Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

Chủ nhật, 28/04/2024 08:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

Đồng Chủ trì hội thảo có lãnh đạo tỉnh Ninh Bình; lãnh đạo Bộ VHTT&DL; Bộ Ngoại giao; Đại diện UNESCO thế giới; Chuyên gia UNESCO; Văn phòng UNESCO tại Việt Nam,...

ket noi di san trang an voi cac thanh pho di san unesco hinh 1

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết: "Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị của Quần thể danh thắng Tràng An, ghi nhận, đánh giá công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và quốc tế trong việc phát huy vai trò, giá trị của di sản trong việc hiện thực hóa khát vọng và định hướng chiến lược to lớn của tỉnh là xây dựng Ninh Bình trở thành đô thị di sản thiên niên kỷ, là trung tâm du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của vùng, quốc gia và mang tầm quốc tế".

ket noi di san trang an voi cac thanh pho di san unesco hinh 2

Ông Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phát biểu tại Hội thảo.

"Sau 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới, khu danh thắng Tràng An đã trở thành một minh chứng rõ nét cho một xu hướng tất yếu: Đó là, kết nối du lịch di sản liên tỉnh, liên vùng, xa hơn nữa là liên quốc gia, nhằm tạo dựng giá trị và thương hiệu độc đáo của khu di sản. Điều đặc biệt là, Tràng An đã tạo dựng thêm những giá trị mới để kết nối tính bản địa và tính hiện đại, của đô thị quá khứ với đô thị tương lai trên nền tảng bảo tồn hiệu quả, hài hoà, bền vững các giá trị di sản" - ông Ngọc nói.

Phát biểu chào mừng, ông Phạm Thanh Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chia sẻ: "Hiếm có di sản nào hội tụ đủ các giá trị độc đáo về địa tự nhiên - sinh thái, văn hóa - lịch sử như Tràng An. Bên cạnh giá trị độc đáo về địa chất địa mạo, vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan đất Ninh Bình, Cố đô Hoa Lư còn là kinh đô lừng lẫy của nhà nước Đại Cồ Việt gắn với công cuộc dựng nước của vua Đinh Tiên Hoàng mà mới đây Ninh Bình đã chức kỷ niệm 1100 năm ngày sinh của Đức Vua. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Kinh đô Hoa Lư đã trở thành một vùng văn hóa đặc sắc, những dấu tích, di tích tại Hoa Lư, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ xa xưa để lại".

ket noi di san trang an voi cac thanh pho di san unesco hinh 3

Ông Phạm Thanh Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

"Hiện UNESCO đã có “Chương trình kết nối các thành phố di sản” ra đời từ năm 2005 với sự tham gia của hơn 300 thành phố di sản thế giới của 101 quốc gia thành viên UNESCO, nhằm đưa ra các bộ công cụ để tích hợp tốt hơn công tác bảo tồn di sản đô thị vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chúng tôi sẽ hỗ trợ kết nối để Ninh Bình tham gia vào Chương trình này của UNESCO. Thời gian tới, Bộ Ngoại giao/Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng Ninh Bình, để Quần thể Danh thắng Tràng An tiếp tục là điển hình mẫu mực về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng Ninh Bình trở thành đô thị di sản thiên niên kỷ, Thành phố sáng tạo của UNESCO, đưa Ninh Bình trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh sạch về môi trường, hội tụ đủ tiêu chí cho sự phát triển bền vững" - ông Bình cho biết.

Ông Jonathan Baker Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội nhấn mạnh: "UNESCO vẫn kiên định với cam kết hỗ trợ Tràng An vượt qua những thách thức. Văn phòng UNESCO sẵn sàng cung cấp các lĩnh vực chuyên môn bảo đảm Tràng An tiếp tục là ngọn hải đăng cho các hoạt động du lịch có trách nhiệm và bền vững. Tầm nhìn hiện tại của Tràng An hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh cốt lõi của UNESCO đó là thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa hòa bình và phát triển bền vững thông qua bảo tồn di sản, do đó, ông Jonathan Baker tin tưởng, Tràng An sẽ tiếp tục đóng vai trò hình mẫu phát triển ổn định, có trách nhiệm cho thế hệ mai sau."

ket noi di san trang an voi cac thanh pho di san unesco hinh 4

Ông Jonathan Baker, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội.

Hội thảo “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới” là dịp để tỉnh Ninh Bình cùng cơ quan quản lý văn hóa, du lịch và các chuyên gia, nhà khoa học bàn thảo nhằm đề xuất giải pháp, những kiến nghị trọng tâm phục vụ trực tiếp cho các hoạt động quy hoạch bảo tồn đối với khu di sản hỗn hợp Danh thắng Tràng An. Bên cạnh việc giải quyết các nội dung quy hoạch bảo tồn trước và sau khi khu di sản được công nhận, cũng cần xác định những thay đổi về kinh tế - xã hội trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng.

Trung Quyết

Bình Luận

Tin khác

30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

(CLO) 30 nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ nhiều địa phương trên cả nước sẽ có 7 ngày để thực tế, sáng tác tại nhiều di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Festival Biển đảo TP Vũng Tàu 2024

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Festival Biển đảo TP Vũng Tàu 2024

(CLO) Festival Biển đảo Việt Nam - TP Vũng Tàu 2024 bao gồm chuỗi các sự kiện ẩm thực, thể thao, diễu hành, ca múa nhạc, văn hóa nghệ thuật…

Đời sống văn hóa
Đưa ra ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại bãi nổi giữa, ven sông Hồng

Đưa ra ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại bãi nổi giữa, ven sông Hồng

(CLO) Chiều 10/5, UBND Thành phố Hà Nội cùng Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức buổi lễ phát động Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. Sự kiện diễn ra nhằm tìm kiếm những ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo và khai thác quỹ đất thành phố hiệu quả.

Đời sống văn hóa
Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số ở ba tỉnh

Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số ở ba tỉnh

(CLO) Đồng bào Thái, Mông, Sán Dìu, Khmer tại Trà Vinh, Yên Bái, Vĩnh Phúc sẽ được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc.

Đời sống văn hóa
Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen

Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen

(CLO) Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Đời sống văn hóa