Tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, chủ động trong hoạt động của Quốc hội

Thứ năm, 12/05/2022 16:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) phải bảo đảm tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, tính chủ động trong hoạt động của Quốc hội, tăng cường tính tranh luận, phát huy trí tuệ, tinh thần đổi mới sáng tạo của đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

Ngày 12/5, tại phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội; đồng thời cho rằng, việc ban hành Nội quy kỳ họp (sửa đổi) lần này phải bảo đảm tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, tính chủ động trong hoạt động của Quốc hội, tăng cường tính tranh luận, phát huy trí tuệ, tinh thần đổi mới sáng tạo của đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

Các quy trình, thủ tục làm việc được xây dựng khoa học, chặt chẽ, logic, sát thực tiễn, khả thi, có tính chuyên nghiệp cao; tăng cường tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp; đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng gắn bó, gần gũi với Nhân dân.

tang cuong tinh dan chu phap quyen chu dong trong hoat dong cua quoc hoi hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần tiếp tục tổng kết việc thi hành một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành, như việc tổ chức kỳ họp bất thường, việc tổ chức họp trực tuyến, việc tập hợp, tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội... với nhiều kết quả tích cực trong thời gian vừa qua để có cơ sở đánh giá đầy đủ, toàn diện, đề xuất quy định cụ thể, phù hợp trong dự thảo Nội quy kỳ họp (sửa đổi), làm cơ sở triển khai thực hiện ổn định, thống nhất.

Về một số nội dung cụ thể, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định rõ về thời hạn gửi thẩm tra đối với tài liệu trình tại kỳ họp bất thường hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về thời hạn gửi tài liệu thẩm tra để bảo đảm linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn.

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc giữ quy định hiện hành về thời gian phát biểu tối đa của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội là không quá 7 phút. Đồng thời, trong quá trình điều hành thảo luận tại hội trường, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh để bảo đảm chất lượng, hiệu quả thảo luận.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng ghi nhận quy định về lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu xin ý kiến; việc lưu hành tài liệu chính thức phục vụ kỳ họp Quốc hội bằng hình thức bản điện tử vào Nội quy kỳ họp Quốc hội là cần thiết, phù hợp, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để tiếp tục thực hiện. Đồng thời, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định để thống nhất, chặt chẽ về quy trình gửi, nhận, yêu cầu đối với tài liệu kỳ họp được lưu hành bằng hình thức điện tử.

Liên quan đến việc bổ sung quy định về kỳ họp bất thường, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban tán thành với việc cần phải có các quy định đặc thù về thời hạn thực hiện một số quy trình, thủ tục để bảo đảm tính khả thi.

Việc tổ chức kỳ họp bất thường chủ yếu là để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn, thời gian triệu tập gấp hơn thường lệ (chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, so với kỳ họp thường lệ là 30 ngày), thời gian tiến hành kỳ họp ngắn. Do đó, ngoài các quy định đặc thù về thời hạn gửi tài liệu, cũng cần tiếp tục rà soát để bổ sung các quy định cụ thể, cần thiết khác. Trường hợp cần thiết, nội dung này có thể giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết để phù hợp với thực tiễn tổ chức kỳ họp bất thường.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Thông báo Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Tin tức
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt

(CLO) Chiều ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật đã tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tin tức
Chính phủ quyết định lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Chính phủ quyết định lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam

(CLO) Ngày 20/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.

Tin tức
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Ngày 20/9/2024, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII bước vào ngày làm việc thứ 3 và họp phiên bế mạc. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10.

Tin tức
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(CLO) Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tin tức