30 năm- tiếp bước đổi mới, vững vàng phát triển

Chủ nhật, 15/01/2017 16:58 PM - 0 Trả lời

Báo chí 30 năm đổi mới đã trở thành điểm nhấn khép lại năm 2016 nhưng cũng là cột mốc đánh dấu cho một chặng đường mới của nền báo chí nước nhà hôm nay. Một bức tranh toàn cảnh với không ít thăng trầm nhưng đọng lại vẫn là câu chuyện đồng hành với sự phát triển chung của đất nước, vẫn là một tinh thần của những nỗ lực không ngừng, sáng tạo, đổi mới... để những bước đi thêm vững vàng, để những sóng gió năm qua trở thành những bài học lớn và hơn thế để bề dày truyền thống của 30 năm báo chí đổi mới mãi trở thành giá trị lịch sử không bao giờ cũ đối với mỗi chúng ta…

(NB&CL) Báo chí 30 năm đổi mới đã trở thành điểm nhấn khép lại năm 2016 nhưng cũng là cột mốc đánh dấu cho một chặng đường mới của nền báo chí nước nhà hôm nay. Một bức tranh toàn cảnh với không ít thăng trầm nhưng đọng lại vẫn là câu chuyện đồng hành với sự phát triển chung của đất nước, vẫn là một tinh thần của những nỗ lực không ngừng, sáng tạo, đổi mới... để những bước đi thêm vững vàng, để những sóng gió năm qua trở thành những bài học lớn và hơn thế để bề dày truyền thống của 30 năm báo chí đổi mới mãi trở thành giá trị lịch sử không bao giờ cũ đối với mỗi chúng ta…

30 năm  - hội tụ một tinh thần tự hào

Với ý nghĩa đó, ngày 29/12/2016, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Báo chí 30 năm đổi mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để cùng nhìn lại một chặng đường đã qua, đánh giá những điều được mất, những mặt mạnh yếu, đưa ra những giải pháp, hiến kế để xốc lại tinh thần của người làm báo trong bối cảnh xu hướng truyền thông có nhiều thay đổi như hiện nay.

[caption id="attachment_145156" align="aligncenter" width="634"]6.1 Đồng chí Thuận Hữu - Uỷ viên T.Ư Đảng- Chủ tịch HNBVN, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Trưởng Ban Tổ chức hội thảo phát biểu khai mạc hội thảo.[/caption]

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Thuận Hữu- Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch HNBVN, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Trưởng ban tổ chức hội thảo- khẳng định: “Trong công cuộc đổi mới của đất nước, báo chí là lực lượng đi đầu tuyên truyền, cổ vũ chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và chính báo chí cũng được hưởng những thành quả của đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí. Đồng thời, báo chí cũng đã tự đổi mới hoạt động, để theo kịp với sự phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, trước tình hình quốc tế ngày càng có những diễn biến khó lường, trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, báo chí cũng đang bộc lộ những bất cập, yếu kém; bên cạnh cơ hội mới, báo chí cũng đối mặt nhiều thách thức phải vượt qua. Nhằm kế thừa và phát huy những thành tựu 30 năm đổi mới đất nước, đổi mới báo chí, việc tổ chức Hội thảo này là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vừa mang đậm chất nghề nghiệp thiết thực và hữu ích.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình và có trách nhiệm các nhà quản lý báo chí, các nhà báo, nhà khoa học trong cả nước, không chỉ bởi số lượng hơn 90 tham luận mà còn là những tâm huyết, những chia sẻ, những đau đáu của người làm báo đã để lại nhiều ấn tượng cho những người tham dự. Hội thảo đã khẳng định được vai trò, thành tựu to lớn của báo chí đối với công cuộc đổi mới của đất nước; Thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của báo chí, những thách thức, bất cập; đồng thời đưa ra một số giải pháp, biện pháp để báo chí Việt Nam phát triển lành mạnh và tích cực hơn nữa… 30 năm đổi mới, có những vui buồn của nghề nghiệp đã được những nhà quản lý báo chí, nhà báo có kinh nghiệm chia sẻ, giãi bày, đủ làm nên một không khí đậm màu sắc và hơi thở của thực tiễn, chào đón một năm 2017 với niềm kỳ vọng khởi sắc.

Có thể nói, nhìn lại chặng đường đất nước 30 năm đổi mới, quả thực những người làm báo có quyền tự hào về những đóng góp quan trọng mà báo chí cách mạng Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới của đất nước. Trong niềm tự hào chung đó, Hội Nhà báo Việt Nam đã có nhiều những thành tựu quan trọng trong việc nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo Việt Nam. Hội xứng đáng là “ngôi nhà chung” tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hành nghề hợp pháp của hội viên, nhà báo trong cả nước. Đặc biệt, như Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hồ Quang Lợi nhấn mạnh trong phát biểu đề dẫn: Trong 30 năm qua, chưa bao giờ vị thế của Hội được luật hoá một cách đầy đủ trong Luật Báo chí, là bước tiến quan trọng nâng cao vai trò và vị trí của Hội. Ngày 16/12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cùng với Luật Báo chí 2016. Đây là bộ Quy định có giá trị dẫn dắt lương tâm và trách nhiệm của những người làm báo.

Cầm cuốn kỷ yếu dày với rất nhiều những kết quả nghiên cứu chuyên sâu, những kinh nghiệm nghề nghiệp chân thành, những đề xuất, hiến kế sâu sắc, chúng ta cảm thấy trân trọng những nỗ lực, sự lao động miệt mài của đội ngũ những người tổ chức thực hiện hội thảo ý nghĩa này. Và hơn thế, là sự lắng đọng những giọt mồ hôi xen lẫn xúc cảm chân thực nhất của những người quản lý, nhà báo tâm huyết…

[caption id="attachment_145157" align="aligncenter" width="633"]6.2 Toàn cảnh hội thảo.[/caption]

“Đổi mới” – hãy bắt đầu từ mỗi nhà báo!

Đã đến lúc đặt ra vấn đề “đổi mới” một cách cấp thiết bởi, một năm 2016 với quá nhiều những nỗi buồn vui nghề nghiệp mà buồn nhiều vui ít. Sự kiện 30 năm đổi mới cũng “vừa lúc” để nghiêm túc “xốc lại”, là cơ hội đổi mới diện mạo báo chí nước nhà. Niềm trăn trở ấy đã được “dốc lòng” tại hội thảo và bên lề hội thảo để thấy rằng, cuộc hành trình tiếp nối hôm nay có khá nhiều áp lực cho thế hệ tiếp bước bởi những bộn bề công việc chưa xong, những kỳ vọng thay đổi còn bỏ ngỏ, những bê bối “con sâu bỏ rầu nồi canh” còn là chuyện “nói rồi, khổ lắm, nói mãi”. 

Điều chắc chắn rằng, những gì mà hội thảo đã bàn sẽ lan tỏa một cách mạnh mẽ trong thực tiễn chứ không chỉ gói ghém trong các bài tham luận, phát biểu bởi ý nghĩa và giá trị thực tiễn của nó. Như tổng kết hội thảo, đồng chí Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN- khẳng định: Hội thảo là sự kiện quan trọng của giới báo chí cả nước, góp phần thúc đẩy tinh thần lao động sáng tạo, nêu cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của nhà báo, trách nhiệm cao quý và nặng nề của nền báo chí trước Tổ quốc và nhân dân; không ngừng đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí, góp phần xây dựng một nền báo chí chính trực, nhân văn, dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại, góp phần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, vì lợi ích tối cao của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.  

  30 năm- một cuộc hành trình của sự đổi mới cũng là những năm tháng báo chí nỗ lực để thích nghi, để hòa nhập, để phát triển. Thiết nghĩ, dấu mốc 30 năm đổi mới đủ đem đến những “làn gió mới” cho làng báo hôm nay, cũng là cách “cắm mốc” cho sự bứt phá, khởi sắc hơn nữa trong tương lai. Làm được điều ấy, cần lắm những sự quyết liệt hơn của những nhà quản lý báo chí, của Hội Nhà báo Việt Nam, của mỗi nhà báo với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, như nhà báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã viết: “Rũ bỏ chuyện buồn, thải loại hành vi tiêu cực trong giới báo chí cũng là để niềm vui hoạt động báo chí trong năm tới thêm trọn vẹn, được nhân lên, để bạn đọc tiếp tục tin cậy và gửi gắm niềm tin”…

      Đặc biệt, phải thấy rằng, điều quan trọng nhất chính là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của người làm báo, tất nhiên sẽ không dừng lại ở hội thảo này và cũng không khép lại ở 30 năm hay 50 năm mà là mãi mãi cùng với sự trường tồn của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Dưới góc độ người cầm bút, xin được khép lại bằng ý kiến của nhà báo Trần Bình Tám- Phó Chủ tịch thường trực- Liên chi hội nhà báo Thông tin và Truyền thông:  Hãy bắt đầu từ mỗi nhà báo, hãy nghĩ suy, trăn trở, hãy đặt câu hỏi cho mình mỗi khi viết, mỗi khi nói. Hãy luôn nhớ rằng, báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng, mọi thông tin truyền thông đều hướng đến mục đích cuối cùng đó là vì quyền lợi của nhân dân và của đất nước, nghĩ được như vậy hẳn mỗi nhà báo sẽ thấy được trách nhiệm của chúng ta trước nhân dân là vô cùng to lớn.

Hà Vân

“Đổi mới” trong mọi góc nhìn

Hơn 90 bản tham luận được gửi về Hội thảo “30 năm báo chí đổi mới – những vấn đề lý luận và thực tiễn” là những bài nghiên cứu khoa học, những đúc rút thực tiễn, những trăn trở nghề nghiệp của các nhà quản lý báo chí, các nhà báo tâm huyết… Mỗi ý kiến với góc nhìn khác nhau tạo nên những mảnh ghép phong phú, hướng đến sự “đổi mới”. Xin được giới thiệu một số trong những tham luận ấy.


PGS TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng - Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam:

6.3…Chúng tôi muốn nêu lại lời căn dặn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại cuộc hội thảo tháng 2 năm 1966, xem đó là những luận điểm có giá trị định hướng cho chúng ta hôm nay: “Cần phải đánh giá một cách tổng quát về tiếng Việt của ta, nhìn thấy chất của nó, giá trị, bản sắc, tinh hoa của nó, nhận rõ hai đức tính của nó là giàu và đẹp, nhìn thấy khả năng phát triển phong phú của nó”… Nhìn về sự phát triển của tiếng Việt, Thủ tướng nói: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” hay là nói “Phải làm cho tiếng ta luôn luôn trong sáng”?

Cách nói trên có chỗ khá mới đối với cách nói thông thường, cách nói cổ truyền của tiếng ta! Nhưng nhất định phải dùng cách nói đó. Nghĩa là tiếng ta phải có những đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tư duy và tình cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có nhiều cái mới. Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó. Như vậy tức là giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta.


Nhà báo lão thành Phan Quang – nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam:

6.4…Bản quy định đạo đức nghề nghiệp vừa được BCH TW HNBVN thông qua, đây được gọi là bản 2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cùng với Luật Báo chí, dù rất ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện rõ quan điểm của chúng ta về sứ mệnh của báo chí, nghĩa vụ và cách hành xử của người làm báo.

Nói quy định đạo đức nghề nghiệp là sản phẩm của đổi mới, gắn kết với đổi mới trước hết là ở chỗ quy định sau ba lần bổ sung, sửa đổi luôn thể hiện được tư duy đổi mới. Đổi mới là thay đổi những gì không phù hợp với cuộc sống, đổi mới trên cơ sở kế thừa di sản của ta và tiếp thu tinh hoa nhân loại. Đổi mới là thay đổi liên tục theo định hướng do ta lựa chọn phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người vì lợi ích trước hết của nhân dân ta, của đất nước ta.


Ông Lưu Đình Phúc – Cục trưởng Cục Báo chí:

6.5… Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với báo chí trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là một đòi hỏi khách quan. Đảng lãnh đạo báo chí nhằm nắm vững và sử dụng công cụ tư tưởng, lý luận, đồng thời bảo đảm quyền sáng tạo của các nhà báo, các tác giả, giúp báo chí hoàn thành chức năng cao cả của mình.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí mới có quyền lực chính trị và quyền lực xã hội mạnh mẽ. Quyền lực đó của báo chí nằm trong sự quy định của pháp luật. Quyền lực đó bảo đảm để báo chí luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Nhà báo, TS Phạm Mỵ - Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trường:           

6.6... Điều quan trọng nhất đối với các nhà quản lý hiện nay là cần có chế tài quản lý nghiêm khắc. Đặc biệt đòi hỏi cao hơn nữa với người giữ vai trò quản lý các tờ báo điện tử là ý thức chính trị và văn hóa, cũng như đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở quản lý Nhà nước về báo chí điện tử bằng pháp luật, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân mới được bảo đảm đầy đủ. Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý phù hợp với loại hình báo chí điện tử nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đề ra một phương thức hướng các hoạt động báo chí điện tử tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện để các cơ quan chức năng thuận lợi hơn trong việc quản lý. Và với các nhà báo hãy tỉnh táo với thời Facebook, cần lắm đạo đức của người làm báo.


PGS.TS Hà Huy Phượng - Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

6.7... Nhà báo thời truyền thông đa phương tiện sẽ bận rộn hơn với các thiết bị công nghệ làm báo và những ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm báo chí đa loại hình. Không chỉ là chuyện viết lách, giờ đây các nhà báo buộc phải quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các loại hình ảnh, âm thanh và xử lý các chương trình tương tác. Các nhà báo còn phải là những “doanh nhân truyền thông” với những thủ thuật kinh doanh báo chí chuyên nghiệp để thu lại lợi nhuận từ hoạt động kinh tế báo chí - truyền thông. Sản phẩm truyền thông đa phương tiện cũng đã tạo ra lớp công chúng mới, đó là những người trẻ, tiếp cận nhanh với kỹ thuật và công nghệ truyền thông hiện đại. Lớp công chúng mới đã làm thay đổi thói quen, phương thức sáng tạo các sản phẩm truyền thông truyền thống. Điều này đã ngày càng tạo ra các phương thức truyền thông mới với những sản phẩm truyền thông mới để đáp ứng nhu cầu của lớp công chúng mới hiện nay.

       Bảo Minh (Lược ghi)

Tin khác

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

(CLO) Đến ngày 18/5, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành ký kết hợp tác chiến lược phát triển toàn diện về văn hóa - du lịch với 16 tỉnh, thành trọng điểm du lịch.

Nghề báo
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm 'Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê'

Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê"

(CLO) Chiều 18/5, Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" nhằm thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội, giúp tăng nguồn cung, đa dạng giải pháp lưu trú cho người lao động.

Nghề báo
Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

(CLO) Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Nghề báo
Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo