10 địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám tại Hà Nội

Chủ nhật, 20/08/2023 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quảng trường Ba Đình, Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, khu phố Tràng Tiền, Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An... đều là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.

Cách đây đúng 78 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, đập tan ách thống trị của thực dân, phát xít, góp phần quan trọng quyết định nhanh chóng kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Nhiều địa điểm giờ đây đã trở thành di tích, in dấu những sự kiện lịch sử của mùa thu cách mạng tháng Tám năm ấy. 

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 1

1- Kể từ mùa Thu cách mạng năm 1945, Quảng trường Ba Đình đã trở thành địa danh gần gũi và thiêng liêng với người dân Hà Nội và cả nước. Đây là quảng trường lớn nhất Việt Nam, tọa lạc trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình, và là nơi đặt Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 2

2 - Cột cờ được khởi công xây dựng từ năm 1805 dưới thời nhà Nguyễn và mất 7 năm để hoàn thành. Từ đó tới nay, trải qua hơn 200 năm lịch sử, Kỳ đài Hà Nội đã gắn liền với bao thăng trầm của Thủ đô. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một đài quan sát khu vực nội và ngoại thành. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1945 là lần đầu tiên lá quốc kỳ Việt Nam - cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh Kỳ đài.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 3

3 - Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại quảng trường thành phố, nhân dân Thủ đô đánh chiếm Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Lính bảo vệ phủ đã hạ vũ khí trước sức mạnh của quần chúng nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ Phủ. Sau năm 1954, Bắc Bộ Phủ được tu sửa lại và hiện nay, tòa nhà được sử dụng làm Nhà khách Chính phủ (tọa lạc tại số 12 Ngô Quyền, Hà Nội).

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 4

4- Số nhà 48 Hàng Ngang, từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng đã ở và làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang - chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 5

"Tại ngôi nhà này trong một phòng gác nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945)" - nội dung được biết trên bảng trước cửa ngôi nhà số 48 Hàng Ngang.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 6

5 - Sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm Sở Cảnh sát Trung ương bên Hồ Gươm. Tòa nhà này, ngày nay là trụ sở Công an quân Hoàn Kiếm (số 2 Tràng Thi). (Hình ảnh tư liệu, hiện trụ sở đang được tu sửa).

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 7

6- Nhà số 101 Trần Hưng Đạo: Ngôi nhà thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội. Tại đây, sáng ngày 16/8/1945, đồng chí Nguyễn Khang – Thường vụ xứ uỷ Bắc Kỳ thay mặt Thường vụ triệu tập cuộc họp với Thành uỷ để phổ biến Nghị quyết của xứ uỷ thành lập Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban khởi nghĩa).

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 8

7 - Trại Bảo an binh ở Hà Nội là nơi đã diễn ra cuộc đấu trí giữa lực lượng cách mạng với quân đội được trang bị vũ khí hạng nặng của Nhật Bản. Bằng sự biểu dương sức mạnh quần chúng và lý lẽ của các nhà lãnh đạo cách mạng, quân Nhật đã chấp nhận rút lui, ta hoàn toàn làm chủ Trại Bảo an binh, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 9

8 - Ngày 19/8, dưới sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu, quần chúng nội - ngoại thành phố xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) tỏa đi khắp các phố phường và hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!".

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 10

Đường Paul Bert nay là phố Tràng Tiền với các tòa nhà xưa đã được tu sửa.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 11

9 - Thời Pháp thuộc, quảng trường có tên gọi là quảng trường Nhà hát Lớn bởi vị trí nằm ở mặt trước Nhà hát Lớn Hà Nội. Sáng 19/8/1945, rất đông người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đã kéo về đây tạo ra cuộc mít tinh quy mô lớn. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Dưới sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, tổ chức Việt Minh thành Hoàng Diệu, cuộc mít tinh đã nhanh chóng trở thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) tỏa đi khắp các phố phường Hà Nội.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 12

Hiện nay, Quảng trường Cách mạng tháng Tám thuộc phường Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 13

10 - Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23/8/1945 để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.

10 dia danh mang dam dau an lich su cach mang thang tam tai ha noi hinh 14

Tháng 8/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An. Những ngày này người dân phường Phú Thượng thường hay tới ngôi nhà đặc biệt này để dâng hương tưởng nhớ đến Bác Hồ.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

NSND Tường Vi 'cô gái vót chông' qua đời ở tuổi 86

NSND Tường Vi 'cô gái vót chông' qua đời ở tuổi 86

(CLO) NSND Tường Vi, người thể hiện nhiều ca khúc cách mạng bất hủ như "Cô gái vót chông", "Tiếng đàn Ta Lư", "Em là hoa Pơ Lang", "Người con gái sông La"… vừa qua đời hồi 14h ngày 11/5 tại Đà Nẵng, hưởng thọ 86 tuổi.

Đời sống văn hóa
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

(CLO) Tối 11/5, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), hướng tới kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024: Lung linh đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024: Lung linh đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”

(CLO) Tối ngày 11/5, TP Hải Phòng khai mạc Chương trình nghệ thuật đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 thu hút hàng vạn người dân và du khách.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng: Trưng bày 18 Bảo vật quốc gia nhân dịp Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024

Hải Phòng: Trưng bày 18 Bảo vật quốc gia nhân dịp Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024

(CLO) Sáng nay (11/5), Sở Văn hóa và Thể thao giao Bảo tàng Hải Phòng phối hợp nhà sưu tập An Biên trưng bày “Bảo vật quốc gia - Sưu tập An Biên” tại Bảo tàng Hải Phòng. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khô Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Đời sống văn hóa
30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

(CLO) 30 nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ nhiều địa phương trên cả nước sẽ có 7 ngày để thực tế, sáng tác tại nhiều di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa