Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ năm, 02/05/2024 19:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Bộ VHTT&DL vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Kim Sơn là vùng đất mở ra đời từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt. Nói đến Kim Sơn là người ta nghĩ đến làng nghề dệt chiếu truyền thống, đây là một nét văn hóa đặc trưng của địa phương.

nghe coi kim son la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1

Để làm nên một sản phẩm từ cây cói đòi hỏi người thợ phải trải qua nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ. Ảnh: TL

Qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, Kim Sơn có những bãi sa bồi mênh mông, là xứ sở của cây cói, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để nghề chế tác sản phẩm cói không ngừng phát triển.

Cây cói ở Kim Sơn mềm mại, óng ả. Trước đây, sản phẩm bằng cói ở Kim Sơn chủ yếu dùng để dệt chiếu. Ngày nay, các sản phẩm được chế tác từ cói rất phong phú, đa dạng, ngoài chiếu cói còn có thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi… Sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn hiện đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chiếu cói Kim Sơn và những sản phẩm được làm từ cây cói là truyền thống trăm năm của mảnh đất Kim Sơn, những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên.

Người dân Kim Sơn sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề nghiệp. Những tố chất này giúp cho họ tạo dựng nên nghề trồng, chế biến cói độc đáo.

nghe coi kim son la di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 2

Người dân thu hoạch cói. Ảnh: Báo Ninh Bình

Để làm nên một sản phẩm từ cây cói là một quá trình lao động sáng tạo, đòi hỏi người thợ phải công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từ chọn cói, phơi cói, chẻ cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan và hoàn thiện sản phẩm.

Đến nay, nghề cói Kim Sơn vẫn được duy trì sản xuất tại hộ gia đình bên cạnh những cơ sở chế biến cói quy mô lớn hơn. Đối với người dân Kim Sơn, nghề chế biến cói là một tài sản quý giá, kết tinh tâm hồn Việt thuần phác.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai

(CLO) Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ hai là sự kiện quy mô cấp tỉnh, với khoảng 30 hoạt động giới thiệu về văn hóa, du lịch, quảng bá các hoạt động kinh tế từ sen.

Đời sống văn hóa
Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa