản thân của mình. Có người học việc từ 1 đến 2 năm là có thể bắt đầu cho ra sản phẩm. Nhưng ngược lại, cũng có người cả một đời không thể làm ra được”, ông Duy cười, nói.

Đối với những người thợ rèn nơi đây, giấc ngủ dường như là một điều quý hiếm. Trung bình một người thợ chỉ ngủ từ ba đến bốn tiếng mỗi đêm. Khác với những làng nghề truyền thống khác công việc thường bắt đầu từ lúc sáng tinh mơ. Nghề rèn của làng Phú Mỹ lại bắt đầu vào ban đêm từ lúc 0h đến tối muộn ngày hôm sau.

“Khổ dữ lắm! Có khi làm từ khuya đến 8h tối hôm sau mới nghỉ. Không phải ai cũng chịu được đâu”, ông Duy tâm sự.

ngon lua nghe sang suot tram nam o lang ren phu my hinh 5

Không dừng lại ở đó, đôi tay của hầu hết người thợ nơi đây đều đầy những vết phỏng nhỏ, vết chai, vừa lấm lem lọ than.

Chị Thúy Nga – vợ của ông Duy là một trong những người phụ nữ “đếm trên đầu ngón tay” được ngồi ở vị trí thợ chính – vị trí mà ông cha quan niệm chỉ thích hợp với đàn ông. Sức nóng từ lò lửa hắt lên khuôn mặt của chị khiến những giọt mồ hôi lấm tấm trên hai bên thái dương. Nóng, khổ cực, gian khổ là vậy nhưng các thợ rèn ở làng Phú Mỹ không bao giờ nghĩ đến chuyện thay đổi nghề để cho cuộc sống đỡ cơ cực hơn. Có lẽ đối với họ, cái nghề gia truyền làm lò rèn đã là một phần máu thịt của cuộc đời mình. 

Ảnh hưởng thì tất nhiên là có. Nhưng khó khăn thì phải cố theo nó cho bằng được vì đây là nghề của ông cha nuôi mình nên người, là cái nôi nơi mình lớn lên. Nay ông cha đã mất thì mình phải có bổn phận gìn giữ và phát huy. Một phần tôi coi nó như ‘miếng cơm manh áo”, một phần coi như nó đã ngấm trong máu tôi rồi”, chị Thúy nói.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 25/4: Thanh Hoá đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 25/4: Thanh Hoá đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 25/4/2024, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.

Đời sống
Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 -1/5/2024), chiều 24/4, tại huyện Đức Thọ - quê hương của Tổng Bí thư Trần Phú, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên”, tuyên dương Đảng viên trẻ tiêu biểu, cán bộ công chức, viên chức trẻ giỏi toàn tỉnh.

Đời sống
Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

(CLO) Ngày 23/4/2024, trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xảy ra mưa đá, đường kính mưa đá khoảng 2-3 cm, đã làm thiệt hại nhiều diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn.

Đời sống
Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

(CLO) Sà lan chở đá từ cảng Kỳ Hà đi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bất ngờ bị chìm trên biển khiến 3 thuyền viên tử vong, 2 người mất tích.

Đời sống
TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

(CLO) UBND TP HCM vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

Đời sống