Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Thứ sáu, 26/04/2024 06:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam vượt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

co hoi cho hang hoa viet nam xuat khau sang singapore hinh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)

Nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm: tôm, cua, thủy sản giáp xác chiếm gần 25% tổng lượng tiêu thụ của thị trường. Tiếp đến là cá tươi, ướp lạnh chiếm 19,86%; Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm 18,15%; cá đông lạnh chiếm 15,45%; thủy sản thân mềm, chiếm 11,02%... 

Các nhóm mặt hàng như cá tươi, cá chế biến và thủy sản thủy sinh chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 4,05%; 4,11% và 2,43%.

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

Theo thống kê, thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng. 

Trong đó, 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9% - 13%, cụ thể Malaysia (13,60%), Na Uy (11,45%), Indonesia (11,13%), Trung Quốc (10,15%), Việt Nam (8,58%) và Nhật Bản (8,34%). 

Tuy nhiên, mỗi quốc gia có sản phẩm thế mạnh riêng và chi phối từng phân khúc khác nhau. Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở 2 phân khúc này lần lượt là 28,34% và 21,30%. 

Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh. Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 35,62% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 41,77% thị phần). 

Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh với (chiếm 26,85%) và cá chế biến (chiếm 16,88%).

Thị phần còn lại chia đều cho hơn 90 đối tác khác, trong đó có Chi lê, Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Mỹ…

Về mức tăng trưởng của 15 đối tác xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào Singapore, số liệu ở bảng 2 cho thấy, có 5/15 đối tác tăng trưởng âm và 9/15 đối tác tăng trưởng dương. Một số đối tác có mức tăng trưởng mạnh như: Argentina (tăng 3,7 lần), St. Helena (tăng 2,4 lần), Chile (tăng 98,92%), Úc (tăng 50,5%).

Đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 3,22% (giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 triệu SGD), chiếm thị phần 8,58%. 

Các số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong năm 2023 tăng mạnh ở nhóm cá tươi. Trong khi đó 3 nhóm hàng có sự sụt giảm mạnh là nhóm thủy sản thủy sinh, nhóm cá đông lạnh – và nhóm thủy sản thân mềm.

Quý 1 năm 2024, đánh dấu mốc Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên từ vị trí đối tác lớn thứ 6 lần đầu tiên lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore.

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau. 

Điều này đảm bảo an ninh nguồn cung thực phẩm cho Singapore, đồng thời khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore ngày càng lớn.

co hoi cho hang hoa viet nam xuat khau sang singapore hinh 2

Mặt khác, tình trạng lạm phát gia tăng cũng là một thách thức không nhỏ cho ngành thủy sản các nước xuất khẩu vào Singapore, trong đó có Việt Nam.

Nước nào tận dụng được lợi thế về logistics cũng như giảm thiểu được các chi phí sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu hàng hóa vào Singapore.

Các số liệu thống kê thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của mặt hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường Singapore. Tuy nhiên, để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Một số vụ việc liên quan đến thu hồi sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam gần đây tại Singapore, do đối tác không tuân thủ về dán nhãn cảnh báo thành phần dị ứng và một số điều kiện nhập khẩu, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt lưu ý cập nhật các quy định của địa bàn, giữ uy tín chất lượng và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam.

Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang thị trường Singapore nói riêng và thị trường thế giới nói chung, Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo các doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam nghiên cứu và tận dụng hiệu quả từ các FTA mà Việt Nam là thành viên; thường xuyên cập nhật các quy định của địa bàn, đặc biệt là các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, nhãn mác hàng hóa,…;

Đồng thời tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, tăng cường quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tăng sự hiện diện hàng hóa Việt Nam tại thị trường quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì ổn định chất lượng hàng hóa, giữ uy tín với đối tác quốc tế. Ngoài ra, cần thận trọng thẩm tra thông tin đối tác trước khi ký kết, giao nhận hàng hóa và thanh toán, tránh rủi ro trong giao dịch kinh doanh.

co hoi cho hang hoa viet nam xuat khau sang singapore hinh 3

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore. (Ảnh: CT)

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp