2023: Thêm một năm đầy gian truân của kinh tế Nga và Ukraine

Chủ nhật, 29/01/2023 14:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuối tháng 2/2022, Nga quyết định tổng tấn công vào Ukraine, vận mệnh của hai quốc gia này đều đã thay đổi, đặc biệt là kinh tế. Năm 2023, dự đoán sẽ là một năm đầy thử thách hơn nữa đối với không chỉ hai quốc gia trên, rộng hơn là toàn cầu.

Nga: Chi nhiều hơn thu?

Gói trừng phạt về kinh tế của EU nhằm vào Nga bao gồm một loạt biện pháp như hạn chế đối với thương mại, tài chính, công nghệ và hàng hóa lưỡng dụng, công nghiệp, vận tải và hàng xa xỉ.

Ngoài ra, còn có lệnh cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu thô bằng đường biển và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga sang EU, loại bỏ các ngân hàng của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) và đình chỉ hoạt động phát sóng cũng như giấy phép của một số cơ quan truyền thông do Chính phủ Nga tài trợ.

2023 them mot nam day gian truan cua kinh te nga va ukraine hinh 1

Quốc kỳ của Nga và Ukraine lần lượt từ trái qua phải. Ảnh: Internet.

Ngay cả khi được hưởng lợi từ giá năng lượng tăng cao và nguồn thu bổ sung, Nga vẫn chịu thâm hụt ngân sách đáng kể, cho thấy cuộc chiến Nga - Ukraine đang khiến quốc gia này chi nhiều hơn thu.

Năm 2022, ngân sách Nga thâm hụt 47 tỷ đô la, một trong những mức cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Mặc dù Chính phủ Nga quyết định không công bố dữ liệu về chi tiêu của Chính phủ trong năm nay, nhưng có thể chắc chắn rằng chi tiêu quân sự đã “ngốn” một phần đáng kể ngân sách nhà nước.

Bước sang năm 2023, thâm hụt ngân sách của Nga có thể cao hơn mức đất nước này tuyên bố. Theo Moscow dự đoán, thâm hụt ngân sách vào năm 2023 trong khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dựa trên giả định rằng hỗn hợp dầu thô hàng đầu của Nga là Urals được giao dịch ở mức 70 USD/thùng.

Tuy nhiên, nếu giá dầu trần làm giảm giá dầu của Nga xuống mức tối đa 60 USD/thùng trong khi chi tiêu vẫn giữ nguyên, thì thâm hụt sẽ gần 4,5%, theo ước tính của Financial Times.

Để tiếp tục lấp đầy thâm hụt ngân sách và tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, Moscow sẽ phải nỗ lực đa dạng hoá nguồn tiền từ nhiều chương trình trong nước.

Vào năm 2022, nguồn thu ngân sách bổ sung đến từ quỹ tài sản có chủ quyền của Nga, việc đánh thuế một lần đối với Gazprom và phát hành các Nghĩa vụ cho vay Liên bang lớn nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, vào năm 2023, khi Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực đa dạng hóa khỏi khí đốt của Nga, Gazprom có thể sẽ có ít doanh thu hơn, do đó doanh thu từ thuế cũng ít hơn.

Kể từ vài tuần đầu tiên của cuộc chiến, Nga đã mất hàng trăm nghìn công nhân lành nghề. Đây là những chuyên gia có trình độ học vấn, chuyên gia CNTT, nhà nghiên cứu, kỹ sư và bác sĩ. Việc Nga mất đi nguồn nhân lực tốt nhất sẽ còn tiếp tục, và làm suy giảm triển vọng tăng trưởng của nước này.

Kinh tế Ukraine có khả năng bị thu hẹp hơn nữa

Khủng hoảng Nga - Ukraine đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Ukraine. Theo Oilprice, Moscow tập trung vào việc phá hủy trung tâm công nghiệp ở phía Đông Nam, khiến hàng triệu công nhân phải di dời, phá hoại mùa màng, phá vỡ lưới điện và chặn xuất khẩu từ các cảng biển của Ukraine.

Kết quả là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine đã giảm 30% vào năm 2022, tuy nhiên, kết quả tiêu cực sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia tin rằng, nền kinh tế của Ukraine đã có thể vượt qua “cơn bão” phần lớn nhờ vào sự trợ giúp của phương Tây.

Vào năm 2023, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc chiến. Nếu chiến sự kéo dài, hoặc nếu Ukraine thua, nền kinh tế sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Trong mọi trường hợp, Ukraine sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hỗ trợ tài chính của phương Tây trong suốt cả năm nay.

Ngoài ra, luyện kim, ngành xuất khẩu chính của Ukraine trước chiến tranh, hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cụ thể, Illich và Azovstal, lần lượt là các nhà máy thép lớn thứ hai và thứ ba của quốc gia này - đều nằm ở thành phố Mariupol phía Đông Nam bị chiếm đóng, đã bị phá hủy.

Đồng thời, các nhà máy thép lớn khác (đều nằm ở khu vực tiền tuyến) đã phải giảm sản lượng do các cuộc tấn công bằng tên lửa và các cảng biển bị phong tỏa. Kết quả là xuất khẩu kim loại đã giảm 60% từ tháng 1/2022 – 11/2022.

Trong khi đó, nhà máy lọc dầu lớn nhất Ukraine, có trụ sở tại thành phố Kremenchuk, đã bị tên lửa Nga phá hủy vào tháng 3/2022, cùng với các bể chứa nhiên liệu lớn trên khắp đất nước.

Vào tháng 11/2022, Nga đã tấn công các cơ sở sản xuất khí đốt, làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên mà Ukraine tích lũy cho mùa đông. Do đó, Kyiv đã chuyển sang nhập khẩu từ các đối tác nước ngoài để có thêm 3 tỷ mét khối khí đốt.

Ngành nông nghiệp của Ukraine cũng bị thiệt hại nặng nề. Vốn được mệnh danh là "giỏ bánh mì của châu Âu", giờ đây những vùng đất canh tác rộng lớn đã trở thành bãi mìn và nhiều hầm chứa ngũ cốc trên khắp đất nước đã bị phá hủy. Nông dân mất khả năng tiếp cận tín dụng, hạt giống và phân bón.

Xuất khẩu nông sản cũng bị ảnh hưởng bởi việc phong tỏa các cảng biển của Ukraine. Mặc dù, Nga đã đồng ý chỉ mở cửa ba cảng biển của Ukraine, phù hợp với thỏa thuận hành lang ngũ cốc tháng 8/2022 do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian. Tuy nhiên, điều này là không đủ. Cho đến nay, xuất khẩu ngũ cốc của đất nước đã giảm mạnh 29%, bất chấp một vụ thu hoạch kỷ lục từ năm 2021.

Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng tăng vọt 818% và chiếm con số khổng lồ 42% tổng chi tiêu tài khóa từ tháng 1/2022 – 11/2022.

Nền kinh tế sẽ không thể trụ vững sau nhiều cú hích như vậy nếu không có sự hỗ trợ nước ngoài, chủ yếu từ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.

Năm 2022, các khoản tài trợ nước ngoài chiếm 23% doanh thu tài chính của Ukraine. Trong khi đó, hỗ trợ tài chính quốc tế đã vượt quá 30 tỷ đô la từ ngày 24/2 – 20/12.

Tổng hỗ trợ từ quốc tế: bao gồm tài chính, nhân đạo và quân sự, đã lên tới 113 tỷ euro (122 tỷ USD), bao gồm 48 tỷ euro (52,37 tỷ USD) từ Hoa Kỳ. Để so sánh, GDP của Ukraine đạt tổng cộng 200 tỷ đô la vào năm 2021, theo Ngân hàng Thế giới.

Vào năm 2023, Ukraine sẽ phải dựa vào sự trợ giúp quốc tế nhiều hơn nữa, vừa để tự vệ vừa để giữ cho nền kinh tế bị tê liệt đủ sức tồn tại.

Ukraine hy vọng sẽ sử dụng tài sản của Nga bị phương Tây đóng băng, ước tính khoảng vài trăm tỷ USD, cho nhu cầu tái thiết đất nước.

Tháng 11/2022, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tiết lộ rằng EU đang tìm kiếm các cơ chế để trang trải một phần nhu cầu tái thiết của Ukraine từ khoản 300 tỷ euro (327,29 tỷ USD) bị đóng băng trong dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga và 19 tỷ euro (20,73 tỷ USD) của Quỹ của các nhà tài phiệt Nga.

Chắc chắn, Ukraine cũng sẽ thu hút cả các nhà đầu tư tổ chức và tư nhân nếu quốc gia này đạt đích gia nhập vào EU. Do đó, Kyiv sẽ đặt mục tiêu không chỉ đánh bại Nga trước cuối năm 2023 mà còn thực hiện những cải cách trong nước cần thiết để đạt được tư cách thành viên EU, và sự hỗ trợ của phương Tây sẽ mang lại kết quả cao trong cả hai trường hợp.

Lê Na (Theo Oilprice, Atlantic council)

Bình Luận

Tin khác

NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

(CLO) NHNN sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng và doanh nghiệp vàng trong vòng 45 ngày. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

(CLO) Từ 19/4/2024 đến nay, NHNN đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường, trong đó có 4 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 27.200 lượng (tương đương khoảng 1,02 tấn). 

Thị trường - Doanh nghiệp
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới

(CLO) Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi các đơn vị về kế hoạch kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới diễn ra từ ngày 20/5/2024 đến 20/5/2026.

Thị trường - Doanh nghiệp
EBRD: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ukraine sẽ chậm lại

EBRD: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ukraine sẽ chậm lại

(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), nền kinh tế Ukraine sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tốc độ này thấp hơn mức tăng 5,3% vào năm 2023 sau khi giảm mạnh vào năm 2022.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước mới từ MobiFone

Lưu giữ khoảnh khắc quý giá bên gia đình với gói cước mới từ MobiFone

(CLO) Gác lại cuộc sống nhiều bộn bề lo toan, gia đình chính là nơi mọi người tìm về để được chữa lành, được yêu thương, cùng nhau tạo ra vô vàn khoảnh khắc trân quý đáng lưu giữ.

Thị trường - Doanh nghiệp