(NB&CL) “Đề cương loạt bài thì đã vạch ra rõ ràng, nhưng diễn giải ngần ấy câu chuyện, thông tin thì không đơn giản, lựa chọn từng câu chữ, mào đầu như thế nào, dẫn dắt như thế nào để độc giả bắt nhịp cảm xúc với mình, để rồi hòa vào cùng câu chuyện của các nhân chứng lịch sử, sống lại bầu không khí Điện Biên năm xưa. Tôi cứ trăn trở như vậy, nhiều lần viết lại xóa…”- Nhà báo Đỗ Minh Thu- Báo điện tử Vietnamplus, đã chia sẻ như vậy khi kể lại câu chuyện tác nghiệp loạt bài công phu trong sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua.
+ Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều phóng viên về với Điện Biên và đều mong muốn góp phần làm sống lại không khí hào hùng xưa. “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca mang khát vọng hòa bình” với 6 bài là một sản phẩm báo chí khá công phu và giàu cảm xúc. Từ ý tưởng cho đến diện mạo một loạt tác phẩm thể hiện dưới hình thức Emagazine, Minh Thu đã dành thời gian và tâm sức như thế nào cho loạt bài đặc sắc này?
- Ngay từ đầu năm, lãnh đạo TTXVN cũng như lãnh đạo báo đã xác định tuyến thông tin tuyên truyền về đợt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là tuyến thông tin trọng điểm. Ý thức được tầm quan trọng của tuyến thông tin nên tôi đã dành rất nhiều thời gian và tâm sức cho tuyến bài, có sự chuẩn bị từ sớm.
Bước đầu tiên để thực hiện là đọc tài liệu. Từ đó, những trang lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung hay giai đoạn Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng cứ sáng rõ dần lên trong đầu tôi, khiến tôi thấy rất tự hào và hứng khởi bước vào loạt bài này.
Bước tiếp sau đó là hành trình đi kết nối với các đầu mối thông tin. Tôi là phóng viên theo dõi mảng văn hóa, không phải mảng chính trị hay quốc phòng… nên không có “trong tay” nhiều nhân vật là nhân chứng lịch sử, chuyên gia quân sự hay tướng lĩnh để có thể phỏng vấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ. May mắn lớn là được công tác tại Báo VietnamPlus, TTXVN.
Khi tôi cầm tờ giấy giới thiệu đến “gõ cửa” các cơ quan ban ngành để xin tài liệu, xin phỏng vấn, mọi người đều tin tưởng và giúp đỡ hết lòng. Để có được một thông tin, tôi thậm chí đã liên hệ qua khoảng 10 người, cứ mỗi đầu cầu lại nhắn nhủ với đầu cầu tiếp theo rằng có phóng viên Minh Thu liên hệ để hỏi thông tin, anh/chị giúp bạn ấy nhé. Với phía các cơ quan ngoại giao, việc gửi giấy giới thiệu và liên hệ phỏng vấn cũng phải làm từ rất sớm vì họ còn phải nghiên cứu câu hỏi, sau đó báo cáo Bộ Ngoại giao nước họ về nội dung mà họ chia sẻ.
Trong tháng 2 và tháng 3, tôi nghiên cứu tài liệu, trong đó có khối tài liệu mới được giải mật tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 3, thực hiện phỏng vấn các nhân vật tại Hà Nội, hoàn thành thủ tục giấy tờ cần thiết. Đúng theo kế hoạch, tháng 4 tôi lên Điện Biên để trực tiếp tìm hiểu về chiến trường xưa, “chạm tay vào quá khứ”, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử.
+ Tác phẩm báo chí giống như “đứa con tinh thần”, muốn có sản phẩm tốt đòi hỏi sự “chăm chút”…Với loạt 6 bài, để rành rẽ từ ý tưởng, tứ bài, câu chuyện sao cho mạch lạc, logic, lại có được thông tin đắt và kịp tiến độ thời gian, quả thực không hề dễ dàng, thưa nhà báo?
- Đúng là như vậy. “Bí quyết” là lên kế hoạch sớm, đọc thật nhiều tài liệu, liên hệ các cơ quan ban ngành liên quan, tham dự/đưa tin các sự kiện như ra mắt phim, sách, triển lãm, giao lưu nhân chứng lịch sử để từ đó có cái nhìn thực tiễn. Lên đề cương loạt 6 bài cho lãnh đạo góp ý, bổ sung.
Với thông tin tài liệu ngồn ngộn được lưu lại trong máy cùng nhiều giờ ghi âm trò chuyện, gỡ băng ra cũng dài dằng dặc, tôi đã mất nhiều ngày bối rối không biết bắt đầu câu chuyện của mình như thế nào. Đề cương loạt bài thì đã vạch ra rõ ràng, nhưng diễn giải ngần ấy câu chuyện, thông tin thì không đơn giản, lựa chọn từng câu chữ, dẫn dắt như thế nào để độc giả bắt nhịp cảm xúc với mình, để rồi hòa vào cùng câu chuyện của các nhân chứng lịch sử, sống lại bầu không khí Điện Biên năm xưa. Tôi cứ trăn trở như vậy, nhiều lần viết lại xóa… Khi có thể hệ thống lại những gì mà mình có thành các đề mục, các phần trong loạt bài, tôi như thấy con đường của mình sáng thêm một chút, rồi cứ thế viết.
Tôi làm với cái tâm của người sinh ra trong hòa bình
+ Với những người làm báo trong hành trình tác nghiệp, có những người gặp rồi rất khó quên… Đối với chuyến tác nghiệp đặc biệt ấy, những con người Thu đã gặp, để lại trong lòng chị những cảm xúc như thế nào?
- Xúc động nhất là khi được gặp các nhân chứng lịch sử. Có lẽ phải hàng nghìn chữ mới nói hết được cảm xúc của tôi. Họ đều đã ngoài 90 tuổi rồi và có một điểm chung là cởi mở với cô phóng viên từ “dưới xuôi” lên. Tất nhiên, trước đó tôi đã nhờ Hội Cựu chiến binh tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên và Sở Văn hóa để có thông tin liên hệ của các bác. Tôi chân thành bày tỏ mong muốn nghe các bác kể ngày xưa “khoét núi ngủ hầm” như thế nào, để “cháu hiểu hơn về lịch sử, cháu sẽ kể lại cho hai đứa con của cháu”.
Chiến tranh ác liệt đã hiện ra rõ ràng và neo lại trong tâm trí tôi bằng những câu chuyện mà họ chia sẻ.
Một cựu chiến binh kể rằng mỗi sáng anh nuôi sẽ mang cơm ra chiến hào cho bộ đội, sau một trận đánh, anh nuôi mang 90 nắm cơm mà chỉ chia được 10 nắm vì 80 người đã hy sinh rồi. Nghe đến đó, tôi trào nước mắt. Sau này khi về gõ trên máy tính, những dòng chữ này lại khiến tôi xúc động thêm một lần nữa.
Một cựu chiến binh khác kể rằng sau khi giải phóng Điện Biên, trung đội của ông được giao nhiệm vụ ở lại để thu dọn chiến trường. Ông cùng các đồng đội dùng dây thép gai rào lại khu vực chôn cất tạm các liệt sỹ, sau này mới quy tập về các nghĩa trang như ngày nay. Khi đi chăng dây thép gai rào lại bảo vệ nơi mà đồng đội nằm xuống, ông thấy xót xa khi từng cuộn, từng cuộn dây thép cứ phải kéo dài mãi. Điều đó có nghĩa là số đồng đội hy sinh rất nhiều.
Ông đọc cho tôi nghe bài thơ ông viết để tưởng nhớ đồng đội mà sau này tôi cũng đưa vào bài viết của mình: Tôi nay có vợ, có nhà, anh thì thành những cánh hoa xứ Mường. Rồi ông khóc. “Tuổi già hạt lệ như sương,” chuyện đã 70 năm rồi, ngồi kể lại với tôi mà ông còn xúc động như vậy, lúc đó tôi cảm nhận được rất rõ những gì khốc liệt mà người lính ấy từng trải qua.
+ Với những người làm báo, được tác nghiệp trong khuôn khổ một sự kiện lớn như sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là vinh dự, cơ may lớn. Với riêng chị, điều này có ý nghĩa như thế nào?
- Có một điều khác rất rõ ràng đó là những cựu chiến binh tôi gặp đã thực hiện 2 nhiệm vụ: Đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Điện Biên rồi lại trở về làm kinh tế, phát triển Điện Biên từ hoang tàn đổ nát. Họ đã không tiếc hy sinh máu xương cho Tổ quốc. Sau khi giải phóng, thân mình đầy vết thương, họ quay lại chiến trường xưa, dọn dẹp, tái thiết để Điện Biên có ngày hôm nay. Ở dấu mốc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, họ đều ở độ tuổi 90, là những nhân chứng lịch sử hiếm hoi của trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tôi vừa viết vừa nghĩ rằng đến mốc kỷ niệm 75 năm, 80 năm có lẽ tôi không thể còn được gặp họ nữa. Chính vì vậy, tôi đã hoàn thành loạt bài với tấm lòng của một người sinh ra trong hòa bình, đầy sự biết ơn với thế hệ trước.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.
(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.
(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.
(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…
(CLO) Nhiều chuyến bay đi/đến Đài Loan (Trung Quốc) của các hãng hàng không Việt Nam trong ngày 31/10 và 1/11 đã phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão Kong-rey.
(CLO) Sau khi bị chó hoang vào trường cắn, gia đình không đưa cháu bé đi tiêm ngừa mà tìm đến thầy lang để “cào dại". Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, bé trai phát bệnh và tử vong.
(CLO) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop trong biên tập và xử lý ảnh báo chí.
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.
(CLO) Chiều 31/10, tại Trụ sở Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), Đoàn Kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai, Ủy viên Hội đồng, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thông tấn xã Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài PT&TH Hà Nội.
(CLO) Đó là nhấn mạnh của Trung tướng, GS.TS Trần Minh Hưởng - Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân tại Hội thảo khoa học quốc gia: "Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay" do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức vào ngày 31/10, tại Hà Nội.
(CLO) Đó là nội dung quan trọng được khẳng định tại Hội nghị “Tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam năm 2024” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Tỉnh uỷ Khánh Hoà tổ chức ngày 31/10 tại TP Nha Trang dành cho 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước.
(CLO) Sáng 31/10, tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, công tác chuẩn bị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố.