100% trường chọn một bộ sách giáo khoa là không đạt yêu cầu

Thứ hai, 01/06/2020 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng cả tỉnh, cả quận chỉ chọn duy nhất một bộ sách cần thiết phải được làm rõ để tránh việc gợi ý, chỉ đạo trong lựa chọn sách giáo khoa.

Cần thiết phải làm rõ vì sao một tỉnh, một quận chỉ lựa chọn một bộ sách giáo khoa

Chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là chủ trương lớn. Thành tựu bước đầu đó là việc xã hội hóa biên soạn SGK khi trong năm học 2020 -2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phê duyệt 46 sách giáo khoa của 9 môn học thuộc 5 bộ sách của lớp 1 để các nhà trường lựa chọn.

Vì có nhiều SGK nên việc chọn lựa sách là vấn đề lớn đòi hỏi sự tham gia của các thầy cô giáo. Năm nay, Bộ GD&ĐT trao quyền lựa chọn lựa SGK cho các nhà trường là để tăng quyền tự chủ, tôn trọng quyền lựa chọn cho các thầy cô.   

Việc lựa chọn SGK là khâu quan trọng để đưa sách vào thực tiễn giảng dạy. Trong thời gian dài, nhiều trường học các cô thầy phải đọc đủ 5 bộ sách, cho ý kiến từng sách từ đó đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Thực tế việc lựa chọn SGK đã trở thành hoạt động chuyên môn sôi nổi, bước đầu giúp giáo viên dạy lớp 1 nắm bắt nội dung, biết được cái hay, cái độc đáo của từng bộ sách.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì kết quả chọn sách đã xuất hiện nhiều dấu hiệu "lạ" khi một số tỉnh, quận chỉ chọn đúng một bộ sách của một NXB.

Theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội thì địa phương có 100% các trường chọn một bộ sách giáo khoa là không đạt yêu cầu (ảnh TL).

Theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội thì địa phương có 100% các trường chọn một bộ sách giáo khoa là không đạt yêu cầu (ảnh TL).

Theo ý kiến của các chuyên gia việc trao quyền lựa chọn SGK cho các nhà trường mà kết quả đồng nhất như vậy là rất khó hiểu.

Ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận từ các trường học ở một số địa phương thực hiện nghiêm túc Thông tư 01 của Bộ GĐ&ĐT về hướng dẫn chọn SGK cũng cho thấy,  kết quả chọn SGK của 9 môn học tại mỗi nhà trường rơi vào từ 2 đến 3 bộ sách. Thậm chí, có trường 9 môn học nằm trong cả 5 bộ sách.

Trước thực trạng trên, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Văn Hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.

Theo ông Lê Như Tiến: “Chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK là để các nhà trường, sở, tỉnh thành rộng đường lựa chọn.

Tôi cũng được biết thông tin rằng, có một sự chỉ đạo hay thế nào đó để gợi ý một bộ SGK  như thế là không thực hiện đúng chủ trương của Quốc hội, của Chính phủ là một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.

Nhiều bộ sách là để các thầy cô và nhà trường tự lựa chọn. Bộ sách nào phù hợp thì được lựa chọn. Còn kết quả như vậy không đạt yêu cầu. Nếu có dấu hiệu gợi ý này kia thì Bộ GD&ĐT phải có ý kiến".

Cũng liên quan đến chọn SGK, có nhiều ý kiến dị nghị khi bộ sách "Chân trời sáng tạo" - của NXB Giáo dục Việt Nam được Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn bởi NXB đã chi trả thù lao cho một số lãnh đạo Sở và lãnh đạo một số phòng ban chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước vấn đề này ông Thái Văn Tài  - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) có ý kiến, trong 5 bộ SGK được thẩm định lần này nhận thấy đây là cơ hội hiếm của nhóm tác giả phía Nam tham gia biên soạn SGK theo chương trình giáo dục phổ thông quốc gia.

Khi các nhóm tác giả ở miền Nam tham gia biên soạn SGK thì có thể nhận thấy rất nhiều phương ngữ, dữ liệu đưa vào SGK mang tính đặc trưng của vùng miền.

Ví dụ như sách Tiếng Việt lớp 1, có thể dùng từ ba má thay cho bố mẹ; dùng từ “ghe thuyền”… Các phương ngữ này rất gần gũi học sinh lứa tuổi học sinh Tiểu học .

Nhóm tác giả phía Nam nghiên cứu chương trình, biên soạn SGK đang hướng đến một đối tượng khá đặc trưng cho vùng miền đấy.

Khi giáo viên tham gia lựa chọn SGK, các bộ sách đã đáp ứng đúng chương trình của hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định rồi thì việc sách gần gũi với địa phương của họ thì việc lựa chọn là hoàn toàn dễ hiểu.

“Chúng ta phải tôn trọng ý kiến, kết quả lựa chọn SGK ở vùng miền đó. Chúng ta phải công bằng khi phán xét một vấn đề, cần tìm hiểu quy trình có sai không?

Có chỉ đạo gì sai không?

Khi kết quả làm đúng, quy trình làm đúng, không có chỉ đạo sai thì chúng ta phải tôn trọng quyền lựa chọn của GV và phải ghi nhận quyền này” – ông Tài nhấn mạnh.

  Minh Triết

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục