Chuyển đổi số - Những mô hình ấn tượng

TP. Đà Nẵng: Người dân là trung tâm của chuyển đổi số

Thứ bảy, 21/01/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đà Nẵng có thể nói là địa phương luôn đi đầu trên nhiều phương diện, trong đó có việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số. Việc triển khai rất thành công nền tảng công dân số - My Portal tại địa chỉ: https://congdanso.danang.gov.vn/ hoặc https://myportal.danang.gov.vn. là minh chứng.

Chuyển đổi số - Những mô hình ấn tượng

Nói về mục tiêu của chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ từng nhấn mạnh: Chuyển đổi số phải thực chất, vì lợi ích nhu cầu thiết thực của mỗi người dân. Câu chuyện thành công bước đầu về triển khai nền tảng công dân số My Portal tại Đà Nẵng, nền tảng Huế-S tại Thừa Thiên Huế… có thể được xem là một vài trong số những minh chứng tiêu biểu cho câu chuyện “chuyển đổi số vị nhân sinh”, chuyển đổi số đã, đang tác động, làm thay đổi tới cuộc sống thường nhật của mỗi người dân, phục vụ người dân tốt hơn.

My Portal - Nơi mỗi người dân Đà Nẵng sử dụng tất cả dịch vụ trên 1 ứng dụng di động duy nhất

Mới chỉ được chính thức triển khai được hơn 4 tháng (từ ngày 12/9/2022), cho đến trung tuần tháng 12/2022, nền tảng My Portal đã có hơn 260.000 tài khoản công dân số, tương đương hơn 43% người dân trưởng thành của Đà Nẵng sử dụng nền tảng này.

Việc triển khai nền tảng My Portal góp phần đưa tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến của Đà Nẵng tăng trưởng cao. Cụ thể, trong 4 tháng cuối năm 2022, tỷ lệ này đã tăng từ 53% lên 71%. Nền tảng hiện cung cấp 100% dịch vụ hành chính và sự nghiệp công cùng 25 tiện ích thường dùng cho người dân như: Góp ý, phản ánh; Đánh giá hài lòng; dữ liệu mở; Hẹn lịch khám chữa bệnh, Hẹn giờ thực hiện dịch vụ công, tra cứu và thanh toán điện, nước, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông báo/cảnh báo từ chính quyền...

tp da nang nguoi dan la trung tam cua chuyen doi so hinh 1

Theo Sở TT&TT Đà Nẵng, nền tảng Công dân số bao gồm: Hồ sơ công dân số cho mỗi người dân do người dân đăng ký và được hệ thống cấp phát tài khoản nhằm tích hợp, đồng bộ, lưu trữ trong quá trình người dân sử dụng dịch vụ công; Tài khoản công dân số do công dân quản lý và sử dụng các dữ liệu này để sử dụng dịch vụ tiếp theo, không phải khai báo lại hoặc không nộp thêm thành phần hồ sơ đã có.

Mỗi người dân có 01 mã QR duy nhất (theo chuẩn quốc gia) các thông tin được mã hóa để người dân sử dụng trong các giao dịch dịch vụ công (dịch vụ với chính quyền, doanh nghiệp: điện, nước, môi trường, y tế, giáo dục, ngân hàng; kiểm soát vào/ra...). Thông tin của người dân được bảo mật theo mô hình 04 lớp do Bộ TT&TT quy định; xác thực đăng nhập sử dụng qua OTP (tương tự như các Ngân hàng đang áp dụng cho khách hàng giao dịch thanh toán).

Với việc triển khai chính thức nền tảng công dân số My Portal, Đà Nẵng cũng là một trong những địa phương đầu tiên thiết lập các kho dữ liệu riêng cho từng người dân. Các loại dữ liệu số được người dân cập nhật và lưu trữ trên hệ thống gồm giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy khai sinh…; và các giấy tờ thành phần hồ sơ khi người dân nộp thủ tục dịch vụ công và kết quả giải quyết dịch vụ công. Tất cả đều được lưu trữ trên hệ thống phục vụ việc tìm kiếm, tra cứu, sử dụng của công dân.

tp da nang nguoi dan la trung tam cua chuyen doi so hinh 2

Đà Nẵng triển khai hiệu quả nhiều ứng dụng công nghệ trong phòng chống Covid-19. Ảnh: Hoàng Sơn

Thời gian tới, Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh sử dụng nền tảng My Portal, hướng đến mục tiêu 50% dân số, tương ứng với khoảng 80% người dân trưởng thành của thành phố có tài khoản số. “Cùng với đó, chúng tôi cũng bổ sung phân hệ thông tin, dữ liệu số và tích hợp các dịch vụ, tiện ích số của cơ quan, doanh nghiệp để người dân sử dụng; đồng thời tiếp tục công khai, cung cấp thông tin an sinh xã hội như mưa lũ, ngập lụt, thiên tai, môi trường... cho người dân theo hướng cá nhân hóa”, ông Thạch hé lộ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 của Bộ TT&TT.

Luôn ưu tiên để người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ số

Điều đáng nói là địa phương luôn đi đầu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, nền tảng công dân số - My Portal vì thế không phải là thành công đầu tiên và duy nhất của thành phố năng động, sáng tạo này. Tính đến đầu tháng 12/2022, thành phố Đà Nẵng đã triển khai 1.887 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 1.801 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 86 dịch vụ công trực tuyến một phần. Hầu hết cơ quan, địa phương trên địa bàn đã áp dụng chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; ban hành chính sách giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân dùng dịch vụ công trực tuyến…

Ngoài nền tảng công dân số - My Portal, Đà Nẵng đã triển khai Kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính số cho phép tự động tiếp nhận kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính được ký số từ Phần mềm một cửa điện tử sau khi hồ sơ được xác nhận hoàn thành; cho phép tổ chức, công dân, cán bộ công chức tải tài liệu ký số lên kho để lưu trữ.

Để nâng cao hơn nữa việc hỗ trợ người dân theo xu hướng sử dụng dịch vụ qua điện thoại cá nhân, mới đây Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng đã nâng cấp đưa vào sử dụng trợ lý ảo tự động giải đáp, hỗ trợ sử dụng dịch vụ công gồm cả Chatbot và Voicebot. Tháng 9/2022, Sở TT&TT Đà Nẵng đã hướng dẫn người dân, du khách sử dụng ứng dụng “Hành trình số” cho phép người dân và du khách trên địa bàn có thể yêu cầu xe cấp cứu trên ứng dụng với vị trí GPS chính xác…

tp da nang nguoi dan la trung tam cua chuyen doi so hinh 3

Thành phố Đà Nẵng đang cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn 1.801 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, chiếm 95%.

Thành quả lớn nhất từ công cuộc chuyển đổi số cho tới nay của Đà Nẵng, theo các chuyên gia, là việc các nền tảng đã dần tạo được thói quen sử dụng các dịch vụ trên mạng trong các cơ quan, đơn vị và người dân. Xã hội số cũng dần hình thành và phát triển.

Xã hội số được xác định là một trong 3 trụ cột chuyển đổi số của TP. Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Việc ưu tiên cung cấp Nền tảng chuyển đổi số quốc gia cho thấy Đà Nẵng đang ưu tiên để người dân được tiếp cận đầy đủ, sử dụng dịch vụ trực tuyến và theo dõi, đóng góp ý kiến cho các dịch vụ số, từ đó tạo động lực cho các cơ quan cung cấp dịch vụ phải xây dựng ứng dụng có trách nhiệm, có trọng tâm và tính thực tế cao nhất.

“Quan điểm của TP. Đà Nẵng trong triển khai chuyển đổi số là lấy người dân làm trung tâm”. Tâm thế ấy của Đà Nẵng, như chia sẻ của ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số TP. Đà Nẵng - địa phương 2 năm liền (2021 và 2022), được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards, có lẽ cũng là ví dụ tiêu biểu để nhiều địa phương khác học hỏi.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

(CLO) Xiaomi mới đây đã ra mắt màn hình 27 inch, có tên gọi Redmi A27Q, tại thị trường Trung Quốc. Màn hình sở hữu độ phân giải 2K, tần số quét 100Hz, giá chỉ 2,6 triệu đồng.

Sức sống số
OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

(CLO) OPPO K12 mới đây đã chính thức trình làng tại thị trường Trung Quốc, máy được trang bị con chip Snapdragon 7 Gen 3, màn hình 120Hz, sạc nhanh 100W, giá từ 6,5 triệu đồng.

Sức sống số
Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

(CLO) Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.

Sức sống số
Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

(CLO) Samsung, một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại di động, đang chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới - bộ sạc nhanh 50W.

Sức sống số
Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, ngày 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.

Sức sống số