2.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp: “Phải tránh vết xe đổ của năm 2009”

Chủ nhật, 26/09/2021 06:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, việc Chính phủ nghiên cứu gói hỗ trợ lãi suất 2.000 tỷ đồng là cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm này, nhưng phải thật cẩn trọng và tránh đi theo vết xe đổ của năm 2009.

Trong hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã tác động rất mạnh tới nền kinh tế Việt Nam. Hàng chục nghìn doanh nghiệp đã và đang đứng trước nguy cơ phá sản, hàng triệu lao động có thể mất việc làm bất cứ lúc nào.

Nhằm “cấp cứu” cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, Chính phủ đã ban hành rất nhiều gói tín dụng hỗ trợ, kèm theo đó là hàng loạt quyết định giảm lãi suất, giãn nợ, hoãn nợ cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo thống kê của VNEconomy, việc toàn ngành ngân hàng giãn nợ, hoãn nợ đã lên tới 520.000 tỷ đồng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về nợ xấu.

2000 ty dong ho tro lai suat cho doanh nghiep phai tranh vet xe do cua nam 2009 hinh 1

TS Lê Xuân Nghĩa.

Trong khi đó, mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gợi ý về việc đưa ra gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất, và được giải ngân qua hệ thống ngân hàng. Trong đó, Chính phủ đã ước tính gói hỗ trợ lãi suất sẽ vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Nếu gói hỗ trợ này này được triển khai, sẽ kéo theo dư nợ tín dụng rơi vào khoảng 60.000 - 65.000 tỷ đồng.

Hiện nay, quy mô tín dụng của nền kinh tế Việt Nam khoảng 10 triệu tỷ đồng, và khoảng 1 triệu tỷ đồng đến từ cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên cân nhắc về gói hỗ trợ này.

Nhận định về gói hỗ trợ lãi suất 2.000 tỷ đồng, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế đồng ý với gói hỗ trợ này, tuy nhiên Chính phủ cần phải thật sự cẩn trọng và phải có giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro.

Phân tích rõ hơn về điều này, TS Lê Xuân Nghĩa nói, đây không phải lần đầu tiên, Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất, thông qua hệ thống ngân hàng.

Vào năm 2009, Chính phủ đã có gói hỗ trợ lãi suất, để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau cuộc đại khủng hoảng vào năm 2008. Thời điểm đó, Chính phủ hỗ trợ khá mạnh tay, mức hỗ trợ lên tới 4% - 5% lãi suất. 

“Lúc đó gói hỗ trợ này khoảng 14.000 tỷ đồng, sau có thêm gói 19.000 tỷ đồng, như vậy tổng cộng hơn 30.000 tỷ đồng”, TS Lê Xuân Nghĩa nói.

Tuy nhiên, việc Chính phủ hỗ trợ mạnh tay đã tạo ra 3 hậu quả lớn, mà cho tới ngày nay, Việt Nam vẫn đang phải khắc phục hậu quả.

Thứ nhất, việc lãi suất giảm quá mạnh, đã khiến tăng trưởng tín dụng tăng phi mã. Cụ thể, năm 2009, tăng trưởng tín dụng tăng trên 37%, sang năm 2010, tăng trưởng tín dụng dù giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao khoảng 27%

Thứ hai, việc tăng trưởng tính tăng cao, đã khiến tình trạng lạm phát tăng cao. Ví dụ, năm 2010, lạm phát tăng 9%, sang năm 2011 lạm phát tăng gấp đôi, lên ngưỡng 18,58%.

“Trong các năm 2009 - 2013, GDP Việt Nam có sự tăng trưởng khoảng 5% - 7%, tùy các năm, nhưng lạm phát lại tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy là lợi bất cập hại”, TS Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Thứ ba, việc giảm lãi suất có thể khiến tỷ giá hối đoái tăng, như vậy sẽ khiến Việt Nam thâm hụt thương mại. Trước 3 điểm mấu chốt nêu trên, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng: Nếu đồng ý với gói lãi suất 2.000 tỷ đồng, Chính phủ phải thật sự cẩn trọng.

“Tôi đồng ý với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội về gợi ý này, nhưng chúng ta cần phải thảo luận nghiêm túc, và phải có những giải pháp thật sự cẩn trọng, để tránh hậu quả giống như giai đoạn năm 2009”, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô