Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Thứ sáu, 26/04/2024 17:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Bày tỏ vui mừng được tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn thông tin khái quát vị trí địa lý, các giá trị lịch sử, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tới Đoàn công tác.

Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn nhấn mạnh, Ninh Bình là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa lịch sử, cách mạng. Đây được coi là công viên địa chất độc đáo, đặc thù với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

chu tich dai hoi dong unesco tham va lam viec tai ninh binh hinh 1

Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn tiếp bà Simona Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42. Ảnh: Báo NB

Trong đó, Tràng An là Di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đại diện cho các giai đoạn lịch sử chính của Trái đất và tiến trình phát triển lịch sử sự sống. Ngoài ra, tỉnh còn có Cúc Phương là vườn quốc gia nguyên sinh đầu tiên ở Việt Nam; có Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, có Cồn Nổi là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đặc biệt, ở thế kỷ thứ X, Ninh Bình là kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên tại Việt Nam.

Xác định đây là tài sản vô giá của dân tộc và nhân loại, vì vậy 20 năm trở lại đây, Ninh Bình đã có những bước chuyển đổi rất quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, chuyển từ nâu sang xanh dựa trên nền tảng phát triển du lịch và các ngành không xâm hại đến môi trường và di sản. Ninh Bình đã giải được bài toán thách thức giữa bảo vệ di sản với phát triển kinh tế, phụng dưỡng môi trường sinh thái, nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển.

Từ một địa danh ít được biết đến, Ninh Bình đã trở thành trung tâm du lịch, có tên trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế. Điều đặc biệt, du lịch ở Ninh Bình không chịu sức ép của đám đông và dựa vào cộng đồng, người dân sống trong di sản, bảo vệ di sản và hưởng lợi từ di sản. Ở đây có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp để phát triển du lịch bền vững.

Với định hướng phát triển như vậy, đến nay Ninh Bình đã đạt được những kết quả nổi bật, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố; các chỉ số về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính… đều xếp trong nhóm 15 địa phương cao nhất cả nước.

Trân trọng cảm ơn sự đồng hành và hỗ trợ rất tích cực của UNESCO đối với Ninh Bình, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh các giá trị và triết lý phát triển của UNESCO rất phù hợp và có nhiều điểm tương đồng với định hướng của Ninh Bình là phát triển xanh, bền vững dựa trên nền tảng sinh thái, văn hóa... và việc Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014 đã tạo đột phá về nhận thức, đưa triết lý và tầm nhìn của UNESCO trong việc quản trị địa phương và phát triển các sản phẩm du lịch.

Thời gian tới, Ninh Bình hướng tới là tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và xây dựng Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình mong muốn thời gian tới, UNESCO tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, hợp tác với địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và hội nhập sâu hơn vào mạng lưới di sản, trung tâm du lịch, trung công nghiệp văn hóa, Thành phố đổi mới sáng tạo trên thế giới. Đặc biệt là rất cần các bài học kinh nghiệm của UNESCO trong quản lý đô thị di sản, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế di sản với năng lực bảo tồn di sản.

Tỉnh cũng mong muốn được phối hợp cùng với UNESCO tổng kết mô hình của Tràng An, để có thể thông qua tuyên ngôn hoặc hiến chương Tràng An, từ đó chia sẻ kinh nghiệm của Ninh Bình, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình khác để hoàn thiện mô hình phát triển của mình.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng mong muốn hội nhập sâu hơn vào mạng lưới di sản, trung tâm du lịch, trung tâm công nghiệp văn hóa, thành phố đổi mới sáng tạo trên thế giới.

chu tich dai hoi dong unesco tham va lam viec tai ninh binh hinh 2

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chụp ảnh lưu niệm với bà Simona Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 và đoàn.Ảnh: Báo NB

Cảm ơn tình cảm và sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dành cho Đoàn, bà Simona Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 cho biết đây là lần đầu tiên bà đến với Ninh Bình nhưng đã cảm nhận được rất rõ tâm thế tự hào, tinh thần trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh đối với quê hương.

Chúc mừng những thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, bà cũng cho rằng khi được may mắn sống trên vùng đất tươi đẹp như thiên đường này là một niềm hạnh phúc nhưng cũng đặt ra những trách nhiệm và thách thức rất lớn. Tuy nhiên, bà Miculescu khẳng định: đồng hành cùng quá trình phát triển của Ninh Bình sẽ luôn có sự phối hợp, hỗ trợ từ UNESCO, vì vậy mọi thách thức đều có thể vượt qua.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ trong khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin tức
Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong.

Tin tức
Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

(CLO) Ngày 6/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 6/5, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Tin tức
Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu được trưng bày đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức