20 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị 4 ý kiến về Dự thảo thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả

Thứ hai, 27/09/2021 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 27/9, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) đã có công văn khẩn, gửi Thủ tướng Chính phủ đóng góp ý kiến về Dự thảo tài liệu hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban IV, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính cho biết, 20 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có 4 ý kiến đóng góp về Dự thảo này.

Thứ nhất, để các hướng dẫn mới tạo được hiệu ứng cân bằng giữa các mục tiêu phòng, chống dịch với mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế, các hiệp hội đề xuất những nguyên tắc đã được Thủ tướng chỉ đạo, công bố hoặc nhất trí tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 26/9.

20 hiep hoi doanh nghiep kien nghi 4 y kien ve du thao thich ung an toan kiem soat dich hieu qua hinh 1

20 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị 4 ý kiến về Dự thảo thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả.

Các nguyên tắc này cần được truyền tải, ghi nhận cụ thể, rõ ràng và chính thức tại Tài liệu quan trọng này để làm “kim chỉ nam” cho việc xây dựng, áp dụng các chính sách ở các bộ, địa phương, cũng đồng thời để được hưởng ứng thực thi hiệu quả ở từng cấp doanh nghiệp, người lao động, người dân trên cả nước.

Cụ thể, các địa phương thay đổi mạnh mẽ nhận thức, cho phép doanh nghiệp/cụm doanh nghiệp trở thành các chủ thể tham gia vào công tác quản lý sự an toàn trong bối cảnh dịch thay vì chỉ là đối tượng “chịu sự quản lý” như thời gian trước đây.

Trong mọi bối cảnh của dịch bệnh, các cấp chính quyền và người dân, doanh nghiệp luôn phải duy trì sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguồn lực cho chống dịch và phát triển kinh tế, xã hội.

Hiện nay, yếu tố hợp tác công - tư là điều kiện then chốt để tập hợp sức mạnh, nguồn lực cho việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cần được thực thi nghiêm túc ở mọi cấp, ngành.

Các biện pháp đánh giá, khoanh vùng, triển khai cần được thực thi theo từng cấp độ nhỏ nhất, thậm chí ở cấp tổ dân phố, khối phố hoặc cao nhất là cấp phường (xã) để đảm bảo tính chất linh hoạt cho giai đoạn mới…

Thứ hai, các hiệp hội đề nghị sửa đổi mục 3, trong phần III, Biện pháp áp dụng theo cấp độ chống dịch, thành phần IV, nguyên tắc thực hiện

Đồng thời, các hiệp hội đề nghị bổ sung hai nguyên tắc quan trọng, mấu chốt sau đây ngay ở phần đầu tiên trong mục này.

Cụ thể, áp dụng thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc về hoạt động tập trung ngoài trời và trong nhà trong mục I.1.1 của Phụ lục I cho mọi loại hình ngành nghề và hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp cho phép số lượng tập trung nhiều hơn. 

Việc thực hiện Hướng dẫn này không được phép làm phát sinh thêm bất kỳ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính hay quy trình cấp phép, phê duyệt nào với người dân, doanh nghiệp.

Thứ ba, để giải quyết triệt để tình trạng các địa phương chỉ tập trung truy vết, khoanh vùng dịch mà không quan tâm mục tiêu duy trì sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, các Hiệp hội doanh nghiệp đề xuất Thủ tướng giao trách nhiệm tại tài liệu hướng dẫn này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giao chỉ tiêu “duy trì/mở cửa hoạt động của doanh nghiệp” cho từng tỉnh, thành bên cạnh các chỉ số/chỉ tiêu khác về chống dịch. 

Thứ tư, bên cạnh việc quy định các chỉ số, chỉ tiêu, biện pháp...Hiệp hội cũng đề xuất Chính phủ giao Bộ, ngành đầu mối phối hợp với các chuyên gia y tế, kinh tế nghiên cứu, tham mưu xây dựng khung đánh giá, giám sát quá trình thực thi để nhanh chóng phát hiện các thiếu sót, bất cập nhằm hiệu chỉnh quy định hoặc nhìn nhận được những nội dung thực sự hiệu quả để có thể đẩy mạnh.

"Việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với Covid-19 sẽ là nội dung điều chỉnh hết sức quan trọng của cả nước trong giai đoạn tới đây. Vì thế, các doanh nghiệp, hiệp hội, với vai trò, trách nhiệm và tinh thần xây dựng rất cao, đã chủ động nghiên cứu và mạnh dạn đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo tài liệu này”, ông Trương Gia Bình nêu.

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô