(CLO) Thủ tướng Ý Matteo Renzi mới đây đã tuyên bố sẽ từ chức sau thất bại nặng nề của mình trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào hôm qua, 4/12, nhằm cải cách hiến pháp. Thất bại này đã đẩy cường quốc thứ 3 của EU vào tình trạng khủng hoảng chính trị trầm trọng.
[caption id="attachment_136613" align="aligncenter" width="667"]
Thủ tướng Ý Matteo Renzi đã tuyên bố sẽ từ chức sau khi cuộc trưng cầu dân ý thất bại. Ảnh: Reuters[/caption]
"Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn cho thất bại lần này", ông Renzi phát biểu trên truyền hình, nói rằng ông sẽ chính thức trao trả quyền lực cho Tổng thống Sergio Mattarella vào hôm nay, 5/12.
Ông Mattarella sẽ phải hội đàm với lãnh đạo các đảng trước khi chính thức tiến cử một Thủ tướng mới.
Quyết định từ chức chỉ sau hơn hai năm nhậm chức của ông Renzi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới EU, vốn đang lung lay trước hàng loạt các cuộc khủng hoảng liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây.
Đồng Euro đã tụt xuống mức thất nhất trong vòng 20 tháng qua, khiến thị trường lo lắng về sự bất ổn của nền kinh tế lớn thứ ba khối EU này, điều rất có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Ngành ngân hàng của Ý, vốn đã "mỏng manh" chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự việc này.
Việc ông Renzi từ chức có thể dẫn tới một cuộc bầu cử sớm vào năm sau, và rất có thể những đảng thiên về chủ nghĩa dân tuý và đóng cửa đất nước sẽ là những người lên nắm quyền lần này. Những đảng này, đặc biệt là đảng 5 cánh sao là những người đã vận động bầu cử không cho phép sửa hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý lần này.
Những dự đoán trước đó đã từng nhận định rằng ông Renzi có khả năng thắng được hơn 40% lượng phiếu bầu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm qua sau nhiều tháng vận động đầy cam go, điều đã khiến ông "trở mặt" với tất cả các đảng đối lập.
Những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thất bại này phải kể tới ngân hàng lớn thứ ba nước này, Monte dei Paschi di Siena, những người đang điêu đứng vì nợ xấu và rất có nguy cơ bị phá sản. Các nhà đầu tư rất có thể sẽ không ngần ngại mà rút lui khi mà chính trường của Ý đang dần trở nên bất ổn, buộc chính phủ nước này phải có biện pháp can thiệp để cứu lấy ngành tài chính ngân hàng của đất nước.
Ông Renzi, 41 tuổi, trở thành Thủ tướng Ý vào năm 2014 với lời hứa sẽ vực dậy nền kinh tế và thực hiện các công cuộc cải cách hành chính đối với bộ máy đất nước.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm qua được đưa ra nhằm cải cách hiến pháp và thúc đẩy tiến trình thông qua các dự thảo luật, giảm quyền lực của Thượng viện nước này và các chính quyền địa phương. Đó có thể đã là chiến thắng mà ông này rất cần để thực hiện lời hứa của mình.
Sau 2.5 năm, những chương trình cải cách của ông Renzi không có nhiều ành hưởng, đặc biệt trong bối cảnh mà đảng đối lập 5 cánh sao tại nươc này đang lên "như diều gặp gió" sau Brexit và chiến thắng của ông Donald Trump.
Bộ trưởng kinh tế Pier Carlo Padoan, người được coi là một trong những ứng viên sáng giá thay thế ông Renzi đang tìm mọi cách để bình ổn thị trường vào cuối tuần qua, nói rằng "không có khả năng xảy ra chấn động tài chính" dù nếu thất bại, "nó có thể gây nên 48 tiếng sóng gió".
Hoàng Việt (Theo Reuters)