Chuyển đổi số - Những mô hình ấn tượng

Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số để phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người dân

Thứ bảy, 21/01/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số, từ đó đã tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Mảnh đất khúc ruột miền Trung có thể coi là điển hình tiêu biểu cho câu chuyện một địa phương không mạnh về tiềm lực ngân sách nhưng việc lựa chọn mô hình phù hợp xu thế phát triển, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của chính quyền: chuyển đổi số đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, cho tới nay, Thừa Thiên Huế đã là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng đô thị thông mình và chuyển đổi số, từ đó đã tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bài liên quan

Phải “may đo” cho phù hợp để chuyển đổi số giúp phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ trực tiếp cho người dân

Đó là lời bộc bạch đầy chân thành của ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế khi chia sẻ về hành trình chuyển đổi số của tỉnh nhà những năm qua. Làm thế nào để có một mô hình chuyển đổi số hiệu quả, nhưng phải “vừa vặn” với điều kiện của một địa phương không có nguồn lực dồi dào như những tỉnh thành khác là một đề bài không hề dễ dàng mà tỉnh đã đề ra cho mình cũng như mong muốn các đối tác công nghệ cùng hoá giải một cách hài hoà.

“Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi liên tục, để xây dựng được một khung kiến trúc chuyển đổi số cho một địa phương thì không phải ngày một ngày hai làm được mà chắt lọc rất nhiều nội dụng, công nghệ. Tất nhiên trong khung kiến trúc mà chúng tôi xây dựng thì còn rất nhiều nội dung cần tiếp tục tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyển đổi số, doanh nghiệp số… nhằm bảo đảm đi đúng với xu thế chuyển đổi công nghệ số hiện nay” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

thua thien hue chuyen doi so de phuc vu tot hon nhu cau cua doanh nghiep nguoi dan hinh 1

Ứng dụng Hue-S đã góp phần lớn thay đổi cuộc sống của người dân Huế sau hơn 3 năm được triển khai. Ảnh: V.T

Về câu chuyện này, ông Nguyễn Ngọc Linh - Phó Tổng Giám đốc Viettel Solution (VTS) - đơn vị đã hợp tác xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cho Thừa Thiên Huế cách đây hơn 3 năm cũng chia sẻ: “Khi Viettel xây dựng Trung tâm IOC cho Thừa Thiên Huế phải tưởng tượng ra mô hình làm sao để có thể phù hợp với điều kiện của địa phương. Huế đã đặt ra những bài toán một cách tường minh để Viettel có lời giải nhanh chóng và phù hợp”

Sự quyết tâm và linh hoạt, thực tế trong việc xây dựng mô hình chuyển đổi số cho mình đã giúp Thừa Thiên Huế cho tới nay trở thành một trong những địa phương có thể coi là chuyển đổi số ấn tượng. Năm 2021, Huế vươn lên vị trí số 2 về xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh và cũng đứng thứ 2 về chính quyền số trên toàn quốc.

Nền tảng Hue-S: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân từ ứng dụng chuyển đổi số

Không phải vô cớ mà Hue S được xem là “trái tim chuyển đổi số” của Thừa Thiên Huế. Hue-S là hạt nhân của Trung tâm Giám sát và điều hành Đô thị thông minh (IOC) Huế - do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel – Viettel Solutions thiết kế, triển khai từ ngày 25/7/2019.

Theo đó, Hue-S là ứng dụng nền tảng di động được xây dựng theo hướng super App (siêu ứng dụng trên nền tảng di động) với định hướng một ứng dụng duy nhất tích hợp. Hue-S vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân doanh nghiệp vừa ứng dụng chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh.

Theo số liệu giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có sử dụng điện thoại di động thông minh với thời gian sử dụng trung bình 34 phút 52 giây mỗi người trên một ngày.

Tính riêng năm 2021, đã có 17.371.225 lượt truy cập. Đến nay, thông qua Hue-S, các cơ quan, đơn vị tại Huế đã tiếp nhận xử lý trên 58.000 phản ánh với 226 đơn vị tham gia hệ thống xử lý phản ánh hiện trường bao gồm 193 cơ quan nhà nước và 33 tổ chức, doanh nghiệp. 

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế Dương Tuấn Anh cho biết: Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong tỉnh đã quen với việc sử dụng phần mềm khai báo thuế, phần mềm kế toán, chữ ký số… mang lại nhiều tiện ích trong hoạt động. Chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, gia tăng lợi nhuận cũng như cơ hội tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước.

Những nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế không chỉ tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp mà còn tác động tích cực, lan tỏa đến mỗi người dân. Điều đáng nói nhất là mọi phản ánh của người dân khi được đăng tải lên ứng dụng Hue-S đều sẽ được ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp đôn đốc và xử lý dứt điểm.

Nhờ đó, lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh và người dân theo dõi được quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của cơ quan chức năng. Số phản ánh đã được xử lý chiếm 97,5%; thời gian xử lý các phản ánh của người dân rút ngắn từ 60 đến 70%, có những vụ việc rút ngắn đến 90%, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước hơn 7,7 tỷ đồng tiền in giấy.

Những thành tựu ấy có lẽ là yếu tố để Hue-S được Ban tổ chức Giải thưởng viễn thông châu Á năm 2019 (Telecom Asia Awards 2019) vinh danh với hạng mục giải pháp thành phố thông minh sáng tạo châu Á và đoạt giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam năm 2019 ở hạng mục cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc. 

Theo chia sẻ dí dỏm của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, người dân Huế nói chung gọi vui Hue-S là Huế “méc”, bởi nó có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống từ công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường; công tác phòng, chống bão, lụt, thiên tai; việc phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19; công tác truyền thông, quy hoạch đất đai; tích hợp dịch vụ số cho doanh nghiệp cũng như góp phần thúc đẩy các giá trị nhân văn, đạo đức, tình người trong xã hội.

Hành trình chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế sẽ còn chưa dừng lại, nhưng quyết tâm: góp phần xây dựng một “chính quyền phục vụ”, thay đổi cơ bản và toàn diện phương thức kết nối giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, hiện thực hóa sứ mệnh sử dụng công nghệ số mang lại hiệu quả cho các tổ chức, hạnh phúc cho người dân... đó là hướng đi đáng trọng của mảnh đất khúc ruột miền Trung kiên trinh này.

Trang Thư

Bình Luận

Tin khác

Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

(CLO) Xiaomi mới đây đã ra mắt màn hình 27 inch, có tên gọi Redmi A27Q, tại thị trường Trung Quốc. Màn hình sở hữu độ phân giải 2K, tần số quét 100Hz, giá chỉ 2,6 triệu đồng.

Sức sống số
OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

(CLO) OPPO K12 mới đây đã chính thức trình làng tại thị trường Trung Quốc, máy được trang bị con chip Snapdragon 7 Gen 3, màn hình 120Hz, sạc nhanh 100W, giá từ 6,5 triệu đồng.

Sức sống số
Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

(CLO) Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.

Sức sống số
Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

(CLO) Samsung, một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại di động, đang chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới - bộ sạc nhanh 50W.

Sức sống số
Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, ngày 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.

Sức sống số