Ghé thăm nghệ nhân gần nửa đời người gắn bó với nghề khắc dấu gỗ thủ công

Thứ hai, 22/08/2022 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghệ nhân Phạm Văn Quang ở số 59, Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đã gắn bó với nghề khắc dấu gỗ thủ công hơn 40 năm. Vì yêu nghề nên ông luôn tâm huyết phải giữ gìn nghề truyền thống và bảo vệ giá trị nét văn hóa của người dân Thủ đô Hà Nội xưa.

Hơn 40 năm làm nghề, giữ nghề truyền thống

Nằm gần cuối khu phố Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), số nhà 59 là địa chỉ được nhiều người biết đến, vì đây là cửa hàng của nghệ nhân Phạm Văn Quang với nghề điêu khắc dấu gỗ thủ công. Cửa hàng nhìn bề ngoài khoảng rộng khoảng 20m2, nhưng nơi đây đã gắn bó hơn nửa đời người với nghệ nhân Phạm Văn Quang. Căn nhà tuy nhỏ bé nhưng xung quanh treo rất nhiều thành phẩm điêu khắc, chạm trổ, đặc biệt là những con dấu gỗ nhỏ đã được đôi tay tài hoa của nghệ nhân Quang chế tác.

Ghé thăm nhà nghệ nhân Phạm Văn Quang, đúng lúc ông đang mải mê ngắm những họa tiết các sản phẩm con dấu gỗ khắc thủ công do tay mình chế tác. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những con dấu gỗ với đủ các mẫu mã, hình thù do chính tay nghệ nhân Quang tạo ra.

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 1

Nghệ nhân Phạm Văn Quang đang nhìn lại họa tiết trên những sản phẩm dấu gỗ khắc thủ công do tay mình tạo ra - Ảnh: Đình Trung

Nghệ nhân Phạm Văn Quang cho biết, ông sống ở đây từ nhỏ, gắn bó với con phố Hàng Quạt tới nay đã gần 60 năm. Trước kia Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với 36 phố, phường với vô vàn các nghề thủ công mỹ nghệ... trong đó, con phố Hàng Quạt nổi tiếng bởi có nhiều nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc, trong đó có nghề khắc dấu gỗ thủ công. 

Ông Quang chia sẻ: "Tôi nhớ lúc 18 tuổi, hồi đó tôi được tiếp xúc với đồ gỗ, chạm trổ, được nhìn trực tiếp các ông, bà, cô chú tự tay điêu khắc lên những con dấu bằng gỗ với đủ hình thủ khác nhau. Rồi sau đó, tôi mày mò, vừa nhìn vừa tự làm dần khắc thành quen, quen khắc thành thạo nghề".

Được nghe nghệ nhân Phạm Văn Quang chia sẻ, chúng tôi mới thấy được sự yêu nghề, giữ nghề truyền thống của ông và càng thấu hiểu sự vất vả để làm nghề hơn suốt 40 năm qua. Nghệ nhân Quang cho biết: "Từng có thời điểm tôi định bỏ nghề điêu khắc, chạm trổ thủ công gỗ này để chuyển sang làm nghề khác. Tuy nhiên, nghĩ lại thì tôi vẫn quyết tâm giữ nghề truyền thống của làng, của cha ông ta để lại. Sau đó, ngày này qua ngày khác lượng khách tìm đến để điêu khắc đều hơn, gia đình tôi cũng có nguồn thu nhập. Và từ đó mới giữ được nghề cho tới bây giờ...".

Khi được hỏi về giá thành những thành phẩm dấu gỗ làm thủ công, nghệ nhân Quang cởi mở tâm sự: "Thực ra dấu gỗ khắc thủ công sẽ kì công hơn so với làm công nghiệp, thường một dấu khắc gỗ làm mất khoảng 1-2 ngày tùy vào kích cỡ to, nhỏ. Khi thành phẩm thường bán với giá 100-200 nghìn đồng/sản phẩm, khách hàng khi nhận hàng đều tỏ ra rất hài lòng và bản thân tôi cũng cảm thấy vui khi được mọi người tin yêu đối với những sản phẩm do chính tay mình tạo nên".

Chia sẻ về một công đoạn để tạo lên một con dấu gỗ khắc thủ công, nghệ nhân Quang cho biết, bước đầu tiên là công đoạn chọn gỗ, phải chọn loại gỗ phù hợp có tính dẻo, dễ khắc (thường là gỗ Thị, gỗ lồng ngực - vì cả hai loại gỗ đều dễ ăn mực, khi chấm mực vào nó thấm vào dấu)... sau đó phơi từ 1-2 ngày cho gỗ khô. Thứ hai đến công đoạn điêu khắc, bước này quan trọng nhất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ vì nó quyết định tới thành phẩm sau này. Nghệ nhân Quang nói: "Dụng cụ để khắc dấu tôi sử dụng thường là đục, dũa và dao thép (Nhật Bản) được mài sắc cạnh".

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 2

Dụng cụ khắc những con dấu gỗ thủ công rất đơn giản, chủ yếu là đục, dùi và dao thép xuất sứ từ Nhật Bản - Ảnh: Đình Trung

Video những con dấu gỗ khắc thủ công của nghệ nhân Phạm Văn Quang

X

Dưới bàn tay tài hoa, khéo léo của nghệ nhân Quang, sau nhiều công đoạn các thành phẩm dấu gỗ khắc dần hình thành và hoàn thiện trong thời gian nhất định tùy vào kích cỡ mà khách hàng đặt. Nghệ nhân Quang cho biết: "Những dấu gỗ khắc nhỏ, hình dấu đơn giản thì chỉ mất khoảng 15-20 phút là thành phẩm, còn những dấu gỗ khắc kích thước lớn, cầu kì thì mất công, cần sự tỉ mỉ và phải mất cả tuần mới hoàn thiện. Để có một sản phẩm dấu gỗ khắc đẹp, chi tiết nổi bật, một người bình thường phải học khoảng 2-3 năm mới có thể làm được".

Nghệ nhân Quang nói thêm, việc khắc dấu gỗ thủ công quan trọng nhất là khi mình làm phải theo yêu cầu của khách hàng, mỗi khách hàng đặt một con dấu khác nhau. Chẳng hạn, nhiều khách hàng đặt dấu theo tên công ty, nhiều khách lại đặt theo hình kinh Phật, bùa trú, phong thủy... Người nghệ nhân cũng phải tìm hiểu ý nghĩa của từng hình thù mà khách hàng muốn khắc dấu. Đôi khi người nghệ nhân cũng cần tự tìm hiểu để chế tác. 

"Khâu chuẩn bị là quan trọng nhất, còn công việc đã là nghề của tôi rồi. Chỉ cần mài dao sắc và khắc những con dấu theo đơn đặt hàng của khách thôi", nghệ nhân Quang nói thêm.

Nghề khắc dấu gỗ mang đậm bản sắc dân tộc

Xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động rất nhiều đến nghề làm nghề khắc dấu gỗ khi hình dáng, mẫu mã các con dấu thay đổi nhiều. Song, những con dấu gỗ thủ công vẫn thịnh hành và trở thành nghề truyền thống. Thậm chí, những con dấu gỗ khắc thủ công còn trở thành món quà yêu thích của thế hệ trẻ ngày nay.

Đặc biệt, để bắt kịp xu hướng của xã hội, đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng thì người thợ khắc dấu gỗ thủ công cần phải mày mò, tìm hiểu, sáng tạo ra những mẫu mã đa dạng, nhiều kích cỡ và họa tiết khác nhau. 

Những con dấu gỗ do nghệ nhân Phạm Văn Quang chế tác

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 3

Có hàng trăm con dấu gỗ khắc thủ công do tay nghệ nhân Phạm Văn Quang chế tác - Ảnh: Đình Trung

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 4

Cận cảnh một rổ đựng những con dấu gỗ với rất nhiều họa tiết khác nhau

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 5

Đa số các con dấu gỗ đều có hình dáng vuông, tròn và có họa tiết đậm nét văn hóa người Việt Nam như chùa, đình, làng...

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 6

Ngoài ra, một số con dấu gỗ khác được người nghệ nhân khắc theo hình dáng biểu tượng công ty, hoặc khắc theo tên của khách hàng

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 7

Một con dấu gỗ với họa tiết đậm nét văn hóa người Việt, bên cạnh là con dấu hình thù con gà ấn tượng, đặc sắc

ghe tham nghe nhan gan nua doi nguoi gan bo voi nghe khac dau go thu cong hinh 8

Hình ảnh một con dấu gỗ khắc có hình hoa sen ấn tượng do nghệ nhân Phạm Văn Quang tạo nên

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận về sự thay đổi của nghề, nghệ nhân Phạm Văn Quang cho biết: "Thời xưa, những con dấu gỗ khắc thủ công chủ yếu có hình dáng vuông hoặc tròn (thường khắc chữ triện và một số hoa văn trong tín ngưỡng như hoa văn trống đồng, hoa văn chùa cổ...). Nhưng ở thời đại 4.0, con người hiện đại kèm theo nhu cầu của mỗi khách hàng khác nhau nên người nghệ nhân cũng phải bắt kịp theo thời đại. Vì vậy, muốn giữ nghề và đông khách hàng tìm tới thì những con dấu gỗ cũng phải thay đổi".

Yêu nghề và tận tâm với khách hàng - đó là những phẩm chất đẹp của nghệ nhân Phạm Văn Quang. Vừa khắc dấu gỗ, nghệ nhân Quang vừa tâm sự: "Tôi chủ yếu khắc dấu gỗ cho doanh nghiệp theo đơn đặt hàng, thi thoảng có những khách Tây và các cháu học sinh tìm tới mua, khắc dấu. Thậm chí, nhiều cháu còn được tôi hướng dẫn và tự tay khắc những hoa văn trên con dấu theo ý thích của riêng mình". 

Thấm thoát đã mấy chục năm gắn bó với nghề dấu gỗ khắc thủ công tại phố Hàng Quạt, nghệ nhân Phạm Văn Quang để lại nhiều ấn tượng và sự yêu mến từ người dân Thủ đô. Cho đến nay ông Quang và địa chỉ nhà quen thuộc trên phố Hàng Quạt đã xuất hiện nhiều trên nhiều mặt báo trong nước và quốc tế. 

Với nghệ nhân Quang, sự nổi tiếng đối với ông không quan trọng. Mà điều quan trọng nhất là giữ được nghề dấu khắc gỗ truyền thống trước những biến động và phát triển của xã hội thời công nghệ 4.0. Người nghệ nhân gần 70 tuổi vẫn tâm đắc câu nói của mình: "Nghề làm được mấy chục năm, mỗi thành phẩm được tạo ra bán cho người dân, các cháu học sinh ở Hà Nội tôi thấy rất vui. Đặc biệt, mỗi thành phẩm dấu gỗ khi được bán cho những du khách quốc tế, họ thường mang từ nước này sang nước khác thì những con dấu gỗ đó như quảng bá nét văn hóa truyền thống của Việt tới bạn bè quốc tế".

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa
Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

(CLO) Tỉnh Hậu Giang đã từ chối tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Trí thức quốc tế do sự kiện có mục đích và quy mô chưa phù hợp.

Đời sống văn hóa
Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

(CLO) Công nghệ 3D Mapping tái hiện bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ghi lại chiến công hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta.

Đời sống văn hóa