Quảng Ninh: Tận dụng lợi thế để có giải pháp tạo đột phá lớn trong năm 2022

Thứ sáu, 10/12/2021 16:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là nhấn mạnh của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký. Người đứng đầu tỉnh Quảng Ninh cũng nhấn mạnh, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội để tạo phát triển bứt phá, do đó, phải tận dụng được những lợi thế để có giải pháp tạo những đột phá.

2021 - năm thứ sáu liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) ước đạt mức hai con số

Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê về các chỉ số tăng trưởng của cả nước và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021, Quảng Ninh năm thứ sáu liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) ước đạt mức hai con số. Cụ thể là tăng 10,28%.

Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,51%, cao hơn 0,5 điểm % so với cùng kỳ; Công nghiệp và xây dựng tăng 14,59%, tăng cao hơn 1,73 điểm % so với cùng kỳ.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá, tiếp tục đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng 14,59%, đóng góp 7,33 điểm % trong mức tăng chung, chiếm tỷ trọng 52,9% trong GRDP. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 8,8% so với cùng kỳ, đóng góp 1,6 điểm % trong mức tăng chung.

Sản lượng than sạch ước đạt 47,9 triệu tấn, tăng 6,6% so cùng kỳ; đóng góp ngành than trong thu ngân sách nội địa chiếm 36,6%. Ngành điện tăng 4,84% cùng kỳ, đóng góp 0,7 điểm % tăng trưởng. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 32,19% so cùng kỳ, đóng góp 3,4 điểm % tăng trưởng. Ngành xây dựng tăng 23,2% cùng kỳ, đóng góp 1,7 điểm % tăng trưởng GRDP.

quang ninh tan dung loi the de co giai phap tao dot pha lon trong nam 2022 hinh 1

Ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì cuộc họp kiểm tra, rà soát tiến độ các dự án trọng điểm ngày 25/9.

Năm 2021, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 51.064 tỉ đồng, bằng 115% dự toán Trung ương giao, bằng 100,1% dự toán năm, bằng 104% cùng kỳ. Trong đó, thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 11.000 tỉ đồng, thu nội địa ước đạt trên 40.000 tỉ đồng.

Năm 2021 cũng là năm Quảng Ninh tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho các công trình hạ tầng giao thông động lực, trọng điểm, gồm cầu Cửa Lục 1, cầu Cửa Lục 3, Dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái…

Quảng Ninh cũng đã khởi công một số dự án trọng điểm: Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh tại thị xã Quảng Yên và TP.Hạ Long, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD; dự án Sân golf Đông Triều; Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh…

Tổng vốn thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách năm 2021 của Quảng Ninh đạt trên 360.000 tỷ đồng. Trong đó, thu hút FDI thế hệ mới có bước đột phá, đạt trên 1 tỷ USD, gấp 2,67 lần cùng kỳ.

Nhiều mục tiêu đột phá cho năm 2022

Năm 2022, Quảng Ninh đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%, thu ngân sách nhà nước không thấp hơn 52,6 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, thu hút vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung triển khai thực hiện 15 đề án, chương trình trọng điểm; đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, cơ cấu lại nền kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt các quy hoạch; quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên; gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển con người.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội để tạo phát triển bứt phá, do đó, phải tận dụng được những lợi thế để có giải pháp tạo những đột phá.

Đó là các giải pháp về nhà ở, thiết chế xã hội cho công nhân lao động cũng như chiến lược thu hút lao động nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng, thúc đẩy sản xuất gắn với tăng quy mô, chất lượng dân số. Cần thêm giải pháp mới để tạo động lực để phát huy hiệu quả khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn, đóng góp cho GRDP của địa phương.

Trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, cần sớm ban hành chính sách để tạo ra bùng nổ trong ngành du lịch, dịch vụ. Về văn hóa - xã hội, cần có chính sách cho vùng khó khăn nhiều hơn, nhất là y tế, giáo dục, hạ tầng.

Liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đề nghị, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết tâm của các ngành, địa phương, nhất là đối với bốn địa phương chuẩn bị về đích năm 2022. Cùng với đó là việc bố trí nguồn lực kịp thời để thực hiện các dự án hạ tầng cũng như phát triển sản xuất, nâng thu nhập cho người dân nông thôn.

PV

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Phát hiện thi thể trong cabin xe đầu kéo

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Phát hiện thi thể trong cabin xe đầu kéo

(CLO) Trong quá trình trục vớt nhịp cầu và phương tiện trong vụ sập cầu Phong Châu, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã phát hiện một thi thể bên trong cabin của xe đầu kéo. Được xác định đây là nạn nhân thứ 3 trong số 8 nạn nhân đã mất tích từ vụ sập cầu.

Đời sống
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi xuống dưới 19 độ C

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi xuống dưới 19 độ C

(CLO) Dự báo, không khí lạnh từ đêm mai (21/9) sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta. Đặc biệt, sang ngày và đêm 22/9 ở Bắc Bộ và Thanh Hoá có nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 20-23, vùng núi có nơi dưới 19 độ C.

Đời sống
Lào Cai: Công an kịp thời cứu giúp một cụ bà 94 tuổi bị lạc trong rừng sâu

Lào Cai: Công an kịp thời cứu giúp một cụ bà 94 tuổi bị lạc trong rừng sâu

(CLO) Nhận tin cấp báo, Công an xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã huy động nhân dân địa phương kịp thời lên núi cứu giúp một cụ bà người dân tộc Mông (94 tuổi) đi lạc trong rừng sâu.

Đời sống
Lào Cai: Dừng Lễ hội mùa thu 2024 để dồn sức khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

Lào Cai: Dừng Lễ hội mùa thu 2024 để dồn sức khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

(CLO) UBND huyện Bắc Hà và huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) vừa có thông báo dừng tổ chức Lễ hội mùa thu 2024 để dồn sức khắc phục hậu quả mưa bão, sạt lở đất ở nhiều xã trong huyện.

Đời sống
Cấp xuất cho tỉnh Hưng Yên trên 32,5 tấn gạo khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3

Cấp xuất cho tỉnh Hưng Yên trên 32,5 tấn gạo khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3

(CLO) Thực hiện quyết định của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng vừa bàn giao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên trên 32,5 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cấp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Đời sống