10 trường đại học của Việt Nam được ghi danh vào bảng xếp hạng thế giới

Thứ ba, 06/02/2024 21:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) 10 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt bảng xếp hạng Webometrics năm 2024 trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội có vị trí cao nhất.

Theo kết quả xếp hạng Webometrics của năm 2024 do Phòng Thí nghiệm Cybermetrics Labs thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha vừa công bố.

Đáng chú ý trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí số 1 Việt Nam và gia tăng vị trí trong bảng xếp hạng thế giới (từ vị trí 671 lên vị trí 649) và xếp ở vị trí thứ 11 Đông Nam Á - tăng một bậc so với kỳ trước, xếp ở vị trí 140 châu Á - tăng 27 bậc so với kỳ trước.

10 truong dai hoc cua viet nam duoc ghi danh vao bang xep hang the gioi hinh 1

Vị trí của giáo dục đại học Việt Nam ngày càng được nâng cao (ảnh TL).

Top 10 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt bảng xếp hạng Webometrics năm 2024 gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 1054); Trường đại học Duy Tân (vị trí 1115);

Trường đại học Nguyễn Tất Thành (vị trí 1189); Đại học Bách khoa Hà Nội (vị trí 1312); Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 1550);

Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 1712), Đại học Đà Nẵng (vị trí 2057), Trường đại học Cần Thơ (vị trí 2068), Trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 2092).

Webometrics là bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học.

Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics vẫn duy trì phương pháp xếp hạng như ở kỳ tháng 1/2021.

Cụ thể, tiêu chí "Presence" (lượng tài nguyên số hóa) đã được loại bỏ trong phương pháp xếp hạng, tiêu chí "Visibility" (mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất (50%), tiếp theo là tiêu chí "Excellence" (sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí "Transperency" (độ mở học thuật) có trọng số 10%.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

(CLO) Năm 2024, trường Phổ thông Năng khiếu tuyển sinh 595 chỉ tiêu cho 7 lớp 10, tỷ lệ chọi trung bình khoảng 1/6,5. Tỷ lệ chọi này cao hơn so với mức 1/5,2 của năm ngoái và cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Giáo dục
Nam Định đưa ra lưu ý với thí sinh trước kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 – 2025

Nam Định đưa ra lưu ý với thí sinh trước kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 – 2025

(CLO) Một trong những lưu ý đối với thí sinh trước kỳ thi vào lớp 10 tại Nam Định là phải có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào phần mềm quản lý thi. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì liên hệ với trường THCS nơi thí sinh đang học để được hỗ trợ.

Giáo dục
Vụ phát đơn 'xin không thi lớp 10': Kiểm điểm lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm

Vụ phát đơn 'xin không thi lớp 10': Kiểm điểm lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm

(CLO) Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn đã chủ trì tổ chức cuộc họp chấn chỉnh, kiểm điểm lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng các cá nhân liên quan vụ việc phát đơn “xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10” tại trường THCS Nguyễn Văn Bứa.

Giáo dục
Bắc Ninh: Nghiêm cấm nhà trường, giáo viên vận động hoặc ép buộc học sinh bỏ thi tuyển sinh vào lớp 10

Bắc Ninh: Nghiêm cấm nhà trường, giáo viên vận động hoặc ép buộc học sinh bỏ thi tuyển sinh vào lớp 10

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu tuyệt đối không được vận động, ép học sinh không được đăng ký dự thi tuyển sinh vào THPT công lập. Nếu phát hiện vi phạm thì trước hết người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm.

Giáo dục
Chuyển đổi số trong giáo dục còn nhiều thách thức

Chuyển đổi số trong giáo dục còn nhiều thách thức

(CLO) Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đòi hỏi người lao động phải có năng lực số. Nhà trường chính là nơi đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực thiết yếu đó.

Giáo dục