Về làng nghề Từ Vân nghe chuyện người phụ nữ “gần nửa đời người” thêu cờ Tổ quốc

Thứ tư, 24/08/2022 11:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Nguyễn Thị Thiết (71 tuổi) ở làng nghề Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội) là người phụ nữ hiền lành, chất phát. Bà được nhiều người trong vùng quý mến bởi là người phụ nữ lớn tuổi giữ được tình yêu, gắn bó “gần nửa đời người” với nghề thêu cờ Tổ quốc.

Bén duyên với nghề thêu cờ Tổ quốc từ năm 30 tuổi

Làng nghề Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội) cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Đây được biết đến là địa chỉ chuyên thêu cờ Tổ quốc. Ở làng Từ Vân, bà Nguyễn Thị Thiết nằm trong số ít người gắn bó hơn nửa cuộc với nghề. Đi theo chỉ dẫn của người dân địa phương, tìm đến cơ sở sản xuất Hưởng Nhung chuyên thêu cờ Tổ quốc, chúng tôi gặp bà Thiết - người phụ nữ "gần nửa đời người" gắn bó với nghề thêu cờ Tổ quốc đang tỉ mỉ, miệt mài trong những đường kim, mũi chỉ, thêu tận tâm những lá cờ đỏ Sao vàng. 

Bà Thiết là người dân làng nghề Từ Vân, bà làm việc ở cơ sở sản xuất thêu cờ Tổ quốc Hưởng Nhung từ khá lâu, yêu nghề, tận tâm với nghề nên được rất nhiều người trong làng quý mến. Tâm sự với chúng tôi, bà Thiết cho biết: "Tôi bắt đầu làm nghề thêu cờ Tổ quốc từ năm 30 tuổi, gắn bó từ đó tới nay là 71 tuổi. Thời điểm hiện tại là hơn 40 năm gắn bó với nghề truyền thống này".

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 1

Bà Nguyễn Thị Thiết đang hướng dẫn, chỉ dạy một cháu nhỏ nghề thêu cờ Tổ quốc - Ảnh: Đình Trung

X

Chia sẻ về khó khăn lúc mới bén duyên với nghề, bà Thiết cho biết, lúc mới bắt đầu thêu cờ Tổ quốc cũng có nhiều khó khăn trở ngại, thứ nhất từ khâu tạo hình ngôi sao vàng làm sao để chính giữa miếng vải, thứ hai là đường kim, mũi chỉ sao cho chuẩn và khi khâu những cánh trên ngôi sao phải phân rõ nhánh. Đặc biệt, kỳ công nhất là khâu chọn vải, thêu, in, pha màu… Làm sao để cờ may xong không chỉ chính xác về tiêu chuẩn mà phải sắc nét, bền đẹp.

"Để hoàn thiện một lá cờ Tổ quốc đạt tiêu chuẩn của thị trường, bắt buộc phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó, mỗi công đoạn đòi hỏi người thợ thêu thủ công phải có bàn tay tỉ mỉ, chịu khó, sự nhẫn lại, vì chỉ cần một đường thêu sai, cắt lệch, thì lá cờ Tổ quốc đó sẽ không được sử dụng", bà Thiết nói. 

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 2

Bà Thiết cùng một người bạn già và một em nhỏ đang tỉ mỉ thêu những lá cờ Tổ quốc Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

Nghe bà Thiết chia sẻ, chúng tôi phần nào hiểu hơn về công đoạn để sản xuất ra một lá cờ đỏ Sao Vàng - biểu tượng cho đất nước Việt Nam. Những sản phẩm cờ Tổ quốc do bà Thiết và nhân công tại cơ sở sản xuất cờ Hưởng Nhung tạo ra được phân phối trên khắp các thị trường trong nước. Có lẽ nơi phân phối nhiều nhất là khu phố cổ, trong đó có hàng Mã, hàng Lược... và trên toàn địa bàn Thủ đô Hà Nội. 

Chia sẻ về kỉ niệm khó quên nhất trong nghề, bà Thiết kể lại: "Vào năm ngoái ở thời điểm bầu cử hay dịp Đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu trên sân nhà, gia đình cô Nhung chú Hưởng cùng với tôi phải thức từ 1 đến 2 giờ sáng để hoàn thành hơn 2 vạn lá cờ Tổ quốc và băng rôn, khẩu hiệu. Đây là thời điểm bận rộn nhất, tuy nhiên tôi cũng cảm thấy phấn khởi vì đóng góp một phần cho xã hội, đất nước". 

Không những vậy, bà Thiết còn cho biết: "Mỗi khi cận dịp ngày Quốc Khánh 2/9 như thời điểm này, tôi và gia đình cô Nhung chú Hưởng lại tất bật huy động đủ nguồn nhân lực gồm các con, các cháu trong gia đình để thêu cờ và đóng gói cờ. Sau đó là lễ khai giảng năm học mới, chúng tôi lại bắt tay vào làm hàng vạn chiếc băng rôn, khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng để phục vụ cho các trường học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung". 

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 3

Anh Đặng Hồng Hưởng (SN1968) - chồng chị Nhung là người thiết kế các mẫu cờ Tổ quốc. Khi thiết kế xong sẽ chuyển sang bộ phận CNC cắt tạo hình - Ảnh: Đình Trung

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 4

Anh Nguyễn Văn Tâm là nhân công duy nhất tại cơ sở thêu cờ Tổ quốc Hưởng Nhung có nhiệm vụ vận hành máy CNC cắt các mẫu cờ đỏ Sao vàng

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 5

Nhiều mẫu cờ kích thước lớn, đặc biệt là tạo sự cân đối để vẽ hình Sao vàng sao cho đúng vị trí giữa lá cờ. Người thực hiện công đoạn này là chị Nhung (vợ anh Hưởng chủ cơ sở thêu cờ Tổ quốc)

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 6

Sau khi lấy kích thước, xác định đúng vị trí ngôi sao, chị Nhung sẽ đặt khung gỗ được thiết kế sẵn đúng kích thước và thực hiện bước quệt màu vàng

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 7

Cận cảnh ngôi sao vàng sau khi được chị Nhung thiết kế

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 8

Sau khi để khô sơn, sẽ đến công đoạn thêu thủ công bằng tay ngôi sao vàng. Tại cơ sở Hưởng Nhung, người đảm nhận nhiệm vụ thêu chính là bà Thiết và một người thợ nữ khác

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 9
ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 10

Hai nhân công cần mẫn, tỉ mỉ trên từng đường kim mũi chỉ. Với mong muốn tạo ra những lá cờ Tổ quốc đẹp, chuẩn xác. Đây cũng là niềm vui, sự tự hào của chính những nghệ nhân làng Từ Vân

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 11

Sau công đoạn thêu, những lá cờ đỏ sao vàng được chuyển sang bước cán que cầm. Bước này đơn giản nên người già, các bạn trẻ đam mê với nghề thêu cờ truyền thống đều có thể làm được

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 12

Cận cảnh que cầm bằng nhựa đỏ

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 13

Các em nhỏ hăng say làm việc tại cơ sở thêu cờ Tổ quốc Hưởng Nhung

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 14

Bà Thiết - nghệ nhân thêu cờ Tổ quốc hơn 70 tuổi đang cùng các mầm non tương lai cán quen cầm cờ, nụ cười trên gương mặt nói lên sự yêu nghề, tận tâm với công việc

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 15

Sau khi thành phẩm, những lá cờ Tổ quốc sẽ được để gọn gàng, đóng gói cẩn thận và phân phối khắp các cửa hàng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và trên khắp các tỉnh thành cả nước

Khi phóng viên Báo Nhà báo Công luận hỏi về việc truyền dạy nghề thêu cờ Tổ quốc, bà Thiết cho biết: "Ở thời điểm hiện tại tôi vẫn truyền dạy nghề cho các cháu. Như đợt Hè vừa qua, tôi có hướng dẫn vài cháu cách thêu cờ, có những cháu nhỏ tuổi hăng say, lắng nghe tôi dạy nghề. Thậm chí, có nhiều cháu vừa thi xong đại học cũng tìm tới tôi xin học lại nghề thêu truyền thống. Tôi vừa chỉ dạy vừa động viên và mong các cháu cố học lấy nghề này để giữ gìn truyền thống của làng nghề Từ Vân của mình".

"Tôi vẫn thường nói với các cháu, tuy nghề này không nuôi sống được gia đình nhưng nó rất có ý nghĩa. Tôi thường nói đùa với các cháu rằng, mất nghề, mất cờ là mất Tổ quốc. Vì vậy, các cháu phải học nghề, yêu nghề vì lá cờ này không đơn giản, bao nhiêu thế hệ cha anh nằm xuống để gìn giữ lá cờ Tổ quốc Việt Nam", bà Thiết bộc bạch. 

Lắng nghe những lời tâm sự của bà Thiết, chúng tôi và cô Nhung (chủ cơ sở thêu cờ Tổ quốc) làm việc cạnh đó cảm thấy xúc động, nghẹn ngào. Song, cô Nhung cũng nghẹn lòng nói: "Gia đình chúng tôi hàng ngày sản xuất hàng vạn lá cờ Tổ quốc, phân phối nhiều tỉnh thành trong nước. Hiện ở khu phố cổ Hà Nội chúng tôi có mấy cửa hàng nhập cờ do gia đình chúng tôi sản xuất ra. Tôi rất tự hào với nghề thêu cờ truyền thống này, đồng thời tôi cũng cám ơn bà Thiết rất nhiều vì sự đóng góp lớn lao của bà. Đặc biệt trong số các sản phẩm xuất xưởng phần lớn là dưới bàn tay tài hoa của bà Thiết tạo ra".  

Thêu cờ Tổ quốc vì mang đậm tình yêu đất nước

Tâm sự với chúng tôi tự hỏi, bà Thiết nghẹn ngào tâm sự: "Nói chung gia đình cô Nhung chú Hưởng nói chung và bản thân tôi nói riêng, lúc nào cũng tâm niệm tự tay tạo ra những lá cờ biểu tượng cho đất nước. Tôi và cô Nhung chú Hưởng rất tự hào khi những lá cờ do chính mình tạo ra được treo ở các nơi hội họp quan trọng, chẳng hạn như ở lăng Bác, Hội Nghị... Đó là niềm vui và cũng là sự động viên lớn với chúng tôi. 

Tuy nhiên, trong niềm tự hào đó mà trong lòng chúng tôi đôi lúc cảm thấy rưng rưng gần như có thể khóc được. Bởi mỗi khi nhìn thấy lá cờ Tổ quốc lại nhớ tới Bác Hồ và hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống hi sinh để bảo vệ đất nước".

ve lang nghe tu van nghe chuyen nguoi phu nu gan nua doi nguoi theu co to quoc hinh 16

Bà Thiết - người nghệ nhân hơn 40 năm gắn bó nghề thêu cờ Tổ quốc tâm sự rằng cô thêu cờ Tổ quốc vì mang đậm tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc Việt Nam - Ảnh: Đình Trung

Theo dân làng nghề Từ Vân truyền tai, vào thời điểm Cách mạng tháng 8 năm 1945, để chuẩn bị cho ngày Tổng khởi nghĩa, Uỷ Ban kháng chiến thời đó đã mời các nghệ nhân của làng nghề Từ Vân thêu cờ đỏ sao vàng. Chính sự tận tâm với công việc và đạt hiệu quả nhất định cùng chất lượng tốt nên sau đó nhiều nghệ nhân của làng Từ Vân đã được xét tuyển thẳng vào Hợp tác xã Cờ đỏ trên phố Hàng Bông. Bà Thiết nhớ lại lời kể của cha ông, bà cho cho biết đây cũng chính là thời khắc đánh dấu sự ra đời của nghề thêu cờ Tổ quốc thủ công của làng nghề Từ Vân. 

Và đến thời điểm Quốc Khánh mùng 2/9/1945, trong dòng người náo nức với với rừng cờ phấp phới trên quảng trường Ba Đình có hàng vạn lá cờ được thêu dệt nên từ bàn tay tài hoa của những người thợ làng Từ Vân. Cô Thiết nhớ lại lời các cụ kể, bà tâm sự: "Sau lời kêu gọi Toàn quốc khánh chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày (19/12/1946), khi đó cả làng Từ Vân vẫn tiếp tục may cờ Tổ quốc để đưa lên chiến khu cách mạng. Âm thầm thêu những lá cờ đỏ sao vàng bằng tất cả tấm lòng của mình và niêm tin chiến thắng".

Càng nói chuyện với bà Thiết, chúng tôi một phần thấy được sự yêu nghề, say nghề của người phụ nữ ngoài 70 tuổi. Chính sự tận tâm, tận hiến của bà trên những đường kim, mũi chỉ tạo nên những lá cờ Tổ quốc - biểu tượng của đất nước Việt Nam. Đó là niềm tự hào của bà Thiết nói riêng và cũng chính là niềm tin nghề thêu cờ Tổ quốc của làng Từ Vân nói chung sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian.

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội"

(CLO) Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội" - là một trong các hoạt động giàu ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

(CLO) Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký công văn gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Đời sống văn hóa
Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa